Kiểm sát các hoạt động tố tụng theo pháp luật tại tòa án cấp phúc thẩm, giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự qua thực tiễn thực hiện tại viện kiểm sát nhân dân huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng 03 (Trang 61)

phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Cũng trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định như đã nêu ở phần trên, trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến quyền tự định đoạt của đương sự làm cho đương sự không thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của họ thì cán bộ, kiểm sát viên đó phải báo cáo Viện trưởng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ; bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật) hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm).

2.4.1. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng nghị là việc VKSND yêu cầu TAND cấp trên xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới khi thấy các bản án, quyết định này không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp. Pháp luật TTDS quy định VKSND có thẩm quyền kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Khi thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát, VKS đã làm phát sinh một thủ tục tố tụng mới yêu cầu Toà án phải xem xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định bị kháng nghị nhằm mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công minh và đúng pháp luật, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của toà án; kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định của toà án. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm của VKSND được quy định tại Điều 18, 19 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và tại Điểm đ Khoản 1 Điều 44, Điều 250 và Điều 316 BLTTDS. Theo đó, Viện trưởng VKSND cùng cấp và Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Như vậy, Viện trưởng VKSND cùng cấp và Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp sẽ là người ký kháng nghị. Đối với các vụ án dân sự do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được Viện trưởng VKSND tối cao ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Về thời hạn kháng nghị: theo quy định tại Điều 252 BLTTDS, thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là mười lăm ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị

tính từ ngày VKS cùng cấp nhận được bản án; thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự là bảy ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 358 và Khoản 2 Điều 372 BLTTDS.

Và theo Điều 256 BLTTDS, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Nếu thời hạn kháng nghị vẫn còn thì việc thay đổi phạm vi kháng nghị được chấp nhận, nếu thời hạn kháng nghị đã hết thì việc thay đổi phạm vi kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu.Trước khi bắt đầu phiên tòa, việc rút kháng nghị có thể do VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp quyết định. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc rút kháng nghị thuộc thẩm quyền của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nên hạn chế quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND. Bởi mục đích của việc kháng nghị phúc thẩm của VKSND là phát hiện sai sót của Tòa án, yêu cầu Tòa án khắc phục sai sót đó. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, làm kéo dài quá trình tố tụng bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, việc giải quyết phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trước Tòa án là do chính họ quyết định chứ VKSND không thể định đoạt thay họ.

Thứ hai, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm về giải quyết vụ án dân sự có thiếu sót, vi phạm nhưng không vi phạm điều pháp luật cấm và trái với đạo đức xã hội mà các bên đương sự đồng ý với bản án, quyết

định đó, không có yêu cầu kháng cáo thì không có lý do gì vụ án đó lại bị đưa ra xét xử bởi kháng nghị của VKS.

Thứ ba, khi VKSND kháng nghị mà đương sự không có kháng cáo có thể dẫn đến tình trạng một bên đương sự không đồng ý với ý kiến của VKSND. Thế nên việc kháng nghị của VKSND là cần thiết nhưng cần hạn chế trong một phạm vi nhất định, theo đó pháp luật phải đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các đương sự.

Có thể thấy quy định quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND xuất phát từ chức năng kiểm sát của VKS và quy định này là cần thiết, đảm bảo cho việc tuân theo pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án đúng theo quy định. Không những thế còn đảm bảo cho quyền và lợi ích của các đương sự, tránh được những sai sót xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên cũng như vi phạm các quy định của pháp luật trong vụ án dân sự.

2.4.2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (Điều 282 BLTTDS). Còn tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dụng của bản án, quyết định mà tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án đã ra bản án đó (Điều 304 BLTTDS)

Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối

với những bản án, quyết định có sai lầm mặc dù đã có hiệu lực, bảo đảm tính pháp chế trong công tác xét xử của Tòa án.

Pháp luật TTDS quy định, các đương sự không có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Họ chỉ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị ra quyết định kháng nghị yêu cầu xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án vì có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới. BLTTDS quy định quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn thuộc về VKSND. Điều 285 và Điều 307 BLTTDS quy định Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (hoặc tái thẩm) đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC (Viện trưởng VKSNDTC có quyền kiến nghị việc xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC); Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (hoặc tái thẩm) đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã có những sửa đổi về hệ thống Tòa án và thẩm quyền của các Tòa án. Do vậy, các quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 đã sửa đổi Khoản 1 điều 284 BLTTDS như sau: “Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” [20]. Ngoài ra, sửa đổi bổ sung Điều 288 về thời han kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng đã hết thời hạn kháng nghị 3 năm nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

- Đương sự đã có đơn đề nghị trong thời hạn một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS và sau khi hết thời hạn kháng nghị (hết 03 năm) đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (theo điều 283 BLTTDS), xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó.

Sự sửa đổi, bổ sung của các quy định trên xuất phát từ thực tiễn áp dụng. BLTTDS 2004 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Trên thực tế, việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực gặp những hạn chế nhất định như trường hợp hết thời hạn kháng nghị (03 năm) đương sự mới gửi đơn yêu cầu đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm cho VKSND, do không đủ thời hạn xem xét hoặc có xem xét nhưng không phát hiện vi phạm nên hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy việc sửa đổi bổ sung các Điều 284, 288 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 là hợp lý.

Khác với thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 308 BLTTDS là một năm tính từ ngày người có quyền kháng nghị được biết căm cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Hình thức kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải bằng văn bản, thể hiện dưới hình thức là quyết định kháng nghị.

Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của BLTTDS Việt Nam hiện nay vẫn còn gây tranh luận do chưa bảo đảm việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Pháp luật các nước đều coi kháng cáo hợp lệ của các bên đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm”

[26;Tr.150]. Tuy nhiên pháp luật TTDS nước ta lại quy định người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có thể ra quyết định kháng nghị mà không cần dựa trên cơ sở, đề nghị của đương sự. Quy định như vậy chưa thực sự tôn trọng quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự, chưa đảm bảo được nguyên tắc cơ bản của BLTTDS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự. Qua chương 2 tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Luận văn đã phân tích, chỉ rõ các quy định đối với việc kiểm sát việc thụ lý các vụ án dân sự, kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án dân sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Tòa án nhân dân, qua đó đưa ra một số nhận xét về tính bất cập trong một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề kiểm sát thụ lý vụ án dân sự của VKSND.

Thứ hai: Phân tích việc kiểm sát thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của tòa án nhân dân như: Các trường hợp Viện kiểm sát tham gia vào phiên tòa sơ thẩm, hoạt động của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát một số quyết định của Tòa án nhân dân.

Thứ ba: Luận văn cũng đã trình bày việc kiểm sát các hoạt động tố tụng theo pháp luật tại tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, làm rõ các vấn đề liên quan đến kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THỦY

NGUYÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1.Thực tiễn thực hiện hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủy Nguyên.

Trong những năm qua, cùng với ngành kiểm sát VKSND huyện thủy Nguyên đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện những vi phạm pháp luật của ngành Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự, bảo đảm việc giải quyết được thực hiện công bằng, khách quan, chính xác, nhanh chóng. VKSND huyện Thủy Nguyên đã có những bản kiến nghị, kháng nghị chỉ rõ những sai phạm cần phải khắc phục của ngành Tòa án, đưa ra các dẫn chứng cụ thể, các quy định đảm bảo tính chặt chẽ trong thực thi pháp luật. Qua công tác tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng như kiểm sát các bản án, quyết định, VKSND huyện Thủy Nguyên đã bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nói riêng cũng như góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước.

3.1.1. Những kết quả đã đạt đƣợc. 3.1.1.1. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý.

Bảng 3.1. Thống kê số lượng vụ án dân sự VKSND huyện Thủy Nguyên thụ lý năm 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015.

Năm Đơn vị 2012 2013 2014 2015 (06 tháng đầu năm) VKSND huyện Thủy Nguyên 517 (DS: 109 vụ; HNGĐ: 472 vụ) 637 ( DS: 98 vụ; HNGĐ: 539 vụ) 762 (DS: 95 vụ; HNGĐ: 667 vụ) 330 (DS: 36 vụ; HNGĐ: 294 vụ) Bảng 3.2. Thống kê kết quả công tác kiểm sát thụ lý của VKSND huyện Thủy Nguyên trong các năm 2012, 2013, 2014, 06 tháng đầu năm 2015

Nội dung Năm Thông báo thụ lý nhận được Đúng hạn Quá hạn Có kiến nghị 2012 517 491 (95%) 26 (5%) 26 2013 637 609 (95,6%) 28 (4,4%) 05 2014 762 732 (96,1%) 30 (3,9%) 15 06 tháng đầu năm 2015 330 324 (98,2%) 06 (1,8%) 06

Qua số liệu của các năm 2012, 2013, 2014 và 06 tháng đầu năm 2015 có thể nhận thấy lượng án dân sự mà Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên thụ lý là rất lớn. Mặc dù một số quyết định thụ lý chuyển cho Viện kiểm sát trong từng năm còn chậm, chưa đúng theo thời hạn quy đinh tại khoản 1 Điều 174 “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải

thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án” nhưng số lượng quyết định thụ lý gửi quá hạn rất thấp, các năm hầu như ko nhiều (năm 2012 chỉ có 5%, 2013 là 4,4%, 2014 là 3,9% và 06 tháng đầu năm 2015 là 1,8%), từ đó có thể thấy việc chuyển các quyết định thụ lý của Tòa án cho VKSND huyện Thủy Nguyên được thực hiện tương đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự qua thực tiễn thực hiện tại viện kiểm sát nhân dân huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng 03 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)