2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
2.2.4. Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, xác định được mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Công tác tiếp dân, giải quyết KNTC được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tiếp tục
quan tâm có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết KNTC; sớm tổ chức Hội nghị quán triệt, đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo việc quán triệt, triển khai Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; sớm triển khai và thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn của Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục duy trì giao ban hàng tháng về công tác giải quyết KNTC. Chỉ đạo tập trung cao kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp, đông người. Các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra, rà soát các vụ việc thuộc thẩm quyền; Đã làm tốt công tác phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp trong giải quyết KNTC. Công tác tiếp dân tại cấp tỉnh và cấp huyện được duy trì nghiêm túc; Việc giải quyết KNTC cơ bản tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục; kết quả giải quyết đơn và thực hiện quyết định, kết luận đạt tỷ lệ cao; Một số vụ việc phức tạp, kéo dài được chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại, tổ chức đối thoại, công khai kết quả giải quyết,... hiện công dân đã chấm dứt khiếu kiện
Thứ hai, trụ sở Tiếp công dân của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và địa điểm tiếp công dân các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh được bố trí đảm bảo theo quy định. Đối với cấp xã: Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố còn một số xã (ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn) chưa bố trí được địa điểm tiếp công dân riêng; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ ba, về bố trí công chức làm công tác tiếp công dân: Việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân ở cấp tỉnh, các sở và cấp huyện đã đảm bảo yêu cầu theo quy định. Tại cấp xã: Hầu hết đã bố trí công chức Tư pháp 2 kiêm nhiệm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư theo chỉ đạo của tỉnh. Tuy
nhiên hiện vẫn còn 18/230 đơn vị chưa bố trí công chức Tư pháp kiêm nhiệm công tác tiếp công dân.
Thứ tư, về chi trả chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp dân: Có 09 sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và 10/10 huyện, thành phố đã thực hiện việc chi trả chế độ cho cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn. Tại cấp xã: Tính đến ngày 01/11/2014, có 73/230 xã, phường, thị trấn thực hiện được việc chi trả tiền chế độ hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiếp dân. Lý do: Một mặt do không có nguồn kinh phí; mặt khác ở nhiều xã, thị trấn (kể cả một số sở) số vụ việc phát sinh và thời gian tiếp dân ít chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ.
Thứ năm, UBND các cấp đã thực hiện tốt công tác phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Nông dân cùng cấp trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết KNTC. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực phối hợp với chính quyền các cấp trong việc hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; vận động, thuyết phục các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật về KNTC, thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết KNTC đã có hiệu lực pháp luật; chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết KNTC.
Thứ sáu, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện. Một số huyện thành lập Tổ công tác để kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp thuộc thẩm quyền; ban hành Chỉ thị về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Điển hình là huyện Tân Yên đã xây dựng Kế hoạch, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành công bố công khai tại nơi cư trú về quá trình giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số vụ việc công dân cố tình KNTC phức tạp, kéo dài, qua đó đã có sự tác động tích cực đến các đối tượng này.
2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Về hạn chế:
- Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn có một số vụ việc không thống nhất về việc áp dụng chính sách, pháp luật giữa các cơ quan tham mưu giải quyết, giữa cấp tỉnh và huyện, thành phố.
- Một số nơi giải quyết khiếu nại lần đầu chưa đảm bảo về trình tự thủ tục; một số vụ việc giải quyết không ban hành quyết định giải quyết; việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu hiệu quả chưa cao. Các biện pháp chế tài để triển khai thực hiện các kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa đủ mạnh, làm cho kết luận, quyết định giải quyết chưa được thực hiện nghiêm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại ở một số địa phương, đơn vị đôi khi còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Một số vụ việc giải quyết còn đơn giản, chủ quan, thiếu thực tế.
- Một số vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo bám khiếu kiện và làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn.Nhiều vụ công dân biết quyết định của cơ quan nhà nước đúng nhưng vẫn cố tình không chấp hành, sao chụp đơn gửi nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành để gây áp lực đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối làm mất an ninh trật tự và làm cho tình hình phức tạp thêm.
- Một bộ phận cán bộ, công chức làm một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tinh thần trách
nhiệm đối với công việc chưa cao, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại, gây bức xúc cho công dân.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên: Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo thiếu đồng bộ, còn chồng chéo. Luật Khiếu nại và luật Đất đai có các quy định không thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Một số vụ việc xảy ra lâu ngày nhưng do quá trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu không tốt nên gây khó khăn khi giải quyết. Mặt khác, do có sự thay đổi của pháp luật về đất đai, về khiếu nại tố cáo trong từng thời điểm, sự thay đổi về chủ sử dụng đất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai gặp khó khăn.
- Ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại tố cáo của một số người dân không cao. Một số vụ việc,người khiếu nại không hợp tác với cơ quan giải quyết khi không đạt được yêu cầu mong muốn của họ (mời lên nhiều lần nhưng không đến làm việc, không tham gia đối thoại trong quá trình giải quyết) và tiếp tục gửi đơn khiếu nại tố cáo lên cấp trên. Có trường hợp không tin vào kết quả giải quyết của cơ sở nên gửi đơn khiếu nại tố cáo vượt cấp.
- Cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai có giấy tờ sang Tòa án nhân dân, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sang khởi kiện ra Tòa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền nhưng trên thực tế số đông công dân không muốn khởi kiện vụ việc tại Tòa án.
- Cơ chế, chính sách hiện nay chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi người dân, chưa đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng; chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất đã sử
dụng ổn định; chưa phân biệt giữa việc lấn, chiếm đất với việc khai thác đất, khai hoang, phục hóa; chưa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh... Giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhưng bồi thường giai đoạn trước giá thấp, giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một cánh đồng, khu đất nhưng phần thuộc thành phố, thị xã thì bồi thường giá cao, phần thuộc huyện thì đền bù giá thấp; cùng một khu đất nhưng các công trình của nhà nước thì đền bù giá thấp hơn so với các dự án của nhà đầu tư; cùng một vị trí đất nhưng có nhiều cách xác định khác nhau.
Các quy định về giá bồi thường thay đổi thường xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng như: những người gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách thì được nhận tiền bồi thường thấp trong khi những người cố tình không chấp hành, chây ỳ thì được giải quyết giá bồi thường cao hơn. Nhiều trường hợp các hộ dân bị thu hồi đất những năm trước đây do giá bồi thường thấp, không được quan tâm giải quyết việc làm, tái định cư hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng cũng là nguyên nhân bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
- Mặt khác, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định có hiệu lực thi hành, công dân không có quyền khiếu nại nữa, nhưng trên thực tế nhiều quyết định giải quyết khiếu nại lần hai vẫn phải xem xét lại (thông qua các việc rà soát theo chỉ đạo của Chính phủ) như vậy lại tạo ra một tiền lệ là giải quyết tiếp khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Cơ sở pháp lý thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay vừa được quy định trong Luật Khiếu nại, vừa được quy định trong Luật đất đai nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến, giải đáp pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, nên một số người dân gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền khiếu
Nguyên nhân chủ quan:
- Một số nơi, cấp ủy, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng, chưa phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đê xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, nghề nghiệp..
- Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao. Một bộ phận đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai còn yếu kém về năng lực.
- Lực lượng trực tiếp giúp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chưa được phân công nhiệm vụ rành mạch. Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng không thống nhất: ở cấp tỉnh có vụ việc giao cho Thanh tra tỉnh, có vụ việc giao cho Sở tài nguyên và môi trường; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho phòng Tài nguyên và môi trường.
2.2.4.3. Một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết khiếu nại về đất đai ở Bắc Giang
Ở đâu có cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo và làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đại, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở đó ít phát sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai.
Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai ngăn ngừa và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳ đó. Phải tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của chủ sử dụng đất, bảo vệ thành quả lao động và lợi ích của người sử dụng.
Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất..cần phải đảm bảo lợi ích Nhà nước và giải quyết thỏa đáng lợi ích của người sử dụng đất. Thực hiện nghiêm các quy định về đối chất, đối thoại trong giải quyết vụ việc.
Công khai, minh bạch, nhất là phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, giải quyết kịp thời các quyền lợi chính đáng của người dân có đất thu hồi.
Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai nhất là các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng.
Cần tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện công vụ, giám sát thường xuyên, xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm. Công khai, minh bạch trong công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mới phát sinh, đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại kéo dài, hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại của người sử dụng đất.
Kết luận Chƣơng 2
Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã, đang và chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án xây dựng được triển khai, đồng nghĩa với việc nhiều diện tích đất, trong đó có cả diện tích đất của các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi để thực hiện các dự án Những yếu tố đó cùng với những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan khác nhau đã phát sinh đơn thư khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh.