Đối với chế định hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 87 - 89)

- Các dấu hiệu đặc trưng về mặt chủ quan: 1) Sự cố ý liên kết về mặt

c) Khi nghiên cứu về chế định miễn hình phạt cần lưu ý rằng, mặc dù trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành nhà làm luật vẫn chưa điều chỉnh

3.2.3. Đối với chế định hình phạt

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, tội phạm và hình phạt là hai trong số những chế định quan trọng. Chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khi nói đến luật hình sự, dù đề cập đến vấn đề hay nội dung nào thì suy cho cùng cũng đều nhằm giải quyết vấn đề tội phạm và hình phạt. Hình phạt với tư cách là một dạng phổ biến, điển hình và quan trọng nhất của trách nhiệm hình sự, đồng thời hình phạt là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Tội phạm - trách nhiệm hình sự - hình phạt có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có tội phạm thì mới có người phạm tội, có người phạm tội thì mới có trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm hình sự mới có hình phạt. Đến lượt mình hình phạt chỉ được áp dụng đối với người nào đã thực hiện tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khái niệm hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, khái niệm này có vai trò quy định và có mối liên hệ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề khác của luật hình sự, như: tội phạm, quyết định hình phạt, mục đích của hình phạt, hệ thống các hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung), các biện pháp tư pháp v.v... Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 26 của Bộ luật hình sự năm 1999, nội dung:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định [31].

Song, qua nghiên cứu khái niệm hình phạt trên, chúng ta thấy có một số vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung như sau:

- Khi Tòa án áp dụng hình phạt đối với người phạm tội thì chính là nhân danh Nhà nước đã tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Vì vậy khái niệm hình phạt không cần thiết dùng từ "nhằm" nữa. Mặt

khác, khi quy định về mục đích của hình phạt, tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 1999 đã dùng từ "nhằm" là rất phù hợp và chính xác rồi [4, tr. 24];

- Trong khái niệm hình phạt, cần khẳng định rõ hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất "về hình sự" của Nhà nước có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ hơn;

- Khái niệm hình phạt, không nên quy định rời rạc hình phạt và mục đích của hình phạt, mà ngay trong khái niệm cần có thông tin chỉ dẫn các mục đích của hình phạt. Do đó cần thêm cụm từ "các mục đích của hình phạt được

quy định tại Điều 27 của Bộ luật này". Cũng vì vậy, Điều 27 của Bộ luật hình

đấu tranh, phòng và chống tội phạm, hình phạt có nhiều mục đích chứ không phải có một mục đích.

Từ phân tích trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra hướng sửa đổi bổ sung Điều 26 của Bộ luật hình sự như sau:

Điều 26 Bộ luật hình sự:

"Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định" [31].

Tác giả luận văn xin kiến nghị sửa đổi như sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất về hình sự của Nhà nước với nội dung

tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định. Các mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 27 của Bộ luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 87 - 89)