Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 45 - 46)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp

2.1.1. Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

đồng dân sự

Cơ sở của quyền ĐPCDHĐ trả lời cho câu hỏi "Tại sao một bên chủ thể hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng?". Khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh HĐDS năm 1991 quy định quyền đó có "… theo điều kiện

mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định" [12],

còn khoản 1 Điều 420 BLDS năm 1995 quy định: "… khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [24] và khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "… nếu các

bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27].

Quy định tại Điều 29 Pháp lệnh HĐDS và Điều 426 BLDS năm 2005 đều khẳng định quyền ĐPCDHĐ do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định, khơng chỉ rõ việc bên kia có vi phạm hợp đồng hay khơng, tức là cả khi khơng có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác vẫn có thể ĐPCDHĐ nếu có thoả thuận (khi giao kết) hay pháp luật có quy định. Riêng BLDS năm 1995 quy định rằng một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng mà vi phạm đó đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định là điều kiện đình chỉ, tức là phải có vi phạm hợp đồng của bên kia thì mới có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, BLDS năm 1995 lại có hai quy định cho phép một bên có quyền

đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khơng có lợi cho mình nhưng phải BTTH (khoản 1 Điều 528 và Điều 559), tức là có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng cả khi bên đối tác khơng có vi phạm mà vì lý do chủ quan hay khách quan mà một bên thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khơng có lợi cho mình. Đây là những quy định mâu thuẫn

với nội dung khoản 1 Điều 420 của BLDS năm 1995.

Quy định của BLDS năm 2005 về cơ sở của quyền ĐPCDHĐ ngắn gọn và hợp lý nhưng vẫn phát sinh bất cập: nếu các bên không thoả thuận nêu rõ các điều kiện để một bên có quyền ĐPCDHĐ thì pháp luật phải có quy định cụ thể nếu khơng khi ở vào những điều kiện "cần đơn phương chấm dứt thực hiện hợp dồng" nhưng bên chủ thể nào đó khơng có quyền vì khơng có thoả thuận và pháp luật cũng không quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)