Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền của

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30)

1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền của người bào chữa được gặp

1.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền của

Quyền được chủ động tiếp xúc, gặp gỡ giữa NBC với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam là rất quan trọng, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, đây là giai đoạn có tính quyết định cho cả một quá trình THTT để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, là cơ sở để xác định một người là có phạm tội hay không phạm tội. Do vậy, để phát huy hơn nữa quyền của NBC, bảo đảm có cơ chế để quyền của NBC được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được áp dụng và thi hành trong thực tiễn TTHS thì rất cần hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, sửa đổi những quy định mâu thuẫn giữa Bộ luật TTHS, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 với các văn bản hướng dẫn có liên quan, cũng như cần sửa đổi các quy định không còn phù hợp của Luật luật sư so với Bộ luật TTHS năm2015. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, tác giả kiến nghị nên tách phần quy định về Bào chữa ra thành một Chương riêng trong Bộluật TTHS nhằm cụ thể hóa các quyền của NBC để đảm bảo tính thống nhất và dễ áp dụng. Trong đó, bổ sung quy định cụ thể về thời điểm, trình tự, thủ tục gặp; cần quy định rõ khi gặp riêng, NBC được tự do trao đổi thông tin, tài liệu với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam và không bị người có thẩm quyền

giám sát. Đồng thời, để hạn chế tình trạng tùy tiện cản trở NBC thực hiện quyền chủ động gặp người bị tạm giữ, tạm giam, tác giả kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích quy định tại khoản 2 Điều 80 Bộ luật TTHS năm 2015. Theo đó, giải thích thế nào là vi phạm các quy định về việc gặp, quy định cụ thể các loại vi phạm, chế tài xử lý đối với từng vi phạm, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý vi phạm.

Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất về số lần gặp, thời gian gặp của NBC trong trường hợp chủ động thì rất cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Theo đó, cần bổ sung quy định cụ thể số lần gặp và thời gian trong mỗi lần NBC gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bởi hiện nay Luật thi hành tạm giữ, tạm giam chỉ quy định cụ thể về số lần gặp và thời gian cho mỗi lần gặp đối với nhân thân người bị tạm giữ, người bị tạm giam; trong khi đó đối với NBC, luật chỉ quy định chung chung rằng NBC được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật TTHS và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Do vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như

sau: “NBC được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám chữa bệnh mà không bị hạn chế về số lần gặp; thời gian mỗi lần gặp không giới hạn thời gian; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng người có thẩm quyền tại cơ sở giam giữ gây khó không cho NBC được chủ động gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam với lý do cần phải thông báo cho CQĐT biết việc gặp để giám sát, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 01/2018/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 về việc quy định cụ thể những trường hợp nào được xem là trường hợp cần thiết để Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của NBC để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp của

NBC với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Thứ hai, cần sửa đổi Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 cho phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 về thủ tục đăng ký bào chữa. Cụ thể là sửa khoản 3 Điều 27 Luật luật sư như sau: “Khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng đăng ký bào

chữa. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ trường hợp người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi luật sư hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Khi đăng ký bào chữa, luật sư bào chữa xuất trình các giấy tờ sau đây: a) Thẻ luật sư;

b) Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người

thân thích của người bị buộc tội hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân trong trường hợp tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý.

c) Trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong vụ án hình sự theo quy định thì khi đăng ký bào chữa, luật sư hướng dẫn gửi kèm theo Giấy chứng nhận tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng đến cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị cho phép người tập sự được đi cùng luật sư hướng dẫn.

Chậm nhất là trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đăng ký bào chữa cho luật sư, trong đó cho phép người tập sự hành nghề luật sư tham gia vụ việc (nếu có); trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng.

Khi cần liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa trong vụ án hình sự, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và văn bản thông báo người bào chữa”.

Sửa khoản 4 Điều 27 Luật luật sư như sau: “4. Luật sư chỉ bị từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị buộc tội hoặc người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất từ chối luật sư;

b) Luật sư là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

c) Luật sư đã tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch hoặc người dịch thuật;

1.3.2. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Để tạo cơ chế bảo đảm quyền của NBC được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam ở giai đoạn điều tra, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật rất cần đến tinh thần trách nhiệm và sự tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra VAHS của CQĐT, ĐTV và những người có thẩm quyền THTT khác. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của CQĐT, ĐTV và những người có thẩm quyền THTT khác về vai trò của NBC trong việc tham gia giải quyết VAHS, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra, thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa NBC với CQĐT, ĐTV và những người có thẩm quyền THTT khác trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho NBC trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, để hạn chế tình trạng ĐTV gây khó khăn, cản trở NBC trong quá trình tham gia VAHS ở giai đoạn điều tra, tác giả kiến nghị Bộ Công an sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của Điều tra viên đối với NBC hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư 27/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017, có hiệu lực ngày 06/10/2017. Theo đó, quy định các quy tắc ứng xử của ĐTV đối với NBC tương ứng với các quyền của NBC, trong đó có quyền được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Đồng thời, quy định Quy tắc ứng xử này là cơ sở để đánh giá về đạo đức, ứng xử của ĐTV khi bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm vào ngạch ĐTV khác hoặc làm căn cứ để xem xét việc khen thưởng, kỷ luật đối với ĐTV. Có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của ĐTV trong việc tuân thủ pháp luật về đảm bảo quyền của NBC.

Thứ hai, để đảm bảo NBC thực hiện đầy đủ quyền được gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trên thực tiễn rất cần sự thay đổi về nhận thức của CQĐT, ĐTV và những người có thẩm quyền THTT khác về vai trò của NBC trong việc tham gia giải quyết VAHS, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, hoạt động của NBC trong TTHS cũng như hoạt động của các cơ quan THTT và người có thẩm quyền THTT đều nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Việc NBC gặp gỡ người bị buộc tội để trao đổi trong giai đoạn điều tra có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm tính khách quan của việc điều tra, hạn chế các vi phạm pháp luật có thể xảy ra như: ép cung, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án và hạn chế tình trạng oan sai. Do vậy, CQĐT và ĐTV cần xóa bỏ nhận thức rằng NBC thường gây khó khăn cho công tác điều tra nên đã cản trở NBC thực hiện các quyền gặp người bị buộc tội mà pháp luật

đã quy định. Thay vào đó, CQĐT và ĐTV cần xem việc NBC có mặt ngay từ đầu của giai đoạn điều tra là điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra được đảm bảo khách quan, toàn diện, giúp cho công tác điều tra được nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tình trạng phải điều tra bổ sung.

Thứ ba, để nâng cao trách nhiệm của CQĐT, ĐTV, tạo mối quan hệ phối hợp với NBC được thuận lợi trong quá trình hành nghề cũng như góp phần thực hiện đúng quy định Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản pháp quy có liên quan, tác giả kiến nghị Sở Tư pháp quan tâm chỉ đạo các Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan THTT với Đoàn luật sư, cụ thể là Quy chế phối hợp giữa Đoàn luật sư với Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, các cơ quan THTT cấp tỉnh sẽ triển khai Quy chế phối hợp này đến cấp huyện, trong đó có Nhà tạm giữ, Trại tạm giam để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng, kịp thời giải quyết các kiến nghị của luật sư về thủ tục đăng ký bào chữa, tiếp xúc, gặp gỡ người bị tạm giữ, tạm giam,… Đồng thời, hàng năm phải tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế, từ đó có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo tác giả tìm hiểu, hiện nay một số địa phương có ký kết Quy chế phối hợp giữa Đoàn luật sư với các cơ quan THTT (như Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Thuận) thì mối quan hệ giữa NBC với các cơ quan THTT và người THTT khá tốt, NBC được tiếp cận với người bị tạm giữ, tạm giam được thuận lợi hơn, các thủ tục đăng ký bào chữa được thực hiện đúng thời gian quy định.

Kết luận chương 1

Những quy định mới của Bộ luật TTHS năm 2015 về quyền gặp mặt của NBC đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thể hiện sự tiến bộ và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc về bảo vệ quyền con người đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 cũng như quy định pháp luật quốc tế và một số nước tiên tiến như Nga, Trung Quốc, CHLB Đức. Đây là cơ sở để NBC bước đầu triển khai và xây dựng phương án cho các hoạt động của NBC khi tham gia tố tụng trong VAHS. Thông qua việc chủ động được gặp gỡ, trao đổi với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, NBC không chỉ nắm bắt được thông tin, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bào chữa mà còn góp phần vào việc củng cố tâm lý, hỗ trợ pháp lý cho người đang bị tạm giữ, tạm giam bình tĩnh khai báo chính xác, khách quan. Từ đó duy trì được sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, hạn chế những hoạt động vi phạm pháp luật của CQĐT. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quyền gặp của NBC đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như tác giả đã phân tích. Bởi pháp luật hiện hành vẫn còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế đảm bảo cho NBC được thực hiện các quyền của mình một cách triệt để, các quy định giữa các văn bản luật còn mâu thuẫn, cản trở quyền của NBC và tạo cơ hội cho CQĐT và ĐTV gây khó khăn cho quá trình hành nghề của NBC nói chung và luật sư nói riêng. Do vậy, tác giả đã có những kiến nghị cần thiết góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo đảm quyền của NBC trong việc gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam cũng như góp phần nâng cao vị thế, vai trò của NBC trong TTHS.

CHƯƠNG 2

QUYỀN HỎI CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONGHỎI CUNG NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN ĐANG BỊ TẠM GIAM

2.1. Quy định pháp luật về quyền hỏi của người bào chữa trong hỏi cung

người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

2.1.1. Quy định về quyền hỏi của người bào chữa trong hỏi cung người bịbắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2015

Về quyền hỏi của NBC trong hỏi cung bị can ở giai đoạn điều tra lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật TTHS năm 1988. Theo đó, cho phép NBC có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can23. Như vậy, vào thời điểm này, Bộ luật TTHS chưa quy định NBC được tham gia trong hoạt động hỏi cung người bị bắt, người bị tạm giữ.

Đến khi Bộ luật TTHS năm 2003 ra đời, quyền về hỏi cung của NBC được mở rộng hơn, như: được hỏi người bị tạm giữ nếu được Điều tra viên đồng ý; được

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)