Nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa, chất lượng và đạo đức nghề

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 56)

2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hỏi của người bào chữa trong

2.3.3. Nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa, chất lượng và đạo đức nghề

NBC nói chung và luật sư nói riêng thực hiện quyền của NBC không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người mà mình nhận bào chữa mà còn thực hiện chức năng xã hội là góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Do vậy, để thực hiện được trọng trách cao quý này, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS để nâng cao địa vị pháp lý của NBC thì rất cần sự trau dồi kỹ năng chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo luật sư, tuân thủ các quy định của pháp luật và Bộ quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp luật sư. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, tác giả kiến nghị cần sửa đổi Luật luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 về Quy định tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành luật sư nhằm hoàn thiện cơ chế đào tạo, cấp phép hành nghề luật sư. Bởi các quy định hiện nay chưa chặt chẽ, có phần dễ dãi như: miễn đào tạo nghề, miễn, giảm thời gian tập sự, chế độ tập sự như:

+ Bãi bỏ quy định tại Điều 13 Luật luật sư về miễn đào tạo nghề luật sư. Theo đó, những đối tượng này phải tham gia khóa đào tạo nghề luật tại cơ sở đào tạo luật sư cóthẩm quyền.

+ Sửa đổi đoạn 1, đoạn 2 khoản 1 Điều 14 Luật luật sư về tập sự hành nghề luật sư như sau: sửa đoạn 1 khoản 1 Điều 14 thành “Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư được tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư”; sửa đoạn 2 khoản 1 Điều 14 thành “Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư”.

+ Bãi bỏ Điều 16 Luật luật sư về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Bởi lẽ, nghề luật sư có những kỹ năng, quy tắc đạo đức và ứng xử riêng, các lĩnh vực hoạt động của luật sư đềuliên quan đến số phận pháp lý của con người, của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, những chủ thể muốn trở thành luật sư đều phải bình đẳng như nhau là phải được đào tạo nghề luật sư, phải tập sự đủ thời gian theo quy định là 12 tháng. Có như vậy mới có thể xây dựng đội ngũ luật sư phát triển đồng đều về chất và lượng.

Thứ hai, tác giả kiến nghị cần sửa đổi Luật luật sư, sửa đổi, bổ sung năm 2012 vềngười tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại đoạn 1 khoản 3 Điều 14 Luật luật sư. Tại đoạn 1 khoản 3 Điều 14 quy định: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấnpháp luật”. Trong đó, quy định không cho người tập sự được đại diện cho khách hàng tại phiên tòa là quy định bất hợp lý, cản trở khả năng tiếp cận vụ việc cụ thể và làm hạn chế sự phát triển kỹ năng hành nghề luật sư của người tập sự. Bởi khi tập sự mà không được cọ xát với vụ việc thực tế thì rất khó tích lũy kinh nghiệm hành nghề. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi đoạn 1 khoản 3 Điều 14 Luật luật sư như sau: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, được đại diện cho khách hàng, nhưng không được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấnpháp luật”.

Thứ ba, tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đối với luật sư. Theo đó, Sở Tư pháp cần phối hợp với Đoàn luật sư các tỉnh định kỳ tiến hành kiểm tra hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, kịp thời giải quyết các khiếu nại liên quan đến luật sư nhằm chấn chỉnh các sai sót và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Bởi hiện nay, trong quan hệ với khách hàng vẫn còn tồn tại tình trạng luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm các quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư gây dư luận xấu về hình ảnh của luật sư, làm giảm sút vị thế và vai trò của luật sư trong xã hội.

Thứ tư,theo quan điểm của tác giả, điều quan trọng nhất để duy trì và phát huy vai trò, sứ mệnh cao cả của luật sư thì trước hết, bản thân từng luật sư phải không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình hành nghề, luật sư đòi hỏi phải đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu, phải làm việc với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách

hàng, không để cám dỗ vật chất làm lu mờ hình ảnh, uy tín và vị thế của luật sư.

Thứ năm, Luật sư cần nâng cao bản lĩnh chính trị, luôn bình tĩnh, sáng suốt trước những tình huống áp lực trong quá trình hành nghề nhằm tránh các phát ngôn hoặc hành xử thiếu thận trọng, xúc phạm đến người tiến hành tố tụng làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư nói riêng và nghề luật sư nói chung. Trường hợp, trong quá trình hành nghề phát sinh các tình huống bị CQĐT, ĐTV xâm phạm quyền của NBC thì NBC hãy sử dụng các quyền khiếu nại luật định để được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)