2.2. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình
2.3.2. Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội là yếu tố quyết định hình
hình phạt nặng hơn trong một khung hình phạt
“Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong Bộ
luật hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong
việc QĐHP, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt” [28]. Như
vậy, vấn đề ta cần đề cập ở đây chính là các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc NTNPT. Về bản chất, chúng đều là những tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và NTNPT đó theo hướng nguy hiểm hơn, đồng thời là một trong những căn cứ để Tòa án QĐHP đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn, áp dụng mức hình phạt cao hơn, cũng như lại có vai trò giới hạn phạm vi TNHS trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có các tình tiết đó.
Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có liên quan đến các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc NTNPT, cũng như việc áp dụng các tình tiết tăng nặng này trong thực tiễn xét xử, có một số điểm sau đây chúng ta cần lưu ý:
Một là, “theo cấu trúc xây dựng điều luật thì bất kỳ điều luật cụ thể nào trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, nhà làm luật nước ta đều quy định các
khung hình phạt khác nhau và trong mỗi khung hình phạt đều quy định mức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội tương ứng” [51]. Cho nên, khi Tòa án đã xác định bị
cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, thì dù họ có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS thuộc NTNPT, thì Tòa án cũng không được xử cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt đó. Đây là quy định nhằm tránh sự bất lợi có thể áp dụng cho bị cáo và thể hiện rõ nội dung là tình tiết tăng nặng TNHS thuộc NTNPT chỉ làm thay đổi mức độ chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm do người đó thực hiện.
Hai là, “khi xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân liên quan đến một người phạm tội nào đó trong vụ án có đồng phạm, thì Tòa án chỉ được phép áp dụng các tình tiết ấy đối với riêng bản thân người
này, chứ nhất thiết không được áp dụng đối với những người đồng phạm khác” [51].
Ba là, trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc nhân thân, “Tòa án phải có quan điểm toàn diện, đánh giá khách quan ý nghĩa của từng tình tiết và nhất là không được thiên lệch, có khuynh
hướng nghiêng về tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ” [48]. Về vấn đề này, trước
đây điểm 4 mục B phần II của Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/01/1989 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau:
Trong trường hợp một vụ án có cả tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án phải đánh giá, cân nhắc toàn diện, đầy đủ trong một tổng thể, không được đánh giá, cân nhắc một chiều tức là coi trọng tình tiết này, xem thường tình tiết khác, nhất là các tình tiết thuộc về NTNPT hoặc ngược lại. Thông thường nếu tính chất của các tình tiết tăng nặng tương đương với tính chất của các tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án không được áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985. Nhưng nếu các tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn thì Tòa án vẫn có thể áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 [24].
Ngược lại, nếu tình tiết tăng nặng thuộc NTNPT có ý nghĩa tăng nặng đáng kể, tình tiết giảm nhẹ thuộc NTNPT không đáng kể thì đây là trường hợp tăng nặng
Dưới đây, tác giả xin trình bày chi tiết cụ thể về một số tình tiết tăng nặng TNHS thuộc NTNPT có ảnh hưởng đến việc QĐHP nặng hơn:
Thứ nhất: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS)
Đây là một tình tiết tăng nặng TNHS mới được quy định trong BLHS 1999: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định mà hoạt động phạm tội đó đã trở thành hệ thống và xâm phạm đến một khách thể loại nhất định, với mục đích vụ lợi hoặc làm giàu bất chính để tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội [28]. Tình tiết này thuộc về NTNPT, phản ánh hành vi vi phạm pháp luật có tính chất hệ thống của người phạm tội. Theo hướng dẫn tại Mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện là:
Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp [21].
Ngoài ra, nếu người phạm tội còn có đầy đủ điều kiện của một tình tiết tăng nặng TNHS khác, thì họ phải chịu thêm tình tiết tăng nặng TNHS trước đó; cụ thể là:
- Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái
phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Ví dụ: B đã bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
- Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS [20].
Thứ hai: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 48 BLHS) “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một cong
vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” [36, Điều 277].
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc phạm tội; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng này.Ví dụ: H là thuỷ quỹ của một Công ty, thấy chồng mình ngoại tình với một phụ nữ khác, nên đã dùng a xit hắt vào mặt người phụ nữ này thì không thể coi hành vi phạm tội của H là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được. Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX có quy định tình tiết "lợi dụng chức vụ cao để phạm tội", nhưng sau khi quy định tình tiết này, việc
giải thích thế nào là "chức vụ cao" còn nhiều ý kiến khác nhau và thực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các vụ án cụ thể. Mặt khác, do cơ cấu của Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985, nên nhà làm luật quy định tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" thay cho tình tiết "lợi dụng chức vụ cao đẻ phạm tội" la hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.
Tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" chỉ được coi là tình tiết tăng nặng TNHS khi nó không phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy định trong cấu thành cụ thể. Ví dụ: Điều 281 Bộ luật hình sự quy định "tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" hoặc điểm b khoản 2 Điều 155 "tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm". Tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì khi QĐHP không được coi tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tăng nặng hình phạt đói với người phạm tội nữa.
Thứ ba: Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS)
“Côn đồ là kẻ chuyên gây sự, hành hung” [48, tr.275]. Tuy nhiên, khái
niệm nay, theo chúng tôi chưa thật đầy đủ, chính xác, mặc dù phần nào đã phản ánh được bản chất của kẻ côn đồ. “Thực tiễn xét xử chứng minh rằng, người phạm tội có tính chất côn đồ là người thực hiện tội phạm hoàn toàn từ nguyên cớ
do mình gây ra” [42, tr.113]; [19, tr.181]. Tính chất côn đồ thể hiện tính nguy
hiểm của người phạm tội; do đó, BLHS quy định đây là tình tiết tăng nặng TNHS.
Thứ tư: Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 48 BLHS)
“Thực tiễn cho thấy, những người phạm tội vì động cơ đê hèn thường là
những người có nhân thân xấu: trình độ văn hóa thấp, khả năng hiểu biết pháp luật yếu kém, hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, công việc thì thất thường,
không có thu nhập thường xuyên, ổn định” [30]. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử
chứng minh rằng, “động cơ đê hèn” là phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát. Như vậy, “đê hèn” là một thuộc tính của nhân thân người phạm tội, thể hiện bản chất hèn hạ, thấp hèn, tính ích kỷ. Thực
tiễn cho thấy, những người phạm tội vì động cơ đê hèn thường là những người có nhân thân xấu: trình độ văn hóa thấp, khả năng hiểu biết pháp luật yếu kém, hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, công việc thì thất thường, không có thu nhập thường xuyên, ổn định. Do đó, phạm tội vì động cơ đê hèn có mức độ nghiêm trọng hơn là phạm tội trong trường hợp bình thường, nên BLHS quy định đây là tình tiết tăng nặng TNHS.
Thứ năm: Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS) “Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng là quyết tâm thực hiện bằng được ý định phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có
những trở ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm” [38]. Cố tình thực hiện tội
phạm đến cùng là biểu hiện của ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm thông qua việc tìm mọi cách, bất chấp mọi trở ngại, bất chấp đạo lý, lương tri để thực hiện bằng được tội phạm. Sự biểu hiện đó phản ánh bản chất coi thường pháp luật của người phạm tội. Mức độ lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong trường hợp này cao hơn trường hợp bình thường và do đó, BLHS quy định đây là một tình tiết tăng nặng TNHS.
Thứ sáu: Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS)
* Về phạm tội nhiều lần:
Theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS thì “phạm tội nhiều lần” là tình tiết tăng nặng TNHS. Bên cạnh quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng TNHS, BLHS còn quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội phạm được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 48 BLHS, “những tình tiết đã là yếu tố định tội
hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Cho nên, chỉ khi
phạm tội nhiều lần không được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong điều luật cụ thể thì phạm tội nhiều lần mới được xác định là tình tiết tăng nặng TNHS.
Mặc dù BLHS và các văn bản hướng dẫn giải thích thế nào là phạm tội nhiều lần nhưng trong thực tiễn đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tình tiết này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử... [31].
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu TNHS và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [12].
Quan điểm thứ ba cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hạn truy cứu TNHS, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một bản án [42, tr.118].
Quan điểm thứ tư cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là đã từ hai lần phạm tội đó trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội phạm phải, đồng thời, trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị truy cứu TNHS và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS [25, tr.23-29].
Qua các quan điểm bên trên, thấy rằng, mặc dù chưa có sự thống nhất về khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tình tiết “phạm tội nhiều lần” nhưng tổng hợp các quan điểm và quy định về tình tiết phạm tội nhiều lần trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thì tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội nhiều lần” theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS có các đặc điểm sau:
Một là, người phạm tội đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội (từ hai hành vi phạm tội trở lên), tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau.
Hai là, nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ