Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 40 - 44)

Qua hình 2.5 ta thấy, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp tăng mạnh qua các năm. Đạt được kết quả này do chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ giống, phân bón, lựa chọn các loài cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tập quán canh tác của địa phương đã thúc đẩy giá trị sản xuất lâm nghiệp, từng bước góp phần vào việc xoá đói, giảm nghèo.

Do đặc điểm địa hình của huyện là vùng núi cao nên việc đầu tư để trồng trọt, chăn nuôi tập trung, quy mô lớn rất khó. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt được là hiệu quả của các mô hình sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hoá, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa. Tuy nhiên kết quả hiện nay vẫn chỉ là các mô hình nhỏ lẻ, manh mún chưa được nhân rộng. Giá trị sản xuất thuỷ sản chủ yếu tập trung vào việc khai thác tự nhiên và chăn nuôi manh mún ở một số đập thuỷ lợi, ao, hồ nhỏ. Trên địa bàn huyện chưa hình thành được các mô hình chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2014 - 2017 được thể hiện tại Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2017 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC 2015/2014 2016/2015 2017/2016 BQ I. Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1818,582 100 2068,091 100 2785,383 100 3161,920 100 113,72 134,68 113,52 120,64 1. Nông nghiệp 750,908 41,29 837,711 40,51 944,275 33,90 979,298 30,97 111,56 112,72 103,71 109,33 - Nông nghiệp 536,157 71,40 590,820 78,68 607,690 80,93 597,726 79,60 110,20 102,86 98,36 103,80 - Lâm nghiệp 210,520 28,04 242,570 32,30 332,093 44,23 376,480 50,14 115,22 136,91 113,37 121,83 - Thủy sản 4,231 0,56 4,321 0,58 4,492 0,60 5,092 0,68 102,13 103,96 113,36 106,48 2. Công nghiệp – XD 934,241 51,37 1070,260 51,75 1218,308 43,74 1488,510 47,08 114,56 113,83 122,18 116,86 3. Thương mại – Dịch vụ 133,433 7,34 160,120 7,74 622,800 22,3 6 694,112 21,9 5 120,0 0 388,9 6 111,45 206,8 0

II. Chỉ tiêu Bình quân

1. GTSX/khẩu/năm (Trđ) 25,4 28,6 38,2 42,9

2. GTSX/LĐ/năm (Trđ) 51,0 57,8 77,8 89,8

3. GTSX/hộ/năm 99,5 108,7 143,1 160,2

4. GTSX NN/ha đất NN 57,6 58,8 59,2 62,0

d) Đặc điểm văn hóa – xã hội

Hiện tại trên địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em đang định cư và sinh sống bao gồm các dân tộc Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Tày... Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng (phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, ẩm thực) đã hình thành một nền văn hoá phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc với nhiều lễ hội, văn hoá, văn nghệ quần chúng như: Đàn tính và hát Then của dân tộc Tày ở Vân Sơn, kèn gọi bạn của người Dao ở Hữu Sản, múa hát của dân tộc Nùng ở Quế Sơn... Góp phần vào gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Nhìn chung, những nét độc đáo của kho tàng văn hoá các dân tộc trong huyện đã được thể hiện qua những câu hát, điệu múa, nhạc cụ dân tộc, các đặc trưng về tập quán sản xuất, phương thức canh tác, sự kết hợp hài hoà giữa các dân tộc cùng với sự ưu đãi về thiên nhiên và địa hình đã tạo cho Sơn Động có được những thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch văn hoá dân tộc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện.

2.1.2. Đánh giá chung về địa bàn huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự nhiên của Sơn Động đứng thứ hai toàn tỉnh sau huyện Lục Ngạn chiếm 22.1% diện tích cả tỉnh. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên không ưu ái, tổng sản lượng các loại cây con cũng như giá trị sản xuất của huyện luôn thấp nhất so với 9 huyện còn lại trong toàn tỉnh. Về văn hoá xã hội Sơn Động là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng lại có tỷ lệ dân tộc thiểu số hơn 47% cao nhất trong tỉnh. Một nền văn hoá đa dạng bản sắc dân tộc và một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang chuyển mình đổi thay và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ từ nhiều phía trong quá trình phát triển là những đặc điểm đặc thù của huyện Sơn Động.

Sơn Động có 23 xã thị trấn trong đó 15/23 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn. Nếu dựa vào nội lực để phát triển thì quá trình phát triển của huyện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vì điều kiện tự nhiên huyện có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi đồi núi sông suối đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp chủ yếu là ruộng bậc thang và diện tích đất nhỏ hẹp giữa các thung lũng 80% diện tích đất canh tác có hàm lượng mùn thấp chủ yếu là đất một vụ và đa phần chưa phá được thế độc canh. Trong 15 xã đặc biệt khó khăn có bốn tiểu vùng khí hậu khác nhau biến động thất thường có năm nắng hạn kéo dài sương muối giá rét.

2.2. Thực trạng các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên địa bànhuyện Sơn Động huyện Sơn Động

2.2.1. Thực trạng nghèo đói ở huyện Sơn Động

Sơn Động là huyện miền núi cao địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu còn khá nặng nề, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Tổng số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2017 là 8.135 hộ/19.737 hộ, chiếm tỷ lệ 41.22%.

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w