1.4. Một số vấn đề về vận chuyển hàng không quốc tế được đề cập trong các
1.4.5. Trách nhiệm của người vận
1.4.5.1. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm của ngƣời vận chuyển:
Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển là một trong những nội dung cơ bản của luật hàng không. Các qui định của công ƣớc Vac-sa-va thể hiện quan niệm pháp lý về trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển trong khuôn khổ của hợp đồng vận chuyển. Cụ thể các thiệt hại mà ngƣời vận chuyển có trách nhiệm đối với hành khách, hàng hoá, hành lý bao gồm:
- Ngƣời vận chuyển chịu trách nhiệm về các thiệt hại xẩy ra khi hành khách chết hoặc bị thƣơng [10, Điều 17]
- Ngƣời vận chuyển phải chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp mất mát, thiếu hụt, hƣ hỏng hành lý ký gửi hoặc hàng hóa [10,Điều 18]
- Ngƣời vận chuyển còn phải chịu trách nhiệm nếu xẩy ra chậm trễ gây thiệt hại cho hành khách, hành lý và hàng hóa [10, Điều 19]
Tuy nhiên, công ƣớc cũng qui định rõ ngƣời vận chuyển sẽ đƣợc miễn trừ trách nhiệm nếu họ chứng minh đƣợc mình (hoặc đại lý của mình) đã áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không có khả năng áp dụng các biện pháp nhƣ vậy [10, Điều 20]. Điều này có nghĩa rằng trách nhiệm của nhà vận chuyển phát sinh dựa vào lỗi giả định của ngƣời vận chuyển, thêm vào đó nghĩa vụ chứng minh không có lỗi thuộc về ngƣời vận chuyển. Khi thực hiện quá trình vận chuyển, ngƣời vận chuyển cũng đƣợc miễn trừ trách nhiệm khi có sự hiện diện lỗi của bản thân ngƣời bị thiệt hại; Nếu ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc thiệt hại do lỗi của ngƣời bị tổn thƣơng gây ra hoặc góp phần gây ra và toà án coi vụ tranh chấp đang xét xử là tranh chấp có thể áp dụng qui phạm hiện có của luật trong nƣớc về vấn đề này thì họ sẽ đƣợc miễn hoặc giảm nhẹ một phần trách nhiệm [10, Điều 21]. Ví dụ hành khách không tuân thủ đúng các yêu cầu bắt buộc của nhà vận chuyển nhƣ không thắt dây an toàn theo nhƣ chỉ dẫn. Trong trƣờng hợp này nếu hành khách bị thƣơng nhà vận chuyển sẽ đƣợc miễn trách nhiệm. Cần lƣu ý rằng theocông ƣớc, trách nhiệm của ngƣời vận chuyển đƣợc xác định khi thiệt hại xảy ra trên tầu bay hoặc trong quá trình hoạt động xếp tải và dỡ tải. Đối với hành lý ký gửi và hàng hóa khi sự việc gây thiệt hại xẩy ra trong quá trình vận chuyển bằng tầu bay.
1.4.5.2. Mức giới hạn trách nhiệm của nhà vận chuyển:
Một nội dung quan trọng trong vận chuyển hàng không là việc đề cập đến mức giới hạn trách nhiệm tối đa của ngƣời vận chuyển với sự phân biệt thích hợp ở các trƣờng hợp trách nhiệm riêng biệt. Theo công ƣớc Vac-sa-va
mức giới hạn trách nhiệm tối đa của ngƣời vận chuyển đối với hành khách là 125.000 Franc vàng ; đối với hành lý ký gửi và hàng hóa là 250 Franc vàng cho mỗi một kilôgam và đối với hành lý xách tay của mỗi hành khách là 5.000 Franc (đồng Franc có hàm lƣợng vàng là 62,5mr tuổi 0,900) [10, Điều 22, khoản 4]. Tuy nhiên, có hai trƣờng hợp ngƣời vận chuyển sẽ không đƣợc hƣởng mức hạn chế trách nhiệm mà phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại gây ra. Đó là các trƣờng hợp sau:
Nếu thiệt hại gây ra do lỗi cố ý hoặc do sơ suất của ngƣời vận chuyển (hoặc đại lý của ngƣời vận chuyển) mà theo luật tòa án thụ lý vụ kiện này sơ suất đó đƣợc coi nhƣ tƣơng đƣơng với lỗi cố ý [10, Điều 25].
Trƣờng hợp thiếu vé hành khách; thiếu vé hành lý hoặc không đầy đủ các nội dung ghi trên vé hành lý; không có không vận đơn hoặc đã đƣợc lập nhƣng không đầy đủ chi tiết [10, Điều 9].
Để đảm bảo áp dụng một cách triệt để trong vận chuyển quốc tế thì việc thoả thuận giữa ngƣời vận chuyển và hành khách nhằm giảm bớt hay ấn định trách nhiệm giới hạn thấp hơn mức trên sẽ không đƣợc công nhận. Do vậy công ƣớc cũng tuyên bố rằng việc thoả thuận nhƣ trên sẽ bị coi là vô hiệu [10, Điều 23].
1.4.6. Thủ tục tố tụng trong vận chuyển quốc tế
Trong vận chuyển hàng không quốc tế, thời hiệu khiếu nại đối với ngƣời vận chuyển đƣợc qui định nhƣ sau [10,Điều 28]:
+ Ngay từ khi biết đƣợc thiệt hại và muộn nhất trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận đối với hành lý.
+ Ngay từ khi biết đƣợc thiệt hại và muộn nhất trong vòng 7 ngày đối với hàng hoá.
+ Trong thời gian chậm nhất là 14 ngày kể từ ngày mà hành lý và hàng hoá phải trả cho ngƣời có quyền nhận trong trƣờng hợp vận chuyển chậm trễ.
- Lựa chọn cơ quan xét xử: Theo sự lựa chọn của nguyên đơn một trong bốn địa điểm sau trong lãnh thổ của một trong các bên ký kết có thể đƣợc nguyên đơn nộp đơn khởi kiện [10, Điều 28]
Trƣớc tòa án có nơi ở cố định của ngƣời vận chuyển hoặc Nơi có trụ sở kinh doanh chính của ngƣời vận chuyển hoặc
Nơi ngƣời vận chuyển có cơ sở kinh doanh mà hợp đồng đƣợc ký kết hoặc
Tại tòa án nơi đến.
Nếu là hợp đồng vận chuyển hàng hoá công ƣớc không ngăn cản các bên đƣa vào hợp đồng vận chuyển điều khoản về chọn trọng tài giải quyết tranh chấp, với điều kiện trọng tài đƣợc chọn phải là một trong những trọng tài có thẩm quyền ở nơi mà công ƣớc qui định cho toà án có thẩm quyền xét xử và điều khoản đó phải phù hợp với công ƣớc.
1.4.7. Một số điều ước quốc tế bổ sung công ước Vac-sa-va về hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế chuyển hàng không quốc tế
Hơn 80 năm tồn tại, công ƣớc Vac-sa-va liên tục đƣợc hoàn thiện nhằm giải quyết các vấn đề chƣa đƣợc đề cập trong công ƣớc hoặc các vấn đề mới phát sinh từ hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế. Việc hiện đại hóa và củng cố “hệ thống Vac-sa-va” luôn luôn là mối quan tâm của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và cả cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế. Bảy điều ƣớc quốc tế đƣợc ký trong thời gian từ 1955 đến 1975 để bổ sung và sửa đổi Công ƣớc Vac-sa-va đã nói lên điều đó. Các nội dung sửa đổi Công ƣớc tập trung vào các vấn đề nhƣ điều chỉnh lại mức giới hạn trách nhiệm, các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà vận chuyển...
1.4.7.1. Nghị định thƣ Lahay ký ngày 28/9/1955, hiệu lực ngày 01/8/1963. Việt Nam đã gia nhập ngày 13/9/1982.
- Bổ sung lại định nghĩa về vận chuyển quốc tế, theo đó việc vận chuyển mà có nơi khởi hành và nơi đến nằm trên cùng một lãnh thổ của một quốc gia là thành viên của công ƣớc và có nơi dừng thoả thuận nằm trên lãnh thổ của một quốc gia khác dù không tham gia công ƣớc thì vẫn đƣợc coi là vận chuyển quốc tế.
- Tăng mức giới hạn trách nhiệm: Điểm rõ rệt nhất tại lần sửa đổi này là trách nhiệm của nhà vận chuyển đƣợc tăng lên gấp hai lần, theo qui định mới tƣơng đƣơng với 250.000franc vàng. Điều 22 đã bổ sung thêm khoản 5 qui định rõ việc chuyển đổi giá trị tiền vàng sang đồng tiền quốc gia sẽ đƣợc tính theo giá trị vàng tại ngày đƣa ra phán quyết tại toà án.
- Đơn giản hoá một phần các chứng từ vận chuyển cụ thể thay đổi các qui định về những chi tiết cần phải thể hiện trong các chứng từ đối với vé hành khách và thẻ hành lý. Với mục đích làm nổi bật tính chất quốc tế của vận chuyển và cam kết về trách nhiệm của ngƣời vận chuyển, thay vì nhiều nội dung nhƣ trƣớc sẽ chỉ còn lại các yêu cầu bắt buộc nhƣ : chỉ ra nơi đi và nơi đến; các điểm dừng theo thoả thuận; cam kết về trách nhiệm của ngƣời vận chuyển khi xẩy ra tổn thất. Nghị định thƣ cũng qui định rằng nếu trong chứng từ thiếu lời cam kết về trách nhiệm của ngƣời vận chuyển thì ngƣời vận chuyển không có quyền loại bỏ hay áp dụng giới hạn trách nhiệm đƣợc nêu trong công ƣớc.
- Một số qui định mới liên quan đến việc xác định trách nhiệm của nhà vận chuyển:
+Nghị định thƣ cho phép thoả thuận giảm bớt trách nhiệm hay ấn định giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển thấp hơn giới hạn công ƣớc đề ra nếu việc mất mát hay tổn thất hàng hoá là kết quả từ thiếu hụt, đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá vận chuyển (sửa đổi Điều 23 công ƣớc).
+Một sửa đổi quan trọng khác liên quan đến việc hạn chế trách nhiệm của nhà vận chuyển là mức giới hạn trách nhiệm qui định trong Vac-sa-va sẽ không áp dụng nếu chứng minh đƣợc thiệt hại gây ra do lỗi cố ý hoặc sơ suất của ngƣời vận chuyển hoặc của nhân viên và đại lý của ngƣời vận chuyển, nhằm mục đích gây thiệt hại hoặc là kết quả của hành vi bất cẩn và với nhận thức biết rằng điều đó có thể gây thiệt hại (sửa Điều 25 của công ƣớc Vac-sa-va).
-Thời hạn khiếu nại : nếu theo Công ƣớc Vac-sa-va, trong trƣờng hợp thiệt hại thì thời hạn khiếu nại với hành lý trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận hành lý và bẩy ngày đối với hàng hoá. Trong trƣờng hợp chậm trễ thì đơn khiếu nại phải làm muộn nhất là trong vòng 14 ngày kể từ ngày mà hành lý hoặc hàng hoá lẽ ra phải đặt dƣới sự định đoạt của ngƣời nhận. Nghị định La-hay đã điều chỉnh lại với hàng hoá là 14 ngày và 7 ngày đối với hành lý. Khi chậm trễ thì khiếu nại phải lập trong vòng 21 ngày.
1.4.7.2. Công ƣớc bổ sung công ƣớc thống nhất một số qui tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế do ngƣời không phải là nhà vận chuyển theo hợp đồng thực hiện (Gua-da-la-ja-ra ngày 18/9/1961) có hiệu lực ngày 01/5/1964. Việt Nam hiện chƣa gia nhập công ƣớc này.
Trong quá trình hoàn thiện bản dự thảo công ƣớc Vac-sa-va năm 1929, loại hình thuê chuyến xuất hiện không nhiều và chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong hoạt động vận tải quốc tế thời đó. Vì vậy, khái niệm về loại hình này không đƣợc đƣa vào công ƣớc Vac-sa-va cho nên ít nhiều đã gây cản trở đến sự phát triển của lĩnh vực vận tải này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các thoả thuận dƣới dạng này ngày một tăng đòi hỏi phải đƣa ra những nguyên tắc điều chỉnh. Các qui định có liên quan đến hoạt động thuê chuyến đã xuất hiện trong một công ƣớc bổ sung với tên gọi là công ƣớc Gua-da-la-ja-ra.. Công ƣớc này đã bổ sung để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc vận chuyển quốc tế bằng tầu bay mà việc vận chuyển đó đƣợc thực hiện bởi một ngƣời
vận chuyển khác ngƣời vận chuyển ký hợp đồng vận chuyển với hành khác và ngƣời gửi hàng. Theo công ƣớc này thì các qui tắc của công ƣớc Vac-sa-va cũng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp vận chuyển đƣợc thực hiện bởi ngƣời không phải là ngƣời vận chuyển theo hợp đồng. Nguyên đơn có quyền lựa chọn việc kiện để chống lại một trong hai ngƣời vận chuyển hoặc cả hai trong trƣờng hợp có thiệt hại xẩy ra. Thủ tục và hiệu lực do luật nƣớc của toà án giải quyết. Những toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án đã đƣợc qui định trong công ƣớc Vac-sa-va.
1.4.7.3. Nghị định thƣ (Gua-ta-ma-la ngày 08/3/1971)
- Nghị định thƣ Gua-te-ma-la chứa đựng một số qui định mới có ảnh hƣởng đến các nguyên tắc vận chuyển hành khách và hành lý ở chỗ trách nhiệm của ngƣời vận chuyển dựa trên cơ sở lỗi sẽ chuyển thành trách nhiệm khách quan. Điều này có nghĩa là ngƣời vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm cả trong trƣờng hợp không có lỗi hay bị qui là có lỗi (trách nhiệm tuyệt đối). Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp bị chết hoặc bị thƣơng do hành động không tặc hoặc do bất kỳ một hành động phá hoại nào. Mặc dù không phải là lỗi của ngƣời vận chuyển và nếu nhƣ trƣớc ngƣời vận chuyển đƣợc miễn trách nhiệm thì theo qui định này họ vẫn phải chịu trách nhiệm.
- Nâng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển là không vƣợt quá 1.500.000franc (khoảng 100.000USD), nhƣ vậy là gấp 12 lần so với mức qui định trong Vac-sa-va.
- Các trƣờng hợp nhà vận chuyển có thể đƣợc miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm:
nếu chứng minh đƣợc thiệt hại do lỗi của ngƣời bị tổn thƣơng gây ra hoặc góp phần gây ra và
việc bị chết hoặc bị thƣơng hoàn toàn do kết quả của tình trạng sức khoẻ của ngƣời đó.
- Một điểm mới của nghị định thƣ này là theo qui định tại Điều 4 nhà vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại liên quan đến các hƣ hỏng, mất mát, thiếu hụt của hành lý nếu nó xẩy ra trong quá trình vận chuyển bằng tầu bay hoặc trong quá trình hoạt động xếp tải và dỡ tải hoặc trong giai đoạn hành lý thuộc sự bảo quản của ngƣời vận chuyển. Nhƣng nhà vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do những đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hành lý.
- Điểm bổ sung cuối cùng là nghị định thƣ này đã đƣa ra thêm một toà án nữa có thẩm quyền xét xử . Theo đó nguyên đơn có thể nộp đơn kiện ở quốc gia nơi nguyên đơn cƣ trú thƣờng xuyên hoặc nƣớc mang quốc tịch nếu ngƣời vận chuyển có trụ sở kinh doanh ở quốc gia đó trong trƣờng hợp gây thiệt hại hay chậm trễ cho hành khách và hàng lý
1.4.7.4. Bốn nghị định thƣ Montreal thông qua ngày 25/9/1975.
- Nghị định thƣ bổ sung số 1 (Môn-re-an ngày 25/9/1975) có hiệu lực ngày 15/02/1996.
Nội dung: Qui định việc dùng đơn vị SDR thay đồng Franc liên quan đến mức giới hạn trách nhiệm qui định trong công ƣớc Vac-sa-va năm 1929
- Nghị định thƣ bổ sung số 2 (Môn-re-an 25/9/1975) có hiệu lực ngày 30/6/1998.
Nội dung: qui định việc dùng đơn vị SDR thay đồng Franc liên quan đến mức giới hạn trách nhiệm qui định trong công ƣớc Vac-sa-va năm 1929 đƣợc sửa đổi bằng nghị định thƣ La-hay năm 1955.
- Nghị định thƣ bổ sung số 3 (Môn-rê-an 25/9/1975)) có hiệu lực ngày 14/6/1998.
Nội dung: qui định dùng đơn vị SDR thay đồng thay đồng Franc liên quan đến mức giói hạn trách nhiệm qui định trong công ƣớc Vac-sa-va năm 1929
đƣợc sửa đổi bằng nghị định thƣ La-hay năm 1955 và nghị định thƣ Gua-te- ma-la năm 1971.
- Nghị định thƣ bổ sung số 4 (Môn-rê-an ngày 25/9/1975), có hiệu lực ngày 14/6/1998.
Nội dung: sửa đổi các qui định về vận chuyển hàng hóa trong công ƣớc Vac- sa-va cụ thể trách nhiệm của nhà vận chuyển trong vận chuyển hàng hoá đƣợc xác định giống về mặt nguyên tắc nhƣ trong nghị định thƣ Gua-te-ma-la nghĩa là qui trách nhiệm dựa trên lỗi khách quan, nhƣng có 4 trƣờng hợp nhà vận chuyển đƣợc miễn trách nhiệm. Đó là các trƣờng hợp dƣới đây:
Do các khuyết tật bên trong, do chất lƣợng hoặc khiếm khuyết của hàng hóa;
Do các khuyết tật về bao gói của hàng hóa vận chuyển đem lại nhƣng không phải do ngƣời vận chuyển hoặc đại lý của ngƣời vận chuyển thực hiện; Do hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;
Do hành động của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh của hàng hóa.
1.4.7.5. Công ƣớc Môn-rê-an 1999:
Hiện nay Việt Nam chúng ta mới chỉ tham gia đến nghị định thƣ La- hay 1955. Mặc dù hệ thống điều ƣớc Vac-sa-va đã và đang góp phần quan trọng vào việc thiết lập các qui tắc thống nhất về vận chuyển hàng không quốc tế, nhằm cân bằng lợi ích của doanh nghiệp vận chuyền hàng không và lợi ích của những ngƣời sử dụng vận tải hàng không nhƣng việc pháp điển hóa và hiện đại hóa nó luôn là mối quan tâm của ICAO và cả cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế. Ngày nay vận tải hàng không đã trở thành một ngành hoạt động và kinh doanh phát triển mạnh cùng với sự phát triển của