- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp
1.8.2. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi không có sự vi phạm của bên đối tác
đồng khi khơng có sự vi phạm của bên đối tác
1.8.2.1. Các bên thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện
Do khơng có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác nên phần hợp đồng được thực hiện trước khi nó bị chấm dứt vẫn có hiệu lực pháp luật. Nghĩa vụ của bên này ứng với quyền của bên kia. Vì vậy, bên hưởng quyền phải thanh toán cho bên thực hiện nghĩa vụ phần nghĩa vụ mà họ đã thực hiện. Khoản 1 Điều 525 BLDS năm 2005 quy định "bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo
phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện" [27]. Bên cung ứng dịch
vụ đã thực hiện một số công việc theo hợp đồng dịch vụ đã được ký kết giữa hai bên, bên hưởng thành quả cơng việc này là bên th dịch vụ, do đó kể cả kết quả cơng việc dù có gây bất lợi, thiệt hại cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ vẫn phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ phần công việc, nghĩa vụ mà họ đã thực hiện đúng như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ĐPCDHĐ khi khơng có sự vi phạm của bên đối tác, các bên cũng phải thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện. Khoản 1 Điều 556 quy định:
Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, …nếu bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì khơng được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác [27].
Với hợp đồng gia công được ĐPCDHĐ khi khơng có sự vi phạm của bên đối tác, bên đưa ra u cầu chấm dứt hợp đồng là vì lợi ích của họ. Do đó,
nếu bên đặt gia cơng ĐPCDHĐ thì họ phải trả tiền cơng tương ứng với công việc mà bên nhân gia công đã làm. Việc đánh giá kết quả công việc phải tỷ lệ với toàn bộ khối lượng mà bên nhận gia cơng hồn thành nếu hợp đồng khơng được đơn phương chấm dứt. Nhưng nếu bên nhận gia cơng ĐPCDHĐ thì khơng được trả tiền cơng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nghĩa là về nguyên tắc thì bên nhận gia cơng khơng được thanh tốn tiền công bởi việc không hồn thành khối lượng cơng việc theo hợp đồng đã được giao kết, không đảm bảo quyền lợi cho bên đặt gia công nên họ khơng được thanh tốn tiền công cho phần khối lượng công việc mà họ đã thực hiện.
Với hợp đồng ủy quyền thì khác, theo khoản 2 Điều 588 quy định: "nếu
uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền" [27].
Khoản 3 Điều 588 BLDS quy định bên được ủy quyền phải BTTH cho bên ủy quyền, nội hàm của quy định này đã chỉ ra bên được ủy quyền có lỗi trong việc để hợp đồng chấm dứt khi họ chưa hồn thành xong cơng việc đã thỏa thuận, dó đó họ khơng được trả thù lao. Nhưng hợp đồng ủy quyền có đặc điểm là bên được ủy quyền tiến hành các hành vi pháp lý nhân danh bên ủy quyền nên công việc họ thực hiện vẫn có ý nghĩa, tác dụng trực tiếp với bên ủy quyền, nếu hợp đồng bị chấm dứt thì bên ủy quyền chỉ phải tiếp tục thực hiện các hành vi của bên được ủy quyền; cịn hợp đồng gia cơng, bên nhận gia công ĐPCDHĐ, kết quả thực hiện cơng việc chỉ có ý nghĩa với bên đặt gia công khi bên nhận gia cơng đã hồn thành cơng việc theo như thỏa thuận, do đó xét theo ý nghĩa kết quả cơng việc thì với hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền vẫn có thể được trả thù lao cho công việc mà họ đã thực hiện.
Vậy với ĐPCDHĐDS không phải lúc nào các bên cũng thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã thực hiện, mà tùy từng trường hợp, từng hợp đồng cụ thể các bên mới phải việc thanh toán cho nhau phần hợp đồng thực hiện trước khi chấm dứt.
1.8.2.2. Bên đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng có thể phải bồi thường thiệt hại cho bên bị yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, lợi ích của một bên khơng được đảm bảo cho dù bên đối tác không vi phạm hợp đồng hoặc gặp hoàn cảnh khách quan dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng nên hợp đồng được đơn phương chấm dứt. Bên đối tác, họ không vi phạm hợp đồng, vẫn nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng, không muốn chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn thành xong nghĩa vụ; tuy nhiên vì lý do đã đề cập ở trên, thì bên có quyền được ĐPCDHĐ do lợi ích bị ảnh hưởng nếu vì quyền của mình mà gây thiệt hại cho đối tác thì phải BTTH. Cịn nếu do hoàn cảnh khách quan như sự kiện bất khả kháng, khó khăn trở ngại mà phải ĐPCDHĐ thì bên ĐPCDHĐ khơng phải BTTH.
Chương 2