- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp
3.1.1. Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự và số lượng hợp đồng dân sự có quy định cụ thể về đơn
đồng dân sự và số lượng hợp đồng dân sự có quy định cụ thể về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định "một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27]. Tức là nếu các bên khơng thoả thuận về việc một bên
có quyền ĐPCDHĐ thì pháp luật phải có quy định, nếu khơng khi ở vào những điều kiện chủ thể thấy "cần đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng" nhưng lại khơng có quyền ấy. Nếu như phần chung về HĐDS (mục 7 chương XVII) BLDS năm 2005 không quy định cụ thể quy định của pháp luật về quyền này đối với từng loại HĐDS thì trong các quy định về HĐDS thông dụng tại BLDS phải có quy định cụ thể nhưng chỉ có một số HĐDS thơng dụng có quy định về ĐPCDHĐ trong khi nhiều HĐDS thông dụng và HĐDS
khơng thơng dụng khơng có quy định về ĐPCDHĐ và vì thế nếu các chủ thể
hợp đồng cũng khơng có thoả thuận về quyền này thì khi xảy ra vấn đề, sự kiện nào đó dù muốn ĐPCDHĐ cũng khơng có quyền.
Dù có 26 điều trong BLDS năm 2005 đề cập đến cụm từ ĐPCDHĐ nhưng chỉ tập trung vào một số loại HĐDS là: Hợp đồng thuê tài sản (nói chung), Hợp đồng thuê nhà ở, Hợp đồng thuê khoán tài sản, Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng vận chuyển hành khách, Hợp đồng gia công, Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất (Điều 714 quy định các điều quy định về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất cũng được áp dụng với Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất). Nhiều HĐDS thông dụng như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng vận chuyển tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất… và nhiều loại HĐDS không thông dụng khác không có quy định cụ thể về ĐPCDHĐ trong BLDS năm 2005.
Nếu những HĐDS này cũng khơng có quy định của pháp luật về ĐPCDHĐ thì chỉ có thể căn cứ vào thỏa thuận của các bên khi giao kết để xác định quyền ĐPCDHĐ, lý do ĐPCDHĐ và việc giải quyết ĐPCDHĐ. Nếu khơng có thỏa thuận nữa thì… chịu.