Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 54 - 56)

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM:

2.2.6. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng:

Các qui định hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng gồm hai mức độ hành chính và hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng được áp dụng trong trường hợp cá nhân trong và ngoài nước có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . Các hành vi này có thể đã gây hoặc chưa gây ra thiệt hại cụ thể đối với rừng, đất rừng, tài nguyên và hệ sinh thái rừng mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.

Theo tinh thần của Nghị định số 77/ CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý này, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính là: Phá rừng trái phép, khai thác rừng trái phép, phá đốt rừng trái phép vi phạm qui định về phòng cháy chữa cháy rừng, vi phạm qui định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng, chăn thả trái phép gia súc vào rừng, săn bắt trái phép động vật rừng, gây thiệt hại đến đất rừng, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản, vi phạm qui định quản lý nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản, vi phạm thủ tục trình kiểm lâm. Hình thức xử phạt chủ yếu là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào từng loài và mức độ vi phạm, hình phạt tiền được qui định từ 20.000 đồng và có thể lên đến 100.000.000 đồng [11, Tr 573 - 581]. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền (nếu có), tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại thiệt hại hay chịu chi phí để khôi phục laị thiệt hại do họ gây ra. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng là cơ quan kiểm lâm và uỷ ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như cảnh sát, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm trong việc thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khi

phát hiện hành vi vi phạm thì các cơ quan này phải lập biên bản chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan kiểm lâm xử lý theo qui định của pháp luật. Ngày 02/8/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2002/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong Nghị định này qui định chi tiết cụ thể hơn về mức độ vi phạm và mức độ tiền phạt đối với những đối tượng cụ thể. Truy cứu trách nhiệm bảo vệ rừng được áp dụng đối với các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự đã mắc lỗi cố ý hay vô ý vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính.

Trong Bộ Luật Hình sự năm 1985 tội “ Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” được quy định tại điều 181. Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 1999 tại điều 189 quy định tội danh “Tội huỷ hoại rừng”, tại điều 190 quy định về “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” và tại điều 191 quy định về “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên”, Có thể nhận thấy rằng về hình thức việc phân định tội danh trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở trong Bộ Luật hình sự 1999 đã bao quát hơn phạm vi đối tượng liên quan đến rừng cần được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt Bộ Luật dành riêng 2 điều 190 và 191 để quy định đối với tội danh vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm và bảo vệ các khu rừng tự nhiên ở Việt Nam phù hợp với tinh thần của các công ước quốc tế như CITES, CBD... mà Việt Nam đã tham gia.

Về nội dung của chế tài hình sự đối với các tội danh trên, điều 189 quy định về khung hình phạt đối với tội huỷ hoại rừng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Điều 190 quy định khung hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về

bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm ; trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm. Ngoài ra người phạm tội trong các trường hợp nêu trên còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. [4]

Trên thực tế hiện nay, số lượng vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng vẫn tiếp tục gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng đã tạo điều kiện cho các cán bộ kiểm lâm có một quyền lực bao quát hơn đối với các hành vi phạm pháp. Bên cạnh đó, mức độ phạm pháp làm căn cứ để xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự thường được xác định dựa trên diện tích rừng bị phá. Diện tích rừng càng lớn càng thuộc khu vực có yêu cầu bảo vệ cao thì càng phạt nặng. Nếu việc xử lý các vi phạm dựa trên mức phá huỷ thực tế đã gây ra chứ không tính theo diện tích thì sẽ chặt chẽ và hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 54 - 56)