Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 54)

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ NHÀ

2.1.2. Tài nguyên rừng

2.1.2.1. Tình hình chung

Đến năm 2013, Bắc Giang có 146.435 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng là 131.475 ha, đất chưa có rừng là 14.960 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm dần, trong giai đoạn 2006-2013 đã giảm 32.906 ha; tuy vậy diện tích đất trống, đồi núi không rừng đã giảm được 7.990 ha.

Bảng 2.2: Diễn biến đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2013

TT Trạng thái đất rừng Năm 2006 Năm 2013 Thay đổi

Tổng diện tích (ha) 179.341 146.435 -32.906

1 Đất có rừng 156.391 131.475 -24.916

Rừng tự nhiên 72.368 59.555 -12.813

Rừng trồng 84.023 71920 -12.103

2 Đất trống, đồi núi không rừng 22.950 14.960 -7.990

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang)

Bắc Giang hiện có 3 loại rừng, trong đó: rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, chiếm 69,8%; rừng phòng hộ, chiếm 10,9%, phân bố chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn; rừng đặc dụng 9,4% tập trung ở 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, suối Mỡ), ngoài ra còn có 14.225 ha rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, chiếm 9,8%.

Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đến năm 2013, diện tích rừng sản xuất chiếm 69,8% tăng 17,9% so với năm 2006.

Bảng 2.3: Cơ cấu diện tích loại rừng tỉnh Bắc Giang

TT Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Năm 2006 Năm 2013

Tổng 156.391 100 145.700 100,0

1 Đất rừng đặc dụng 14.932 9,5 13.732 9,4

2 Đất rừng phòng hộ 60.329 38,6 15.950 10,9

3 Đất rừng sản xuất 81.129 51,9 101.793 69,8

4 Rừng ngoài quy

2.1.2.2. Tình hình biến động tài nguyên rừng

Trong thời kỳ quy hoạch, tài nguyên rừng biến động theo hướng tích cực xét trên góc độ gia tăng chất lượng và phân bố không gian, đặc biệt là vùng đầu nguồn. Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

2.1.3. Công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tạo nguồn nội lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai Luật Đất đai 2013 và các văn bản của Trung ương đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, đặc biệt là các nội dung: khung giá đất hàng năm; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, tổ chức thực hiện; Các huyện, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị nhằm phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến cán bộ làm công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền phổ biến về Luật Đất đai 2013 đến toàn thể nhân dân. Đa số nhân dân trong tỉnh đã nhận thức được tính pháp lý của việc sử dụng đất nên khá tích cực trong việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ có liên quan của người sử dụng đất.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai có chuyển biến tích cực. Trình tự, nội dung và các mẫu đơn, tờ khai được niêm yết công khai, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc

lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế "một cửa liên thông" của tỉnh.

Tổ chức bộ máy quản lý đất đai từng bước được hoàn thiện, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy gắn với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp và tổ chức phát triển quỹ đất đã hình thành và đang hoạt động phát huy hiệu quả.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh được triển khai sớm và đồng bộ ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) cấp tỉnh đã hoàn thành. Sau khi Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức công bố, công khai rộng rãi và tổ chức phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất 10/10 huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phân bổ chỉ tiêu các loại đất cho các xã, phường, thị trấn đồng thời tiến hành công bố công khai quy hoạch của các huyện, thành phố để triển khai thực hiện theo quy định. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được chú trọng. Toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính.ở 186/230 xã, phường, thị trấn đạt 81% số đơn vị hành chính cấp xã được đo đạc. Tính đến hết tháng 8/2014, toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính 238.557,20 ha đạt 61,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, có độ chính xác cao và chi tiết đến từng

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. UBND tỉnh đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, trung ương trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định công tác cấp giấy chứng nhận là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Trong quá trình thực hiện, các xã phường, thị trấn đã có nhiều nỗ lực cố gắng, bám sát chỉ đạo của cấp trên nên đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân (đạt tỷ lệ 98,46% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận). Công tác kê khai, đăng ký, kiểm tra xác minh để thiết lập và hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân cơ bản được UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo công khai minh bạch theo quy định pháp hiện hành trong từng giai đoạn. Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh đã cấp được 934.481 Giấy chứng nhận lần đầu với diện tích là 288.060,32 ha/308.962,48 ha đạt tỷ lệ 93,23% tổng diện tích tự nhiên cần phải cấp Giấy chứng nhận. Trong đó: tổ chức là 4.407 Giấy với diện tích 60.854,85/78.212,48 ha đạt tỷ lệ 77,80% diện tích cần phải cấp Giấy; hộ gia đình cá nhân là 930.074 Giấy với diện tích 227.205,46 ha/230.750 ha đạt tỷ lệ 98,46% diện tích cần phải cấp Giấy chứng nhận.

Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế được triển khai đồng bộ, cơ bản đúng quy định pháp luật, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu thực tế với phương châm tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là việc sử đất nông, lâm nghiệp vào mục đích khác được cân nhắc và xem xét chặt chẽ. Việc thẩm định hồ sơ đất đai theo đúng quy định của pháp luật, có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, rút ngắn thời gian thực hiện, cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức, công

sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội.

Tỉnh đã xây dựng bảng giá đất hằng năm đến từng huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn trong tỉnh, làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thuế, lệ phí và các khoản thu tài chính khác. Nguyên tắc xác định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác lập và triển khai thực hiện, bước đầu đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất, làm lành mạnh hóa các quan hệ đất đai, hạn chế tham nhũng, tiêu cực và đầu cơ trong sử dụng đất.

Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thời gian qua có nhiều tiến bộ. UBND tỉnh và các UBND các huyện quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, tổ chức và người dân có đất bị thu hồi. Vì vậy tình trạng khiếu kiện, khiếu nại xảy ra trong công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng ngày càng giảm, từ đó tác động tích cực đến việc ổn định đời sống của người dân, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai thời gian qua được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm. Qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trong giai đoạn qua đã thanh tra, kiểm tra hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức cá nhân, kết quả đã xử lý, thu hồi gần 250 ha đất của gần 50 tổ chức có các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

hết các địa phương trong tỉnh. Số vụ việc khiếu nại liên quan đến các quyết định hành chính về đất đai trên địa bàn có biểu hiện gia tăng qua các năm; số lượng đơn vượt cấp nhiều, một số công dân khiếu kiện có thái độ bức xúc, gay gắt; một số vụ việc công dân tụ tập đông người, căng cờ, biểu ngữ, kéo đến các cơ quan Đảng, chính quyền nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu nhất là các dịp bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân và kỳ Đại hội Đảng các cấp.

Đơn có nội dung khiếu kiện về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm 65,9%; khiếu kiện về lĩnh vực tư pháp chiếm 9,5%, khiếu kiện về chính sách xã hội chiếm 7,8%, số còn lại 16,8% là khiếu kiện về các lĩnh vực khác.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ vụ việc về đất đai trên tổng số vụ việc khiếu kiện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo công tác tiếp dân,

giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 phục

vụ Đại hội Đảng bộ khóa XVIII, Bắc Giang)

Từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh phát sinh 829 vụ việc khiếu nại của công dân trông lĩnh vực đất đai. Trong đó năm 2010 phát sinh 119 vụ việc; năm 2011 phát sinh 128 vụ việc; năm 2012 phát sinh 175 vụ việc; năm 2013 phát sinh 192 vụ việc; năm 2014 phát sinh 215 vụ việc

Bảng 2.4: Tình hình khiếu nại về đất đai từ năm 2010 đến 2014

Năm Tỉnh Sở Huyện Toàn tỉnh

2010 34 5 55 30 119

2011 39 5 44 40 128

2012 51 0 83 41 175

2013 81 7 82 22 192

2014 93 0 79 43 215

Biểu đồ 2.2: Tình hình khiếu nại về đất đai qua các năm

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo công tác tiếp dân,

giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 phục

vụ Đại hội Đảng bộ khóa XVIII, Bắc Giang)

Số liệu trên cho thấy giai đoạn từ 2010 – 2014 tình hình khiếu nại về đất đai ở Bắc Giang có xu hướng gia tăng. Từ 119 đơn khiếu nại năm 2010 tăng lên 215 đơn khiếu nại năm 2014. Qua 5 năm đã tăng 1,8 lần, tương ứng 96 đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Trong đó 635 vụ việc khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính trong quản lý đất đai và 194 vụ việc khiếu nại của công dân đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Tại một số địa bàn đã phát sinh tình trạng đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu điện đòi bồi thường giải phóng mặt bằng, có nơi đã trờ thành điểm nóng, cụ thể: Khiếu nại liên quan đến chính sách bồi thường, giải phóng

huyện Việt Yên, Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng huyện Yên Dũng; khiếu nại về chính sách bồi thường, tái định cư khi di dân để xây dụng Trường bắn Quốc gia TB1; việc thu hồi đất để nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 37 tại 2 huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, dự án xây cầu đường bộ Bắc Giang; một số dự án xây dựng khu dân cư mới, dự án xây dụng Công viên trung tâm tại thành phố Bắc Giang; dự án mở rộng Nhà máy Phân đạm và hóa chất Hà Bắc; dự án xây dựng bãi xử lý rác thải của thành phố và một số huyện v..v..

Quyết định hành chính trong quản lý đất đai.

Toàn tình phát sinh 635 vụ việc với 605 quyết định bị khiếu nại trên tổng số 56.961 quyết định hành chính trong quản lý đất đai đã ban hành. (quyết định do UBND tỉnh ban hành bị khiếu nại là 15, quyết định do UBND cấp huyện ban hành bị khiếu nại là 620): Gồm 265 quyết định giao đất cho thuê, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; 160 quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 163 quyết định cấp hoặc thu hồi GCNQSD đất; 17 quyết định gia hạn

Biểu đồ 2.3: Thể hiện số quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại so với quyết định hành chính đã ban hành giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo công tác tiếp dân,

giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 phục

Số liệu cụ thể các năm như sau:

- Năm 2010: 91 quyết định bị khiếu nại/11.285 quyết định đã ban hành; - Năm 2011: 102 quyết định bị khiếu nại/10.876 quyết định đã ban hành; - Năm 2012: 125 quyết định bị khiếu nại/11.324 quyết định đã ban hành; - Năm 2013: 148 quyết định bị khiếu nại/11.527 quyết định đã ban hành; - Năm 2014: 169 quyết định bị khiếu nại/11.679 quyết định đã ban hành; Kết quả:

- Chủ tịch UBND các cấp đã giải quyết xong 635/635 vụ việc,bằng 100% số vụ việc phải giải quyết. Trong đó:

- Chủ tịch UBND huyện đã giải quyết xong 620/620 vụ việc, bằng 100% số vụ việc phải giải quyết

- Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết xong 15/15 vụ việc với 15 quyết định bị khiếu nại, bằng 100%. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh còn xem xét giải quyết lần 2 với 425 vụ việc đã được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu nhưng công dân chưa nhất trí.

Số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)