Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Như vậy, để hình phạt đạt được mục đích của mình, thì việc quyết định các loại hình phạt nào, áp dụng đối với đối tượng nào, không thể không căn cứ vào NTNPT. Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới cũng quy định như vậy. Ví dụ: Khoản 3 Điều 61 BLHS của Cộng hoà liên bang
hiểm cho xã hội của tội phạm, NTNPT, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, cũng như ảnh hưởng của hình phạt đến sự cải tạo của người phạm tội và điều
kiện sinh hoạt của họ” [6, tr.66]; hay BLHS Cộng hoà Pháp. Điều 132.24 quy định:
“Trong giới hạn luật định, Toà án tuyên hình phạt và định chế độ của hình phạt tuỳ thuộc vào các tình tiết của tội phạm và nhân thân của người phạm tội. Khi Toà án tuyên hình phạt tiền, Toà sẽ quyết định số tiền phạt có tính toán đến thu nhập và
gánh nặng gia đình của người bị án” [7]. Có xuất phát từ thực tiễn và trong đó có
căn cứ đến NTNPT, thì việc quyết định các loại hình phạt mới đúng và đạt được mục đích của hình phạt.
Như đã phân tích ở trên, NTNPT là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên quan đến người phạm tội bao gồm: Tuổi đời, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, quá trình công tác, thành tích, kỷ luật, lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình... Các yếu tố về thân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can và các tài liệu khác có liên quan đến NTNPT. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì các yếu tố về nhân thân của người phạm tội phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đầy đủ trong hồ sơ vụ án và phải được thể hiện trong hồ sơ vụ án như là một tài liệu chính thức. Bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án của Toà án phải ghi đầy đủ các yếu tố về nhân thân của người phạm tội, vì đây là một trong những căn cứ QĐHP, thiếu nó việc QĐHP sẽ không chính xác, không bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Trong một số trường hợp, các yếu tố về NTNPT đã được nhà làm luật quy định là yếu tố loại trừ TNHS, yếu tố miễn hình phạt, yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ TNHS. trong trường hợp các yếu tố về NTNPT chưa được quy định là yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ TNHS, thì khi QĐHP, Toà án phải xem xét để áp dụng một hình phạt cho tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Xem xét, cân nhắc NTNPT để làm căn cứ QĐHP chủ yếu xem xét các yếu tố về nhân thân không phải là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ, không phải là yếu tố định tội hay định khung hình phạt. Vì
vậy, khi xem xét NTNPT với ý nghĩa là một căn cứ để QĐHP, Toà án phải xem xét cả mặt tốt, mặt xấu, đồng thời phải đánh giá được khả năng phát triển nhân cách của họ, khả năng cải tạo cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Trong bản án phải phản ảnh được nội dung các yếu tố về nhân thân của người phạm tội ngoài những trường hợp mà Bộ luật hình sự đã quy định mà Toà án làm căn cứ QĐHP [34]. Những yếu tố đó là gì?
Trước hết đó những yếu tố mang tính pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm như là phạm tội lần đầu hay tái phạm; tái phạm nguy hiểm, đã có tiền án tiền sự chưa, là người chưa thành niên hay đã thành niên…
Bên cạnh đó cũng cần xem xét đến những yếu tố tuy không mang tính chất pháp lý nhưng có tính chất bền vững nói lên bản chất của người phạm tội như các đặc điểm về ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội hoặc các đặc điểm có liên quan đến đối tượng thuộc chính sách lớn của nhà nước như người phạm tội thuộc dân tộc ít người, là người có công với cách mạng, bản thân là thương binh… hoặc là các đặc điểm phản ánh hoàn cảnh thực tế của gia đình như phụ nữ nuôi con nhỏ, bị bệnh hiểm nghèo… Những đặc điểm này trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá về NTNPT.
Và pháp luật quy định khi tòa án QĐHP phải căn cứ vào nhân thân người phạm cũng chính là đặt ra nhiệm vụ cho tòa án đánh giá NTNPT có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như thế nào? Bởi vì giữa một người bình thường và hành vi của họ thực hiện bao giờ cũng có quan hệ với nhau, có thể là cùng một hành vi song ở người này nó là sự ngẫu nhiên, vô tình song ở người khác lại là một sự sắp đặt tinh vi, biểu hiện bản chất người phạm tội. Do đó, một hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm như thế nào một phần cũng phụ thuộc vào bản chất của người phạm tội. Một người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cướp tài sản thì điều đó nói lên rằng bản chất của con người này rất nguy hiểm, tư tưởng phạm tội cùng với sự coi thường pháp luật ăn sâu vào ý thức của người đó, và điều đó cũng có nghĩa là nhân thân của ngươi này rất xấu. Giải quyết vấn đề nhân thân
giúp cho việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội xác thực hơn bởi vì chính việc “căn cứ vào NTNPT” là tòa án đã giải quyết mối quan hệ giữa hành vi phạm tội được thực hiện với con người phạm tội đã có hành vi đó, điều này giúp cho tòa án đánh giá được bản chất của người phạm tội từ đó có thể đánh giá được khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu vấn đề nhân thân, giải quyết mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và con người phạm tội sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và tòa án nói riêng có thể xác định được một số vấn đề trong cấu thành tội phạm như lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội. Việc làm sáng tỏ được một số dấu hiệu này có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình tòa án xem xét, đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, từ đó quyết định một hình phạt hợp lý và cũng là cơ sở giúp cho tòa án đánh giá về khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Chính vì vậy, việc đánh giá, xem xét vấn đề NTNPT là một nguyên tắc khi QĐHP bởi vì nghiên cứu về nhân thân chính là giải quyết mối quan hệ giữa hành vi của người phạm tội và con người phạm tội này, từ đó đánh giá được bản chất của người phạm tội qua tính chất nguy hiểm và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Một con người có bản chất nguy hiểm, có nhân thân xấu thì đương nhiên một điều là trong hành vi phạm tội của mình sẽ thể hiện tính nguy hiểm hơn những người khác cũng thực hiện hành vi như vậy. Điều này được minh chứng qua việc pháp luật hình sự quy định một số dấu hiệu về nhân thân thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm trong một số cấu thành tội phạm tăng nặng là các tình tiết tiết định khung tăng nặng như tình tiết tái phạm nguy hiểm trong tội cướp tài sản… Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và con người phạm tội, qua đó đánh giá được nhân thân người phạm tôi có ý nghĩa như thê nào với tính chất, mức độ nguy hiểm trong hành vi phạm tội. Và điều cơ bản là tòa án sẽ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội. Chính qua việc nghiên cứu nhân thân và chủ yếu qua việc đánh giá nhân thân, tòa án sẽ có được những cơ sở chắc chắn nhất để đánh giá về khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội bởi vì sự đánh giá này được xuất phát từ bản chất của con người phạm tội, từ đó đưa ra một QĐHP hợp lý.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH