Các giai đoạn phát triển của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 58)

động vận chuyển hàng không quốc tế:

2.1.1 Giai đoạn từ 1954 đến năm 1976:

Cùng với những bƣớc phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, công tác xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng đã đƣợc chú trọng và phát triển. Kể từ khi đất nƣớc đƣợc hoà bình cho đến năm 1975, để củng cố và phát triển ngành hàng không dân dụng còn non trẻ Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý có liên quan nhƣ Nghị định số 666-TTg ngày 15/01/1956 qui định chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc tổ chức khai thác vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế. Cũng trong giai đoạn này một loạt hiệp định hàng không song phƣơng giữa Việt Nam với nƣớc ngoài đã đƣợc ký kết nhằm thiết lập giao lƣu hàng không thƣờng lệ giữa Bắc Việt Nam với các quốc gia tƣơng ứng. Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 05/4/1956 là hiệp định hàng không song phƣơng đầu tiên của Việt Nam với nƣớc ngoài. Năm 1962 Việt Nam ký hiệp định vận chuyển hàng không với Vƣơng quốc

Lào và Vƣơng quốc Cămpuchia; năm 1969 ký hiệp định vận chuyển hàng không với Liên Xô; năm 1976 ký hiệp định vận chuyển hàng không với Ba lan.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1976 đến 1995 :

Nhằm tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng, bảo vệ chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho giao lƣu hàng không quốc tế trong vùng trời Việt Nam, ngày 02/7/1988 Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị định số 111 qui định đối với phƣơng tiện bay nƣớc ngoài bay đến, bay đi bay trong và bay qua vùng trời nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong thời kỳ này Việt Nam đã gia nhập một số điều ƣớc quốc tế liên quan và tiếp tục mở rộng giao lƣu hợp tác với các quốc gia thông qua việc ký kết các hiệp định hàng không song phƣơng. Các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng mà Việt Nam đã gia nhập là năm 1979 tham gia công ƣớc Tokyo 1963 về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tầu bay; công ƣớc Lahay 1970 nhằm ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tầu bay; công ƣớc Môn-rê-an 1971 nhằm ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng. Tiếp đến vào năm 1980, Việt Nam tham gia công ƣớc Chia-ca-go 1944 về hàng không dân dụng và trở thành thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế; Tháng 10/1982 gia nhập công ƣớc Vac- sa-va 1929 thống nhất một số qui tắc về vận chuyển hàng không quốc tế và nghị định thƣ Lahay 1955 sửa đổi công ƣớc thống nhất một số qui tắc về vận chuyển hàng không quốc tế.

Về hiệp định vận chuyển hàng không song phƣơng, trong giai đoạn này cùng với việc tiếp tục hợp tác và phát triển hàng không với các nƣớc trong khối XHCN nhƣ Bun-ga-ri và Cu-ba (năm 1979) Việt Nam đã bắt đầu thiết

lập các hoạt động hàng không quốc tế với một số quốc gia khác nhƣ Cộng hoà Pháp năm 1977; Thái Lan năm 1978; Liên Bang Thuỵ Sỹ năm 1979...

Tuy nhiên, cho đến trƣớc năm 1990 Việt Nam vẫn chƣa có một văn bản pháp lý đồng bộ để điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng. Yêu cầu phát triển kinh tế của đất nƣớc và hợp tác quốc tế trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải xây dựng một đạo luật có tính chất "xƣơng sống" nhằm điều chỉnh các hoạt động của ngành kinh tế kỹ thuật này. Ngày 26/12/1991, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật hàng không dân dụng Việt Nam với 110 điều, chia thành 10 chƣơng.

Có thể nói đây là sự pháp điển hoá đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới hoạt động hàng không dân dụng, nhằm bảo đảm an toàn hàng không, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về hàng không, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng giao lƣu và hợp tác quốc tế, tạo cơ sở cho hoạt động bình đẳng của các thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Việc ban hành Luật hàng không dân dụng năm 1991 đóng một vai trò quan trọng, tạo lập cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hoạt động có liên tới các hoạt động vận chuyển hàng không và giao lƣu hàng không quốc tế. Đồng thời, văn bản này cũng tạo ra một sự thống nhất để khắc phục tình trạng tản mạn, thiếu đồng bộ trong việc điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không. Đây có thể coi là bƣớc pháp điển hoá đầu tiên về các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng cũng nhƣ tiêu chuẩn hoá các thuật ngữ và phạm trù pháp lý. Luật đƣợc ban hành đã tạo tiền đề cho hàng không dân dụng Việt Nam hoà nhập với thế giới, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; đóng góp có hiệu quả vào chủ trƣơng và chính sách đối

ngoại, mở cửa của nhà nƣớc ta đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành hàng không dân dụng.

Luật hàng không năm 1991 đƣợc xây dựng vào thời điểm có những biến động lớn về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý trong công cuộc đổi mới nói chung của cả nƣớc. Đây là thời điểm ngành hàng không dân dụng mới ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập. Vì vậy để thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không dân dụng, nhanh chóng hội nhập quốc tế theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết quản lý của nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động hàng không dân dụng, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX ngày 20/4/1995, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng năm 1991.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Đến nay, sau hơn 10 năm áp dụng, Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1995 đã tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế đất nƣớc và ngành hàng không dân dụng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng trong suốt những năm qua cho thấy nội dung điều chỉnh của Luật hàng không dân dụng Việt Nam còn nhiều bất cập, chƣa nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của pháp luật trong nƣớc và quốc tế, nhiều qui phạm của Luật hàng không đã bị ”tụt hậu”, không theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nƣớc và phát triển của ngành. Việc sửa đổi các qui định này là cần thiết để khắc phục các hạn chế nói trên. Hơn nữa, Luật hàng không năm 1991 đƣợc xây dựng và thông qua khi đất nƣớc mới bƣớc vào thời kỳ đầu thực hiện chính sách đổi mới, đang bắt đầu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đã đƣợc sửa đổi và bổ sung vào năm 1995

nhƣng về cơ bản, luật hàng không đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc chủ yếu đƣợc qui định ở Hiến pháp năm 1980 nên một số các qui định của nó trở nên không phù hợp và đồng bộ với các qui định mới của pháp luật. Cho đến nay Việt Nam đã là thành viên của 73 điều ƣớc quốc tế đa phƣơng và song phƣơng về hàng không dân dụng. Nếu tính từ khi Luật hàng không có hiệu lực năm 1991 thì Việt Nam đã gia nhập thêm 2 điều ƣớc quốc tế đa phƣơng về hàng không dân dụng, ký thêm 41 hiệp định về vận chuyển hàng không song phƣơng. Trƣớc những thực tiễn đặt ra, yêu cầu cấp thiết cần phải có một luật hàng không mới thay thế cho luật cũ đã không còn phù hợp cho nên ngày 29/6/2006 Luật hàng không dân dụng đã đƣợc Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, thay thế cho Luật hàng không ban hành năm 1991.

2.2. Các qui định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế: hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế:

2.2.1. Pháp luật Việt Nam trong việc xác lập các nguyên tắc để thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế các hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế

Với đặc thù của vận chuyển hàng không quốc tế là việc thực hiện các chuyến bay qua vùng trời của nhiều quốc gia, nên do vậy việc giải quyết tất cả các vấn đề về điều chỉnh pháp luật đối với vận chuyển hàng không quốc tế phụ thuộc vào thái độ của các quốc gia đối với việc sử dụng vùng trời trên lãnh thổ của mình. Đây chính là vấn đề liên quan đến nguyên tắc và phƣơng thức kiểm soát của nhà nƣớc đối với việc tầu bay nƣớc ngoài sử dụng vùng trời trên lãnh thổ quốc gia. Là một quốc gia tham gia công ƣớc Chi-ca-go và đồng thời cũng là thành viên của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, Việt Nam cam kết thực hiện không chỉ các qui định trong công ƣớc này mà còn cả các qui định do ICAO xây dựng trên cơ sở của công ƣớc. Công ƣớc Chi-ca-go đã thiết lập các quyền năng và những hạn chế áp dụng đối với tất

cả các quốc gia ký kết trong việc áp dụng nguyên tắc các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối trên vùng trời bên trên lãnh thổ của nó và qui định rằng không một chuyến bay thƣờng lệ nào có thể bay vào, bay trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết mà không đƣợc cấp phép trƣớc. Trƣớc đây nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở khoản 2 Điều 7 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành năm 1991 là :"Tầu bay nước ngoài chỉ được bay trên vùng trời Việt Nam trên cơ sở hiệp định về hàng không đã ký kết với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc có phép cấp riêng cho chuyến bay không thường lệ" và đƣợc tiếp tục ghi nhận lại tại khoản 1

Điều 58 của Luật này : "Hàng không nước ngoài chỉ được vận chuyển hành

khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và bưu phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài trên cơ sở hiệp định hàng không ký kết với chính phủ Việt Nam" thì đến Luật hàng không vừa đƣợc ban hành năm 2006,

nguyên tắc này đã lại một lần nữa đƣợc tiếp tục khẳng định lại nhƣ sau [3, Điều 114, khoản 2]:

Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cở sở và phù hợp với các qui định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

Nhƣ vậy, cơ sở pháp lý để thực hiện các chuyến bay thƣờng lệ giữa Việt Nam và nƣớc ngoài là điều ƣớc quốc tế và giấy phép khai thác hàng không (phép bay). Các điều ƣớc quốc tế qui định trong luật là công ƣớc về hàng không dân dụng; Hiệp định vận chuyển hàng không quốc tế. Giấy phép bay đƣợc cấp căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không. Quyền vận chuyển hàng không do nhà nƣớc quản lý, đƣợc cấp cho các hãng hàng không trên cơ

sở xem xét chính sách phát triển thị trƣờng và điều quan trọng là phù hợp với các điều ƣớc quốc tế về vận tải hàng không.

Theo khoản 3 Điều 114 Luật hàng không năm 2006, các chuyến bay quốc tế không thƣờng lệ đƣợc thực hiện trên cơ sở cấp phép riêng cho chuyến bay và với điều kiện không đƣợc gây ảnh hƣởng xấu đến vận chuyển thƣờng lệ. Điều này có nghĩa cơ sở pháp lý để thực hiện các chuyến bay thƣờng lệ và không thƣờng lệ là khác nhau. Vận chuyển không thƣờng lệ đƣợc thực hiện theo thủ tục riêng, đƣợc cấp cùng với cấp phép bay[3, Điều 113, khoản 5].

Các chuyến bay vận chuyển hàng không quốc tế (cả thƣờng lệ và không thƣờng lệ) đƣợc thực hiện trên cơ sở cấp phép bay của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Phép bay đƣợc cấp căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không. Vấn đề ở đây lại quay lại nội dung liên quan đến việc cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế cho các hãng hàng không mà điều này Luật hàng không năm 2006 qui định rất rõ nhƣ đã đề cập ở trên. Rõ ràng việc thực hiện chuyến bay quốc tế sẽ cho phép các hãng hàng không nƣớc ngoài thực hiện hoạt động thƣơng mại nên do vậy nhà nƣớc phải cân nhắc kỹ đến các yếu tố có thể gây ảnh hƣởng cho hãng hàng không của nƣớc mình, nhƣng đồng thời phải phù hợp với các qui định trong những điều ƣớc quốc tế mà các bên là thành viên, ví dụ nhƣ hiệp định hàng không song phƣơng.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiệp định hàng không song phƣơng đƣợc ký giữa Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nƣớc ngoài có liên quan là một văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ về thiết lập và thực hiện giao lƣu hàng không quốc tế. Đây là phƣơng thức chủ yếu ghi nhận các quan hệ hình thành trong quá trình thiết lập giao lƣu hàng không quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nội dung và hình thức cụ thể của các hiệp định hàng không phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất cụ thể của mối quan hệ giữa các bên ký kết.

Chính vì hiệp định hàng không song phƣơng là cơ sở pháp lý để thiết lập và điều chỉnh giao lƣu hàng không thƣờng lệ giữa Việt Nam với các quốc gia ký kết tƣơng ứng cho nên hiệp định hàng không song phƣơng phải phù hợp với các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng về hàng không dân dụng mà Việt Nam và bên ký kết tƣơng ứng là thành viên, đồng thời phải phù hợp với luật pháp của từng quốc gia và đảm bảo lợi ích của các bên hữu quan. Nguyên tắc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên đã đƣợc qui định rất rõ tại khoản 1 Điều 114 Luật hàng không năm 2006 là: ”Việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc

gia khác phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài”.

Nếu kể hiệp định hàng không dân dụng đầu tiên đƣơc ký kết giữa Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ nƣớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa vào ngày 05/4/1956 thì đến nay Việt Nam đã thiết lập giao lƣu hàng không với trên 50 quốc gia và khu vực lãnh thổ trên cơ sở các hiệp định và thoả thuận hàng không đang có hiệu lực pháp lý. Các vấn đề đƣợc nêu trong các Hiệp định vận chuyển hàng không song phƣơng của Việt Nam với các quốc gia ký kết liên quan đến việc thiết lập và điều tiết giao lƣu hàng không thƣờng lệ giữa Việt Nam với các quốc gia đó. Trong mỗi hiệp định, các vấn đề này đƣợc phân chia thành các điều khác nhau và số lƣợng các điều trong mỗi hiệp định cũng có thể khác nhau do ý chí của các bên ký kết đối với các vấn đề đƣa ra. Nếu căn cứ vào tính chất của các vấn đề đối với điều tiết vận chuyển hàng không quốc tế thì có 3 nhóm điều khoản sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)