Các căn cứ quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 30 - 39)

Để cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam vào trong việc quyết định hình phạt nhằm đảm bảo cho hình phạt đã tuyên có thể đạt được mục đích đã đặt ra, Bộ luật hình năm 1999 đã quy định các căn cứ cụ thể hóa mà Tòa án phải dựa vào khi quyết định hình phạt. Nhưng căn cứ đó theo Điều 45 của Bộ luật hình sự gồm:

- Các quy định của Bộ luật hình sự;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; - Nhân thân người phạm tội;

- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định hình phạt, để vận dụng đúng các căn cứ này, đòi hỏi phải nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau. Có nhận thức đúng điều này thì mới có thể vận dụng và quyết định hình phạt đúng được.

a. Căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự

Khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự. Đây là biểu hiện cụ thể, trực tiếp của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự nói chung cũng như quyết định hình phạt nói riêng. Các quy định của Bộ luật hình sự là căn cứ quyết định hình phạt đầu tiên được ghi nhận tại Điều 45 của Bộ luật hình sự năm 1999. Các quy định này không chỉ tồn tại đơn thuần là một trong những căn cứ mà còn chi phối tất cả các căn cứ khác. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cân nhắc nhân thân người phạm tội, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đều do luật cho phép và phải theo các quy định của luật.

Các quy định của Bộ luật hình sự là căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: - Quy định có tính nguyên tắc chung về đường lối xử lý, về hình phạt và hệ thống hình phạt, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước (Điều 3, các Điều 26 đến Điều 41; các Điều 71 và Điều 76 của Bộ luật hình sự năm 1999);

- Quy định về các vấn đề cụ thể của trách nhiệm hình sự và hình phạt, đó là:

+ Quy định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (các Điều 19, Điều 25, Điều 57 và khoản 6 Điều 289 của Bộ luật hình sự năm 1999);

+ Quy định về khung hình phạt của các tội phạm cụ thể (các điều luật quy định về tội cụ thể có các khung hình phạt cơ bản, tăng nặng hoặc giảm nhẹ).

+ Quy định cho phép chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn (Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999).

+ Quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt (các điều 51, 53, 54, 55 và 57 của Bộ luật hình sự năm 1999).

+ Quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (các điều 46, 48, 49 và 50 của Bộ luật hình sự năm 1999).

Dựa vào căn cứ này mới chỉ cho phép Tòa án khẳng định:

- Có thể miễn trách nhiệm hình sự hay hình phạt cho người phạm tội được hay không?

- Nếu không được miễn trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt thì hành vi phạm tội thuộc khung hình phạt nào của điều luật)?

- Có thể chuyển khung hình phạt theo Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999 được không?

Như vậy dựa vào căn cứ thứ nhất (các quy định của của Bộ luật hình sự năm 1999), Tòa án chưa thể quyết định được loại và mức hình cụ thể mà

mới chỉ cho phép xác định được khung hình phạt được phép áp dụng (trong trường hợp không được miễn trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt). Để có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thể đòi hỏi Tòa án phải căn cứ tiếp theo và vẫn trên cơ sở căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.

Việc cân nhắc các căn cứ tiếp theo cho phép Tòa án có thể định ra được hình phạt cụ thể đảm bảo hình phạt đã tuyên có khả năng đạt được cả hai mục đích là trừng trị và giáo dục. Hình phạt được tuyên phải thể hiện được sự trừng trị tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, đồng thời phải phù hợp với người phạm tội trong việc răn đe, giáo dục họ cũng như đáp ứng yêu cầu giáo dục phòng ngừa chung.

b. Căn cứ tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Loại và mức độ hình hình phạt luôn luôn phải tồn tại trong một bản án kết tội của Tòa án (trừ trường người phạm tội được Tòa án tuyên vô tội hoặc miễn hình phạt). Tuy nhiên, để có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt cho phép, Tòa án phải căn cứ (cân nhắc) vào tích chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại Tòa án, Hội đồng xét xử, nhất là Thẩm phán không phải lúc nào cũng có sự thống nhất về việc đánh giá tích chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Điều này nhằm giải quyết các câu hỏi, như: Tích chất nguy hiểm cho xã hội và mức độ nguy hiểm cho xã hội được hiểu như thế nào? Quyết định hình phạt có cần phải cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay không? Hay chỉ cần cân nhắc riêng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội được hiểu là chuẩn đánh giá, so sánh tính nguy hiểm cho xã hội giữa các trường hợp phạm tội cụ thể đã thực hiện, thuộc cùng khung hình phạt của cùng loại tội phạm. Mức độ nguy hiểm cho

xã hội khác với tích chất nguy hiểm cho xã hội, mặc dù tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng là chuẩn đánh giá, so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính chất nguy hiểm cho xã hội dùng để so sách giữa các trường hợp phạm tội đã thực hiện thuộc các khung hình phạt khác nhau của cùng loại tội phạm, hay giữa các tội phạm khác nhau trong cùng một nhóm tội, hay giữa các nhóm tội khác nhau quy định trong Bộ luật hình sự.

Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cần xác định tính chất và mức độ hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm qua việc xác định tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra, đe dọa gây ra, cũng như những ảnh hưởng xấu khác mà tội phạm gián tiếp gây ra. Những thiệt hại đó có thể là: Thiệt hại thể chất; thiệt hại vật chất và có thể là thiệt hại tinh thần.

Để đánh giá đúng hậu qủa nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Hội đồng xét xử cần lưu ý:

+ Khi hậu quả của tội phạm đã được xác định là dấu hiệu định tội (đối với tội có cấu thành tội phạm vật chất) hoặc là dấu hiệu định khung thì không thể căn cứ vào hậu quả này để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nếu tính chất hoặc mức độ của hậu quả không vượt khỏi "chuẩn" tối

thiểu mà dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt đó đòi hỏi.

+ Việc đánh giá mức độ hậu qủa của hành vi phạm tội phải đặt trong sự thống nhất với việc đánh giá tính chất của hậu quả và không tách rời điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tội phạm.

Mức độ nguy nghiểm cho xã hội của bất kỳ hành vi phạm tội cụ thể nào đầu liên quan đến lỗi của chủ thể thực hiện tội phạm. Chúng ta có thể đánh giá mức độ lỗi của trường hợp phạm tội cụ thể trên cơ sở đánh giá các yếu tố sau:

+ Mức độ cho phép chủ thể có thể nhận thức được hành vi vi phạm của mình;

+ Hệ thống thái độ của chủ thể đối với những đòi hỏi của xã hội bị vi phạm;

+ Mức độ đấu tranh (sự quyết tâm) của chủ thể tội phạm với những tác động bên ngoài khi quyết định thực hiện hành vi;

+ Động cơ phạm tội.

c. Căn cứ nhân thân người phạm tội

Giai đoạn xét xử, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải cân nhắc nhân thân người phạm tội, hoạt động này cần chú ý: Hình phạt luôn luôn là hình phạt cho hành vi phạm tội đã thực hiện chứ không phải cho nhân thân của người phạm tội. Cân nhắc nhân thân người phạm tội không có nghĩa là cân nhắc nhân thân nói chung mà chỉ cân nhắc những đặc điểm nhất định liên quan đến mục đích của hình phạt, như là:

+ Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

+ Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh môi trường sống, giáo dục;

+ Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ.

Trong luật hình sự Việt Nam, những tình tiết về nhân thân có ý nghĩa khi quyết định hình phạt là phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự; tái phạm, tái phạm nguy hiểm; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không; là người chưa thành niên phạm tội hay đã thành niên; có thái độ tự thú hoặc hối cải lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố v.v... Ngoài ra, khi xem xét yếu tố nhân thân người phạm tội, chính sách hình sự của Nhà nước ta còn quy

định đến cả đặc điểm: dân tộc, tôn giáo, bênh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hay đang nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh đặc biệt kho khăn.

d. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự ở đây là những đình tiết đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật hình sự. Cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999. Đây là những tình tiết ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (giảm xuống hoặc tăng lên trách nhiệm hình sự) hoặc là những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội hoặc phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Bộ luật hình sự năm 1999 coi đây là căn cứ quyết định hình phạt và đã cụ thể hóa chi tiết tại Điều 46 và Điều 48 là nhằm mục đích hướng dẫn cho Tòa án khi cân nhắc tích chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt, Tòa án tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ một tình tiết nào, sự thiếu sót, bỏ quả một tình tiết nào cũng đều dẫn đến mức hình phạt không tương xứng với trách nhiệm hình sự mà người phạm tội lẽ ra phải chịu.

Khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 18 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác nhau. Tuy nhiên cũng tại khoản 2 Điều 46, khi xét xử Tòa án còn được coi một số tình khác là tình tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với điều kiện là phải ghi rõ trong bản án. Trong 18 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được quy định có 8 loại tình tiết làm giảm nhẹ mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k và n), nội dung quy định như sau:

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính dáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải tự do mình gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; i) Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu; và

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình [31].

Có 7 loại tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, môi trường sống của người phạm tội (các điểm a, b, h, o, p, q và r),, nội dung quy định như sau:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; và

Có 3 loại tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phản ánh đặc điểm đặc biết của người phạm tội (các điểm l, m và s), nội dung quy định như sau:

l) Ngươi phạm tội là phụ nữ có thai; m) Ngươi phạm tội là người già; và

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác [31].

Trong trường hợp người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Tòa án có thể áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999 để quyết định hình phạt nhẹ hơn. Nội dung điều luật như sau:

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án [31].

Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999, với nội dung như trên đã khắc phục được một số hạn chế của khoản 3 Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 1985. Theo khoản 3 Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 1985, khi quyết định hình phạt, một số tòa án đã có sự lạm dụng "khoảng trống" của luật:

- Coi những tình tiết ngoài Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 1985 là tình tiết giảm nhẹ của vụ án cụ thể và lấy những tình tiết đó làm căn cứ áp dụng khoản 3 Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 1985;

- Chuyển khung hình phạt áp dụng từ khung cao nhất qua khung kế tiếp xuống khung thấp nhất;

Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục được "khoảng trống" của luật, bằng việc quy định chặt chẽ: Phải có ít nhất hai tình tiết giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 và chỉ được phép chuyển xuống khung nhẹ hơn liền kề.

Khi áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 1999, Tòa án, trực tiếp là Hội đồng xét xử cần chú ý:

- Khi chuyển sang hình phạt nhẹ hơn thì không đòi hỏi loại hình phạt nhẹ hơn đó phải được phép áp dụng cho loại tội bị xét xử;

- Có thể chuyển qua loại hình phạt nhẹ hơn xuống loại nhe hơn nữa. Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó có 14 loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác nhau. Trong đó có 12 loại tình tiết làm tăng mức độ nguy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 30 - 39)