Khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng có liên quan đến hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở việt nam (Trang 36 - 39)

1.2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng có liên quan đến hoạt

động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá

Với bản chất là loại hình mua bán thông qua chủ thể trung gian, vì thế để giao kết được hợp đồng mua bán hàng hóa tại Sở, khách hàng phải thông qua thành viên của SGDHH bằng các hợp đồng dịch vụ trung gian thương mại.

1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá

Về khái niệm: Theo quy tắc hoạt động của SGDHH, chỉ những thành viên của SGDHH mới được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Vì thế, nếu khách hàng không phải là thành viên của SGDHH muốn thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở cần thiết phải thiết lập hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cho thành viên của SGDHH.

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là thỏa thuận của các bên, theo đó thành viên kinh doanh của SGDHH (bên nhận uỷ thác) thực hiện việc mua bán hàng hoá qua SGDHH với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng (bên uỷ thác) và được nhận thù lao uỷ thác.

Về đặc điểm:

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng: Trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH, bên nhận ủy thác phải là thành viên kinh doanh của SGDHH và thực hiện mua bán hàng hóa qua SGDHH theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Thành viên kinh doanh của SGDHH có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau. Bên ủy thác là khách hàng có nhu cầu mua bán hàng hóa qua SGDHH, bao gồm các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của SGDHH.

qua SGDHH do thành viên kinh doanh của SGDHH tiến hành theo sự ủy thác của khách hàng. Thực chất, tính chất công việc mà thành viên kinh doanh thực hiện theo hợp đồng ủy thác là bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH vì lợi ích của khách hàng và hưởng thù lao từ hoạt động đó. Do đó, hàng hóa, quyền chọn mua/bán hàng hóa hay các hợp đồng phái sinh được mua bán theo yêu cầu của khách hàng là đối tượng của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn được giao kết giữa các thành viên kinh doanh trên SGDHH mà không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.

Thứ ba, phạm vi ủy thác: Thành viên kinh doanh của SGDHH tiến hành các hoạt động thương mại vì lợi ích của khách hàng nhưng lại nhân danh chính mình để giao dịch hợp đồng. Do đó, mặc dù hoạt động vì lợi ích của khách hàng nhưng thành viên kinh doanh không phải là đại diện cho khách hàng trong các hoạt động mua bán hàng hóa trên SGDHH. Về nguyên tắc, SGDHH không quan tâm đến chủ thể có nhu cầu mua bán hàng hóa thực sự mà chỉ giao dịch với các thành viên kinh doanh đã đặt lệnh lên Sở. Vì thế, những thành viên kinh doanh này tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa trên Sở luôn thực hiện với tư cách của chính mình và nhân danh chính mình trong mối quan hệ với SGDHH.

Thứ tư, hình thức hợp đồng: hợp đồng ủy thác phải được lập thành văn bản. Do thành viên kinh doanh của SGDHH có thể vừa nhận ủy thác, vừa hoạt động tự doanh. Do đó, hình thức hợp đồng này cần được lập thành văn bản nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý đầy đủ cho hoạt động ủy thác.

1.2.2.2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng môi giới mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá

Về khái niệm: Hợp đồng môi giới là thỏa thuận giữa các bên, theo đó

mua bán hàng hoá trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và được hưởng thù lao khi hoàn thành công việc.

Về đặc điểm:

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng: bao gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thành viên môi giới của SGDHH và bên được môi giới là khách hàng – người mua, người bán không phải là thành viên của SGDHH nhưng có nhu cầu mua bán hàng hóa trên Sở. Trong hợp đồng môi giới, không phải tất cả các bên được môi giới đều có quan hệ môi giới với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào kí hợp đồng môi giới với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHH.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng: là thực hiện công việc môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHHH, cụ thể là môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa người mua, người bán với thành viên kinh doanh của SGDHH, có thể bao gồm những hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp thông tin cần thiết về thành viên kinh doanh của SGDHH cho khách hàng, tiến hành các hoạt động giới thiệu về SGDHH và những loại hàng hóa được phép giao dịch trên Sở, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau… Tính chất công việc mà thành viên môi giới thực hiện chỉ nhằm bên giúp các bên được môi giới tiếp xúc, hiểu biết về nhau để đi đến ký kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; thành viên môi giới không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH. Đổi lại, thành viên môi giới được hưởng thù lao khi đã hoàn tất việc môi giới, tức là khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.

Thứ ba, phạm vi môi giới: trong hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHH, bên môi giới không phải là bên đại diện cho các bên được môi

giới. Bên môi giới chỉ là bên trung gian làm nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giới thiệu, tạo điều kiện để các bên được môi giới tiếp xúc giao dịch với nhau và sau đó các bên được môi giới tự đi đến giao kết hợp đồng. Đồng thời, bên môi giới cũng không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới cũng như khả năng thanh toán của các bên đối với nhau.

Thứ tư, hình thức hợp đồng: hợp đồng môi giới có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)