NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 45)

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT

Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản dưới đây.

Đặc điểm thứ nhất- Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt

chỉ có thể phát sinh khi có tội phạm. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bắt đầu phát sinh quan hệ pháp luật hình sự để giải quyết vấn đề tội phạm. Cụ thể, quá trình tố tụng hình sự của một vụ án được tiến hành, từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố, xét xử và thi hành án. Đây là quá trình giải quyết vụ án hình sự có đủ các giai đoạn tố tụng và người phạm tội bị Tòa án tuyên có tội bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Rõ ràng đặc điểm này cho thấy, khi có hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội thì đương nhiên người đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời hình phạt cũng phản ánh trách nhiệm hình sự của người phạm tội, thông qua loại hình phạt và mức hình phạt Tòa án đã áp dụng có thể thấy được trách nhiệm hình sự nặng hay nhẹ của người phạm tội.

Tuy nhiên, theo pháp luật hình sự Việt Nam, quá trình giải quyết vụ án hình sự có những trường hợp người phạm tội được Tòa án miễn hình phạt khi có đủ các điều kiện của luật định. Trường hợp này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, vẫn bị Tòa án tuyên án là có tội nhưng không phải chấp hành hình phạt vì đã được miễn; và vì vậy họ cũng không phải chịu án tích (khoản 1 Điều 64 của Bộ luật hình sự năm 1999).

Đặc điểm thứ hai: Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt

chỉ được vận dụng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự tại Tòa án - Thẩm quyền. Qua đặc điểm thứ nhất đã phần nào nói nên cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội - đó chỉ là Tòa án (đoạn cuối Điều 26 của Bộ luật hình sự năm 1999). Với chức nặng và nhiệm vụ của mình, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền kết án và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Thực tiễn hoạt động xét xử vụ án hình sự tại Tòa án, phải làm rõ được mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tòa án có nghĩa vụ xác định chích xác trách nhiệm hình sự của người phạm tội, từ đó mới có quyết định áp dụng hình phạt và mức hình phạt tương xứng với trách nhiệm hình sự. Một quyết định hình phạt của Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội, quá nặng hoặc quá nhẹ đều không phản ánh chích xác trách nhiệm hình sự của họ, cũng chính vì vậy hình phạt được áp dụng đối với họ khó có thể đạt được đầy đủ các mục đích và hiệu quả như mong muốn.

Đặc điểm thứ ba: Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt là

mối liên hệ giữa "cái riêng và cái chung". Giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt có mối liên hệ thống nhất - hữu cơ, lôgíc - chứng biện. Hình phạt là một dạng riêng của trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy hình phạt không thể có/tồn tại nếu không có trách nhiệm hình sự. Nói cách khác hình phạt không thể được áp dụng đối với ngươi không có trách nhiệm hình sự. Ngược lại, trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, thường được biểu hiện thông qua hình phạt (trừ khi người đó được miễn hình phạt khi có đủ các điều kiện do luật định).

Trong luật hình sự Việt Nam, có hệ thống hình phạt với các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, như đã nêu tại Chương 1 của đề tài này. Điều này cho thấy trách nhiệm hình sự không chỉ được chuyển hóa băng một loại hình phạt mà có thể bằng nhiều loại hình phạt khác nhau, như: Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, từ hình v.v... Đặc điểm này cho thấy rõ hơn

Đặc điểm thứ tư: Thông qua mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt, cho phép chúng ta xác định được hậu quả pháp lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Người thực hiện tội phạm, về nguyên tắc họ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và công bằng trong luật hình sự Việt Nam, họ có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Trường hợp này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị kết án, vì vậy họ đương nhiên không phải chịu án tích. Ngược lại, khi hành vi phạm tội của họ được Tòa án xét xử tuyên bằng bản án kết tội và áp dụng hình phạt đã có hiệu lực pháp luật thì họ phải chịu án tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 45)