Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 30 - 35)

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM:

2.2.2. Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng:

Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ tính đa sinh học, bảo đảm sự cân bằng sinh thái của rừng, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên rừng đồng thời ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường rừng.

a. Nội dung các qui định pháp luật:

Tại điều 2 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 qui định rõ: “Nhà nƣớc thống nhất quản lý rừng và đất trồng rừng. Nhà nƣớc giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân - dƣới đây gọi là chủ rừng để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo qui hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc. Tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp rừng, đất trồng rừng đƣợc tiếp tục sử dụng theo qui định của Luật này”. Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò và tác dụng to lớn đối với môi trường sống nói chung và sự tồn vong của loài người nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, không một tổ chức hay cá nhân nào có đủ tư cách và thẩm quyền để quản lý bảo vệ rừng. Việc quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng là một yêu cầu tất yếu khách quan. Đây là lĩnh vực tác động qua lại giữa

con người và tự nhiên và là hoạt động có ý thức tự giác của con người trong quá trình tồn tại và phát triển rừng vì lợi ích và phát triển của thế hệ hôm nay và mai sau.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng được xác định tại điều 8 – Luật bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

1. Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừngvà sử dụng đất trồng rừng trên phạm vi cả nước và ở rừng địa phương.

3. Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng.

4. Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng.

5. Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng.

6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó.

7. Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng [11, Tr21, 22]

Những nội dung về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nêu trên đã được cụ thể hoá tại Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội động Bộ trưởng về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Tại điều 2 của Nghị định này qui định:

- Nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng rừng bằng pháp luật, chính sách, qui hoạch, kế hoạch và các chế độ, thể lệ.

Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.

- Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thanh phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh, ổn định lâu dài [11, tr38].

b. Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng:

Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện bởi một hệ thống thống nhất các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Bộ, Sở thuộc các tỉnh, thành phố.

Với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội quyết định chính sách bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái rừng, quyết định bộ máy nhà nước về bảo vệ rừng.

Bên cạnh chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp là các cơ quan hành chính địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở địa phương.

Những qui định nêu trên về quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ rừng khá đầy đủ và chi tiết nhưng khả năng thực thi trên thực tế là rất khó nếu không muốn nói là “bất khả thi”. “... Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trừ Trung ương đến cơ sở”. (Điều 2 nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992). Khi xảy ra sự cố về rừng như: rừng bị tàn phá, lâm tặc hoành hành, bị cháy... thì trách nhiệm thuộc về “ai” trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng đó?. Chính vì vậy, từ góc độ pháp lý có thể thấy đây là khiếm khuyết khiến cho rừng ngày càng bị thu hẹp và vấn để bảo vệ rừng ngày càng khó khăn (một vài khuyến nghị về vấn đề này xin được đề cập trong chương 3).

Theo qui định tại điều 6, Nghị định của Hội động Bộ trưởng ngày 17/01/1992 thì nội dung quản lý nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi địa phương của UBND các cấp gồm:

- Căn cứ vào chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện qui hoach, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương.

- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tiền hành thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ ấy với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức của Trung ương đóng tại địa phương.

- Chỉ đạo thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng cho các thanh phần kinh tế trong địa phương.

- Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng theo qui định của pháp luật. [11, Tr40, 41]

Hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về bảo vệ rừng ở Trung ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở cấp tỉnh có các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, đất trồng rừng, theo qui định tại điều 5, Nghị định 17/HĐBT ngày 17/01/1992 thì Bộ Lâm nghiệp (từ năm 1995 là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong cả nước, cụ thể là:

- Tổ chức, chỉ đạo việc điều tra, phúc tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, theo dõi diễn biến tình hình tài nguyên rừng trong cả nước và ở từng địa phương.

- Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, qui hoạch các vùng lâm nghiệp, các hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giống trong phạm vi cả nước, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ Trung ương đến cơ sở.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các qui phạm, qui trình, kỹ thuât về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng.

- Xây dựng trình Chính phủ quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ, về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện.

- Phối hợp với Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Vụ đất đai thuộc Bộ tài nguyên môi trường) xây dựng và chỉ đạo thực hiện các qui chế giao rừng, đất trồng rừng.

- Xây dựng trình Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý ngành Lâm nghiệp.

- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong và ngoài ngành lâm nghiệp về việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. Khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, xử phạt hoặc đề nghị xử phạt những tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng [11, Tr 39, 40].

Cơ quan chuyên trách trong cơ cấu của Bộ Lâm nghiệp trước đây nay sáp nhập với Bộ Thủy lợi và Bộ Nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay có Cục Kiểm lâm, ở các Sở lâm nghiệp nay là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có các chi cục kiểm lâm. Đây là lực lượng chuyên trách có chức năng quản lý và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan chính quyền địa phương.

Theo qui định tại Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì cơ quan kiểm lâm có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm về rừng; thực hiện việc quản lý rừng và bảo vệ rừng; tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và xây dựng vốn rừng [11, Tr34].

được qui định cụ thể trong Quyết định số 347/TTg ngày 25 /08 /1996 của Thủ tướng chính phủ và theo qui định tại điều 2 Quyết định trên thì nhiệm vụ quyền hạn cụ thể chủ yếu của Cục kiểm lâm thực hiện theo qui định tại Nghị định 39/CP ngày 15/8 1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm.

Như vậy, về cơ bản ở nước ta đã hình thành một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng đã có nhiều nảy sinh và Chính phủ đang có chủ trương sửa đổi Nghị định 39/CP ngày 15/8/1994 của Chính phủ về tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Cục kiểm lâm cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 6 01 05 (Trang 30 - 35)