Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 28 - 30)

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM:

2.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng:

1. Nguyên tắc rừng là tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà

nước là đại diện: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “

Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước” (20, trang 142).

Như vậy, đối với các tài nguyên và hệ sinh thái rừng thì nhà nước với tính cách là chủ sở hữu đặc biệt, có đầy đủ 3 quyền năng : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Hiến pháp năm 1992 cũng xác định: “...phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờngcó sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân có sở hữu tập thể làm nền tảng” [20].

2. Nguyên tắc sử dụng rừng và đất rừng: Theo quy định trên, rừng núi là

thuộc hình thức sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước- mặc dù theo quy định thì nhà nước có đầy đủ 3 quyền năng (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) nhưng trong thực tế nhà nước không thể và không có khả năng để sử dụng 3 quyền trên. Nhà nước giao cho các cá nhân và tổ chức sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng đất rừng có quyền hưởng hoa lợi, để lại quyền thừa kế hoa lợi trên mặt đất, được phép chuyển quyền sử dụng như chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất được nhà nước giao...

Theo quy định tại điều 4-Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991: “Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ lao động, vật tƣ, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản theo hƣớng phát triển nông- lâm - ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến” [11. Tr 20].

3. Nguyên tắc quản lý các loại rừng: Nhà nước quản lý rừng theo các nguyên tắc sau:

Rừng được chia thành ba loại theo mục đích sử dụng chủ yếu của từng loại gồm : - Rừng phòng hộ được xác định chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. ( Điều 26 - luật bảo vệ và phát triển rừng- 1991)

- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch.

Rừng đặc dụng được phân thành các loại: vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá xã hội, nghiên cứu thí nghiệm, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học.

Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố. (Điều 31- Luật bảo vệ và phát triển rừng) [11. tr 29].

- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo tinh thần của điều 2, quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001của Thủ tướng chính phủ) thì nguyên tắc tổ chức quản lý 3 loại rừng được xác định như sau :

- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được nhà nước thống nhất quản lý và xác lập hệ thống các khu rừng đặc dụng và phòng hộ quốc gia. Mỗi khu rừng đặc dụng, phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên

quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái với quy chế này.

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là chủ rừng) được nhà nước giao hoặc cho thuê đất lâm nghiệp và rừng sản xuất để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, diện tích đất lâm nghiệp và rừng sản xuất giao hoặc cho các chủ rừng thuê tuỳ theo quỹ rừng, quỹ đất lâm nghiệp của địa phương và nhu cầu, khả năng quản lý, sử dụng đất và sản xuất kinh doanh của chủ rừng.

- Mọi tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ xây dựng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp đều bị xử lý theo pháp luật [11. tr 105].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 28 - 30)