Đối với chế định trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80 - 83)

- Các dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan: 1) Sự cố ý liên kết về mặt

3.2.1.Đối với chế định trách nhiệm hình sự

c) Khi nghiên cứu về chế định miễn hình phạt cần lưu ý rằng, mặc dù trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nhà làm luật vẫn chưa điều chỉnh

3.2.1.Đối với chế định trách nhiệm hình sự

Thứ nhất: Đối với cơ sở của trách nhiệm hình sự, được quy định tại

Điều 2 của Bộ luật hình sự năm 1999, chúng tôi mạnh dạn có nhận xét và kiến nghị như sau:

a) Vì điều luật quy định "chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định..." cần sửa thành "chỉ người nào phạm một hay nhiều tội được Bộ luật hình sự quy định...". Vì quy định như hiện hành, có thể dẫn đến

cách hiểu sai là, cho rằng chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người nào phạm từ hai tội

trở lên thì không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được giải quyết bằng cơ sở trách nhiệm hình sự khác [43, tr. 6].

b) Cũng với quy định như hiện tại về cơ sở trách nhiệm hình sự "chỉ người người nào phạm một tội..."là đề cập đến việc một người đã thực hiện

hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm rồi, nhưng sau đó, đoạn hai Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định "người chuẩn bị phạm một tội rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện", có nghĩa nếu

một người nào đó mới "tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra

những điều kiện khác để thực hiện tội phạm đối với một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" đã phải chịu trách nhiệm hình sự rồi, chứ chưa

cần họ phải "thực hiện hành vi phạm tội". Rõ ràng đây là trường hợp đặc biệt, vì, nếu để tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiệm trọng xảy ra, sẽ gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Do đó, các nhà làm luật mới quy định buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ chuẩn bị phạm một tội. Tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam, cần có quy định bổ sung để tránh việc không thống nhất giữa các điều luật trong Bộ luật hình sự, như Điều 2 và đoạn 2 Điều 17 đã nêu. Đồng thời từ "một" trong đoạn 2 Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 1999, cần bỏ đi, nếu không lại dẫn đến cách hiểu sai tương tự như từ "một" trong Điều 2

của Bộ luật.

Từ những bất cập trên, chúng tôi đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999, như sau:

Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999: "Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự"; tác giả luận văn xin kiến nghị sửa đổi như sau:

Điều 2: Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một hay nhiều tội đã được Bộ luật hình sự quy định hoặc trường hợp quy định tại đoạn 2 Điều 17 Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự [43, tr. 7].

Thứ hai: Về những điều kiện của trách nhiệm hình sự.

Qua nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự và luật hình sự thực định, chúng ta thấy: mới có cơ sở của trách nhiệm hình sự được luật hình sự định cụ thể và thống nhất, còn những điều kiện của trách nhiệm hình sự thì chưa được quy định đầy đủ và chưa được thống nhất ghi nhận trong quy phạm pháp luật hình sự. Cụ thể, những điều kiện của trách nhiệm hình sự, được quy định dải giác tại nhiều điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999, như: Điều 2, Điều 8 cho đến Điều 16 của Bộ luật hình sự. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999, nên sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các quy phạm pháp luật hình sự về "hệ thống những điều kiện của trách nhiệm hình sự".

Đó là những điều kiện: Người có năng lực trách nhiệm hình sự; đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; có lỗi trong việc thực hiện; hành vi nguy hiểm cho xã hội; bị luật hình sự cấm [6, tr. 636]. Chỉ khi nào có đủ những điều kiện này, thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện.

Thứ ba: Về thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự.

Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bi coi là tội phạm, khi đó trách nhiệm hình sự phát sinh. Để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, cần được thực hiện trong mối quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là chủ thể có quyền - Nhà nước và chủ thể nghĩa vụ - người phạm tội. Song, thời điểm bắt đầu áp dụng trách nhiệm hình sự là từ khi Tòa án tuyên một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với người thực hiện tội phạm. Do vậy, chúng ta khẳng định Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự. Khẳng định này dựa trên cơ sở: tại đoạn 1 Điều 72

của Hiến pháp năm 1992, nội dung điều luật quy định như sau: "Không ai bị

coi là có tôi và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu pháp luật", tiếp đến tại Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

cũng quy định như trên.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, chúng ta nhận thấy, thẩm quyền thực hiện trách nhiệm hình sự còn có thể là Cơ quan điều tra, khi có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, và chính bản thân Viện kiểm sát cũng có quyền thực hiện trách nhiệm hình sự, như: miễn trách nhiệm hình sự.

Do vây, với sự khẳng định trên thông qua căn cứ pháp lý đã viện dẫn, theo quan điểm của chúng tôi trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự theo hướng việc áp dụng chúng, nên quy định duy nhất một cơ quan có thẩm quyền - đó chỉ có thể là Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80 - 83)