Về mặt lý thuyết, đối chất và nhận dạng là những biện pháp rất hạn chế áp dụng. Việc tổ chức đối chất được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả đối chất giữa nhân chứng với bị can; đối chất giữa bị can với bị hại; đối chất giữa bị can với gia đình bị hại; đối chất giữa bị can với nhau; đối chất giữa nhân chứng với nhân chứng.
Nhìn chung, các hoạt động đối chất được chuẩn bị kỹ lưỡng đều có kết quả tốt, mâu thuẫn trong lời khai của bị can với nạn nhân hoặc gia đình nạn
nhân, nhân chứng được giải quyết. Tuy nhiên, do việc tổ chức đối chất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, đầu tư về thời gian, địa điểm… và chỉ khi có mâu thuẫn cần phải làm rõ nên biện pháp này chưa được vận dụng thường xuyên. Trong một số trường hợp việc đối chất chưa được các điều tra viên chuẩn bị chu đáo, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa lường trước được các tình huống phát sinh, vì vậy trong quá trình tiến hành điều tra các điều tra viên đã lóng ngóng trong việc giải quyết tình thế.
Hoạt động đối chất được sử dụng khi có sự mâu thuẫn giữa lời khai của hai hay nhiều người. Và đôi khi chúng ta phải tiến hành đối chất giữa người làm chứng, ngưòi bị hại là người chưa thành niên với các đối tượng khác trong vụ án hình sự. Mặc dù theo quy định của pháp luật, người được đưa vào đối chất phải chịu trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối nhưng đối với các em là nạn nhân, nhân chứng dễ bị “ảnh hưởng” theo hướng “bị lôi cuốn” bởi những lời khai của người khác trong cuộc đối chất hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như cuộc sống nên các em thường “thụ động” trong buổi đối chất và thưưògn là những người trả lời trong cuộc đối chất.