Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động các chương trình giảm nghèo của

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 82 - 86)

Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình giảmnghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động

Kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo cần được đổi mới theo chiều hướng sau:

Đổi mới công tác kế hoạch ở cấp xã: với sự tư vấn của các ban ngành trên huyện dựa trên đề án 30a đã được hoàn thiện, UBND các xã cần tổ chức xây dựng kế hoạch. Kế hoạch của xã phản ánh ưu tiên của các thôn bản và của xã. Kế hoạch của xã phải có thôn bản, huyện tham gia tư vấn.

Kế hoạch của các ban ngành trên huyện phải phản ánh được kế hoạch của các xã và những vấn đề chung của huyện. Kế hoạch của huyện phải có sự tham gia của các ban ngành và các xã, nhất là trong lựa chọn ưu tiên giữa các xã. Đề án phải được cụ thể hóa thành kế hoạch của các ngành trong huyện (8 lĩnh vực và 24 đầu

việc) để sử dụng vốn đầu tư phát triển và chi ngân sách thường xuyên. UBND huyện phê duyệt, đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực.

Cần có tiêu chí công khai và minh bạch cho việc lựa chọn các ưu tiên khi lựa chọn đầu tư ở các xã. Tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì từ cấp thôn/bản và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án.

Lập kế hoạch hàng năm để triển khai chương trình nên từ cơ sở lên. Nên lập kế hoạch cho từng lĩnh vực. Tránh tình trạng “bốc thuốc” chia đều cho cả những nơi không có nhu cầu, thế mạnh. Do đó, hệ thống kế hoạch triển khai bao gồm kế hoạch của từng ngành và lĩnh vực, được lập cho từng xã và tổng hợp cho cả chương trình. Nên có biểu mẫu thống nhất về kế hoạch triển khai, thống nhất về hệ thống biểu bảng, chỉ tiêu, tiện cho tổng hợp, theo dõi, giám sát và đánh giá. Các xã cần có kế hoạch triển khai riêng cho từng tháng từng quý, chủ yếu phối hợp với các ban ngành ở huyện để triển khai các nội dung kế hoạch hàng năm đã được huyện phê duyệt

Cần điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật cho sát với thực tế, không nên cứng nhắc theo dự toán ban đầu.

Cần dựa vào mức ngân sách có thể có hàng năm để có kế hoạch để cân đối khả thi về nguồn lực. Không nên lập kế hoạch mang tính đối phó, kế hoạch cần đảm bảo khả thi. Cần coi trọng cả nguồn lực từ ngân sách nhà nước cấp và huy động sức dân trong lập kế hoạch.

Đảm bảo sự lồng ghép các chương trình đầu tư giảm nghèo khác với hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, không nên cắt giảm các khoản hỗ trợ giảm nghèo đã có ở các chương trình trước đây. Thí dụ, nên tiếp tục đầu tư kinh phí trồng rừng theo Quyết định 147 của Chính phủ 3 tỷ đồng/năm.

Nên giao chỉ tiêu kế hoạch sớm, để đảm bảo thời gian triển khai thực hiện. Cần đầu tư kinh phí cho công tác xây dựng kế hoạch.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo

trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và ở mỗi địa phương được hưởng hỗ trợ từ các chương trình trên.

Việc thực hiện công tác quản lý các chương trình giảm nghèo này phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn huyện; đồng thời có cơ chế, chính sách và biện pháp quản lý phù hợp đối với từng đối tượng và từng khu vực.

Cần áp dụng linh hoạt phương thức thực hiện các dự án công trình đầu tư hạng mục công trình chủ yếu thông qua đấu thầu và chỉ định đấu thầu, đảm bảo tối đa cộng đồng được tham gia vào các công trình mà cộng đồng có khả năng làm được. Việc giao kế hoạch và cấp vốn nên được đồng bộ và đúng thời gian.

Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo; chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các cấp trong giai đoạn tiếp theo và định hướng đến năm 2020. Xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá trên tinh thần công khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, tránh phô trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm

nghèo; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế tài chính cho triển khai thực hiện chương trình

Cần có hướng dẫn rõ ràng các tiêu chí lựa chọn các ưu tiên cho các hạng mục đầu tư. Các tiêu chí này được công khai minh bạch, khi lựa chọn có sự tham gia của các ban ngành trong huyện, đảm bảo dân chủ. Cần linh hoạt điều chỉnh dự toán phù hợp với thực tế. Cần có cơ chế tiếp tục huy động sự đóng góp của người dân trong các công trình để tăng cao tính tự lập, phát huy nội lực và vai trò trách nhiệm của nhân dân.

Chủ động đề xuất, bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các chính sách giảm nghèo trên cơ sở nhu cầu của thôn, bản và người dân đảm bảo sự công khai, dân chủ, có sự tham gia; Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các quy định hiện hành.

Chủ động đề xuất nhu cầu với các doanh nghiệp được phân công giúp đỡ để thống nhất về kế hoạch thực hiện và tích cực vận động các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ thêm về nguồn lực thực hiện tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Xây dựng kế hoạch tổ chức lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, dự án khác triển khai trên địa bàn để phối hợp với nguồn vốn 30a của Chính phủ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.

Đẩy mạnh kêu gọi thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào địa bàn huyện để phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương; tạo cơ sở để phát huy hiệu quả các chính sách Đề án 30a, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

3.2.4. Hoàn thiện công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện

giám sát kịp thời, có năng lực phát hiện. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu giảm sát theo hướng đơn giản, thực tiễn phù hợp với cán bộ cơ sở. Tập huấn cho cán bộ giám sát, tăng cường cán bộ giám sát và phát huy sự giám sát của cộng đồng. Dành kinh phí cho giám sát ở các xã, thôn bản. Cần có cơ chế rõ ràng và minh bạch hơn để cho Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và cộng đồng giám sát quá trình thực hiện của các cấp, các ngành của huyện. Cơ chế giám sát thông tin phải đảm bảo thông suốt theo chiều ngang và chiều đứng. Cần nâng cao đội ngũ cán bộ theo dõi giảm nghèo ở cấp xã. Cần tập huấn cho cán bộ giám sát, đánh giá và cung cấp thông tin cho giám sát và đánh giá. Bài tập huấn nên bao gồm quy trình kiểm tra giám sát, đánh giá và hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá.

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 82 - 86)