1.2. Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt
1.2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt
Đây là hoạt động quan trọng trong áp dụng pháp luật hình sự, việc QĐHP không chỉ tuân thủ các nguyên tắc của Luật hình sự nói chung mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù cho việc QĐHP, các nguyên tắc QĐHP. Các nguyên tắc QĐHP là những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ việc giải thích luật, là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ đạo, xác định và định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng các chế tài luật hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Việc QĐHP cần phải dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một
nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này mới có thể áp dụng các nguyên tắc khác của chế định QĐHP vào thực tiễn xét xử. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện khi QĐHP là ở chỗ: khi áp đụng hình phạt đối với người bị kết án, Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình sự.
Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong luật (Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới
phải chịu TNHS”). Do vậy, để có tiền đề đúng đắn cho việc QĐHP, nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị cáo, phải xác định một hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với người bị kết án.
sự phản ánh những quy luật kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xã hội chủ nghĩa, nhưng quan niệm đạo đức của nhân dân ta trong việc quy định tội phạm và hình phạt cùng như những vấn đề khác liên quan đến các vấn đề tội phạm và hình phạt thể hiện được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ các lợi ích của xã hội, của nhà nước, công dân, đồng thời thể hiện được thái độ khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội.
Khi QĐHP, Tòa án phải đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu. Tòa án phải cân nhắc đến tất cả những đặc điểm tốt thuộc về NTNPT trong phạm vi luật định để có thể xem xét tuyên một hình phạt giảm nhẹ cho bị cáo như phạm tội lần đầu, bị cáo là thương binh, là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác... Tòa án cũng phải cân nhắc cả những đặc điểm thuộc về tâm sinh lí của người phạm tội như họ là phụ nữ có thai, người già... bởi những đặc điểm đó chi phối rất nhiều tới người phạm tội trước và trong khi họ thực hiện hành vi, đồng thời phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tuy vậy, đặt trong sự cân nhắc với cả lợi ích của xã hội và của nhà nước, luật hình sự nước ta cũng có những quy định QĐHP rất nghiêm khắc đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm... nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của xã hội, của nhà nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Do vậy, nói đến nhân đạo trong QĐHP là nói đến quyết định loại hình phạt đã quy định với mức cần và đủ để giáo dục cải tạo người phạm tội.
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đòi hỏi
các Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, NTNPT và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để quyết định đối với bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa:
Trong trường hợp cụ thể, hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nếu tội phạm xảy ra xâm hại tới quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực hiện càng lớn và do vậy, Tòa án phải QĐHP nghiêm khác hơn.
Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng trong QĐHP được hiểu là loại và mức hình phạt do Tòa án tuyên phải tương xứng với tội đã phạm và NTNPT, không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế...của họ. Tương xứng với tội đã phạm nghĩa là tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện khá giống nhau thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Còn tương xứng với nhân thân của người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án có nghĩa là phải tương ứng với những đặc điểm tính cách, đặc điểm xã hội cụ thể của từng người phạm tội cụ thể. Việc cân nhấc tội đã phạm và các đặc điểm NTNPT và các tình tiết khác có trong vụ án phải đặt trong một thể thống nhất biện chứng mới bảo đảm được tính công bằng của hình phạt. Nếu nhấn mạnh, coi trọng đến yếu tố này mà xem thường yếu tố kia thì không thể tuyên được một hình phạt công bằng. Nguyên tắc có nhiệm vụ quan trọng là định hướng cho các thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi QĐHP không đưa ra những quyết định mang tính chất ý chí luận dẫn đến việc tùy tiện, chủ quan khi chọn loại và mức hình phạt.