Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc miễn hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt từ thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

Như chúng ta đã biết, theo quy định của BLHS 1999, một số yếu tố thuộc về NTNPT là căn cứ của việc miễn TNHS. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử chứng minh rằng, có những trường hợp người phạm tội phải bị truy cứu TNHS, nhưng việc áp dụng một trong các hình phạt được quy định trong BLHS đối với họ là không cần thiết.

Điều 54 BLHS quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS” [32, Điều 54]. Theo đó, người phạm tội nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, trong đó có các tình tiết liên quan đến NTNPT như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã lập công chuộc tội, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác… sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong việc cân nhắc quyết định miễn hình phạt đối với người phạm tội. Mặt khác, “đáng được khoan hồng đặc biệt” cũng là một điều kiện đòi hỏi sự nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc toàn bộ tình tiết vụ án của Tòa án để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, Tòa án có thể căn cứ trên những tình tiết giảm nhẹ khác đặc biệt là các tình tiết thuộc nhân thân của người phạm tội được ghi nhận tại khoản 2 Điều 46 BLHS như: người phạm tội là thương binh hoặc có người thân thích là vợ, chồng, bố, mẹ hoặc con là liệt sĩ; người phạm tội là người tàn tật nặng trong lao động hoặc công tác; căn cứ vào việc họ đã thành niên hay chưa, khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ mà không cần phải cách ly ra khỏi xã hội…

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 314 BLHS: “Người không tố giác

nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm

thể xem là một trường hợp cụ thể của quy định về miễn hình phạt tại Điều 54 BLHS, trong đó, tội phạm được thực hiện ở đây là tội không tố giác tội phạm.

Không tố giác tội phạm là việc “người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác” với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Biết rõ về tội phạm là bản thân người đó phải biết hành vi của người khác là hành vi phạm tội cũng như biết một cách chính xác tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện và không còn nghi ngờ về điều đó. Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm luôn thực hiện dưới hình thức không hành động. Hành vi này đã xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội cũng như hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp. Vì vậy, việc truy cứu TNHS người không tố giác một trong những tội phạm được quy định tại Điều 313 BLHS – những tội phạm mang tính chất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với xã hội là cần thiết, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đấu tranh phòng và chống tội phạm của người dân. Tuy nhiên, khi người phạm tội không tố giác tội phạm lại có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn hình phạt. Bởi, tội không tố giác tội phạm thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù – khoản 1 Điều 314 BLHS). Trong khi đó, hành động tự mình can ngăn người phạm tội hoặc chủ động bằng các biện pháp cần thiết đã hạn chế tác hại của tội phạm là những tình tiết có tính chất giảm nhẹ TNHS cao đối với người phạm tội, thể hiện ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm của người phạm tội, đây chính là một đặc điểm nhân thân của người phạm tội mà Tòa án cần cân nhắc để có thể đưa ra quyết định miễn TNHS hoặc hình phạt. Quy định này thể hiện không chỉ chính sách đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta.

Một trường hợp nữa tác giả muốn đề cập đến trong vấn đề miễn hình phạt, đó là độ tuổi. Độ tuổi là một yếu tố thuộc NTNPT và là một trong những căn cứ quy định miễn hình phạt. Theo quy định tại BLHS: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ

Có thể thấy, mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội không phải là trừng trị họ mà nhằm giáo dục, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện. Vì vậy, hình phạt với tính chất cưỡng chế nghiêm khắc nhất sẽ chỉ được áp dụng trong những trường hợp được coi là cần thiết và việc áp dụng hình phạt là biện pháp duy nhất có thể cải tạo người chưa thành niên phạm tội. Có thể nói: “Áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội phải là

biện pháp cuối cùng” [18, tr.166].

Đây là trường hợp miễn hình phạt mà xung quanh nó còn nhiều quan điểm khác nhau. Bởi có quan điểm cho rằng, nếu áp dụng miễn hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội có nghĩa là miễn cả các biện pháp tư pháp – có tính chất giáo dục, phòng ngừa thay thế cho hình phạt (như giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào trường giáo dưỡng). Theo quan điểm của cá nhân, “biện pháp tư pháp không phải là hình phạt mà là có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. Tính chất nghiêm khắc của biện pháp tư pháp không cao bằng hình phạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ hiệu quả cải tạo, giáo dục, giải quyết vấn đề

phòng ngừa tội phạm” [16]. Đặc biệt, đối với người chưa thành niên phạm tội,

biện pháp tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sửa đổi và hoàn thiện nhân cách cũng như đảm bảo phần nào môi trường rèn luyện và phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Vì vậy, biện pháp tư pháp mới được áp dụng như một trong những biện pháp nhằm thay thế hình phạt đối với người thành niên chưa phạm tội và việc áp dụng biện pháp này trong trường hợp miễn hình phạt là điều cần thiết. Khi đó, “Tòa án phải căn cứ toàn diện vào tính nguy hiểm của tội phạm, sự ăn năn hối cải và khả năng tự cải tạo của người chưa thành niên cũng như yêu cầu phòng ngừa tội phạm để quyết định cần thiết phải áp dụng hình phạt hay

không và áp dụng biện pháp tư pháp nào cho phù hợp” [16]. Việc quy định như

vậy giúp cho Tòa án có thể vận dụng một cách mềm dẻo và đúng đắn chính sách hình sự của Nhà nước áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, giúp họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho gia đình, xã hội. Đây cũng là nguyên tắc được ghi nhận trong pháp luật hình sự của một số quốc gia như

Liên bang Nga (“người chưa thành niên bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có thể được Tòa án miễn hình phạt và áp dụng biện pháp giáo dục

bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 91 bộ luật này” – Điều 93 BLHS Nga)…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt từ thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)