Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2014 – 2017

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 58)

Qua bảng 2.8 và hình 2.10 ta thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017 nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được phân bổ thực hiện theo đúng kế hoạch. Với ưu tiên hàng đầu cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông giúp cho việc giao thông đi lại của nhân dân được thuận tiện; hoạt động thương mại được cải thiện, giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian vận chuyển; đưa người đi khám chữa bệnh được kịp thời; trẻ em đi học không còn khó khăn, vất vả.

Với kinh phí được phân bổ cùng với các nguồn vốn khác huyện đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trụ sở khang trang, đủ điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó còn quan tâm đầu tư xây dựng các điểm sinh hoạt cộng đồng như Nhà văn hóa các thôn, bản, Nhà văn hóa các xã, thị trấn.

Các công trình giáo dục, cấp nước sinh hoạt tập trung, hệ thống điện và hạ tầng các cơ sở y tế về cơ bản đã được quan tâm đầu tư vào các giai đoạn trước, chính vì vậy trong giai đoạn 2014 - 2017 chỉ bố trí một phần kinh phí chủ yếu để sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình.

2.2.3.3. Đầu tư cho lĩnh vực y tế

UBND huyện đã giao cho Phòng Y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình triển khai trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; Đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, xã, huyện;

Hỗ trợ đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị các trạm y tế xã. Qua 4 năm đã đầu tư cho các lĩnh vực trên là 1.258 triệu đồng. Chi tiết được thể hiện tại Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển Y tế từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017 ĐVT: Triệu đồng STT Loại hỗ trợ Tổng Năm 2014 2015 2016 2017 1 Hỗ trợ nâng cấp, duy tu trạm y tế xã; Đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ y tế

thôn bản, xã, huyện 608 358 250

2

Trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số, kế

hoạch hoá gia đình 650 200 200 250 0

Cộng 1.258 558 450 250 0

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động)

Hình 2.11: Vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển Y tế từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

Qua bảng 2.9 và hình 2.11 ta thấy vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế chủ yếu nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; đào tạo

nâng cao năng lực đội ngũ y tế. Với 1.258 triệu đồng được đầu tư trong giai đoạn 2014 - 2017 theo hướng giảm dần, cá biệt trong năm 2017 không bố trí kinh phí hỗ trợ cho lĩnh vực y tế. Có thể thấy công tác đầu tư hỗ trợ cho lĩnh vực y tế đã được quan tâm đầu tư từ các giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2014 - 2017 đã thực hiện theo đúng kế hoạch, không đầu tư dàn trải, đầu tư đúng mục đích, nội dung nào đã được đầu tư thì không đầu tư nữa. Không chồng chéo với các nội dung đầu tư, hỗ trợ của các ngành chuyên môn cấp trên.

2.2.3.4. Đầu tư cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề tạo việc làm

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Theo nghị quyết, huyện Sơn Động được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm.

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm.

- Các trường, cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

- Đối với ngành giáo dục có các nhóm chính sách đặc thù sau: bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên

thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

- Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương.

Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Bảng 2.10: Vốn đầu tư hỗ trợ cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề tạo việc làm từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

ĐVT: triệu đồng

STT Loại hỗ trợ Tổng Năm

2014 2015 2016 2017

1

Hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần và

xuất khẩu lao động 3.979 1.320 1.000 1.599 60 2

Trang bị phòng học Ngoại ngữ đa năng WICOM tại trường Tiểu

học Yên Định 300 300

Cộng 4.279 1.620 1.000 1.599 60

Hình 2.12: Thực trạng đầu tư hỗ trợ cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề tạo việc làm từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

Qua bảng 2.10 và hình 2.12 ta thấy: Trong giai đoạn 2014 - 2017, UBND huyện Sơn Động đã giao các cơ quan đơn vị tập trung hỗ trợ đầu tư cho các lĩnh vực: Tổ chức hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến các thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, Chủ tịch UBND và cán bộ văn hóa các xã, thị trấn; Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tổ chức hội nghị tuyên truyền xuất khẩu lao động và hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động. Trang bị phòng học Ngoại ngữ đa năng WICOM tại trường Tiểu học Yên Định. Tổng kinh phí đầu tư qua 4 năm là 4.279 triệu đồng.

2.2.3.5. Đầu tư cho văn hoá, thể thao và du lịch

Đầu tư cho văn hóa thể thao và du lịch qua 4 năm trên địa bàn huyện Sơn Động đã có nhiều khởi sắc hơn những năm trước đây, hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã xây dựng được các đài phát thanh, đặc biệt hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện Sơn Động đã tập trung hỗ trợ các xã nghèo và các xã điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xây dựng nhà văn hóa xã và thôn bản, với định mức mỗi nhà văn hóa thôn bản được hỗ trợ 50 triệu đồng/ nhà văn hóa.

Khi triển khai các chương trình giảm nghèo của Chính phủ: Huyện tập trung

cho các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện; hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa cho vùng dân tộc thiểu số; bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người. Hiện tại trên địa bàn huyện có 8 lễ hội chính được huyện hỗ trợ công tác tổ chức và thực hiện, đặc biệt là các lễ hội: ngày hội truyền thống văn hóa các dân tộc, hội thi hát Then, hội bơi thuyền mảng, các lễ hội này được hỗ trợ từ 10 – 12 triệu đồng/năm; riêng các lễ hội khác, huyện hỗ trợ tiền giải thưởng cho các lễ hội từ 2,5 – 3 triệu đồng/lễ hội. Bên cạnh đó, mỗi năm huyện hợp đồng với các tạp chí để đưa tin, bài quảng bá văn hóa – du lịch huyện. Các tạp chí huyện thường xuyên hợp đồng như tạp chí Sông Thương của hội Văn nghệ tỉnh, tạp chí Dân tộc, Dân tộc học, tạp chí Văn hóa thông tin Bắc Giang... Mở các lớp truyền dạy nghề, đầu tư trang thiết bị học nghề truyền thống để xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm như truyền dạy, hỗ trợ thiết bị học nghề thêu của người Dao, xã Tuấn Mậu. Tổng kinh phí được đầu tư qua 4 năm là 940 triệu đồng, được thể hiện tại Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển Văn hoá - thể thao và du lịch từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

ĐVT: Triệu đồng

STT Loại hỗ trợ Tổng Năm

2014 2015 2016 2017

1 Trang bị máy phát thanh mở rộng diệnphủ sóng phát thanh địa phương 500 500

2 Tập huấn công nghệ thông tin. Nângcấp Đài Truyền thanh cơ sở 340 180 160

3 Xúc tiến thương mại, quảng bá và giớithiệu sản phẩm 100 100

Cộng 940 680 160 100 0

Hình 2.13: Vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển Văn hoá - thể thao và du lịch từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

Qua bảng 2.11 và hình 2.13 ta thấy, công tác đầu tư, hỗ trợ được thực hiện đúng theo kế hoạch kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Công tác đầu tư máy móc trang thiết bị gắn liền với đào tạo tập huấn được thực hiện đồng bộ từng bước hoàn thiện thiết chế văn hóa ở cơ sở gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa, quảng bá, xúc tiến thương mại tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ du lịch và giới thiệu văn hóa, bản sắc của huyện tới nhân dân trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

2.2.3.6. Đầu tư cho công tác hỗ trợ đào tạo, luân chuyển cán bộ

Chương trình giảm nghèo của Chính phủ rất quan tâm tới công tác đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp. Trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huận hướng dẫn cán bộ cấp xã phường và thị trấn về công tác giảm nghèo, quản lý chương trình giảm nghèo. Đặc biệt hỗ trợ đội ngũ cán bộ được luân chuyển

tới những địa bàn khó khăn công tác, giúp đội ngũ cán bộ yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tình hình đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ được thể hiện qua bảng 2.12.

Bảng 2.12: Vốn đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

ĐVT: Triệu đồng

STT Loại hỗ trợ Tổng Năm

2014 2015 2016 2017

1 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn xãvề quản lý kinh tế - xã hội, dự án và kế

hoạch 735 190 545

2 Hỗ trợ đào tạo cán bộ huyện, xã 1.140 530 610

Cộng 1.875 530 800 545 0

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động) Cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội. Cán bộ cơ sở là những người có mối liên hệ gần gũi nhất và mật thiết nhất với người dân địa phương trong đó có người nghèo và những cộng đồng nghèo. Hơn ai hết, họ am hiểu tình hình nghèo đói của địa phương nơi mình công tác, nguyên nhân của nghèo đói và từ đó đã tìm ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương, tham mưu tốt cho cấp trên về công tác xóa đói, giảm nghèo. Trong điều kiện cán bộ cơ sở tại các xã ở Sơn Động hiện nay còn thiếu và yếu vì vậy, thu hút tri thức trẻ tình nguyện, luân chuyển cán bộ có năng lực xuống cơ sở, đào tạo cán bộ là những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên. Qua 4 năm từ 2014 đến 2017 huyện đã dành nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 1.875 triệu đồng.

Hình 2.14: Tình hình đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ năm 2014 – 2017

Qua hình 2.14 ta thấy, kinh phí đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ từ chương trình giảm nghèo của Chính phủ giai đoạn 2014 – 2017 được tập trung phân bổ vào các năm 2014, 2015, 2016, đến năm 2017 huyện đã hoàn thành công tác hỗ trợ kinh phí cho đào tạo cán bộ theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP. Có thể thấy, công tác đào tạo đã được quan tâm thực hiện đồng bộ, sát với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hỗ trợ đầu tư đúng mục đích, không dàn trải.

2.3. Kết quả đạt được và hạn chế

2.3.1. Các kết quả đạt được

2.3.1.1. Về kinh tế

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư của các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cho phát triển kinh tế, nền kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều khởi sắc. Những chỉ tiêu kinh tế và phát triển kinh tế của huyện Sơn Động đã có những cải thiện khá tích cực và được thể hiện tại bảng 2.13. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân đạt 20,64% trong giai đoạn 2014 - 2017. Trong đó, nông nghiệp tăng 9,33%, công nghiệp và xây dựng 16,86% và thương mại dịch vụ tăng cao nhất 106,8% (Bảng 4.13). Giá trị sản xuất trên khẩu tăng từ 625,37 triệu đồng/năm (năm 2014) tới 42,914 triệu đồng vào năm 2017. Sự phát triển kinh tế này của các ngành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của giảm nghèo.

Bảng 2.13: Kết quả phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng (tỷ đồng) CC (%) Số lượng (tỷ đồng) CC (%) Số lượng (tỷ đồng) CC (%) Số lượng (tỷ đồng) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ I. Tổng GTSX 1.818,58 2 100 2.068,09 1 100 2.785,383 100 3.161,920 100 113,72 134,68 113,52 120,64 1. Nông nghiệp 750,908 41,29 837,711 40,51 944,275 33,90 979,298 30,97 111,56 112,72 103,71 109,33 2. Công nghiệp - XD 934,241 51,37 1.070,260 51,75 1.218,308 43,74 1.488,510 47,08 114,56 113,83 122,18 116,86 3. Thương mại - DV 133,433 7,34 160,120 7,74 622,800 22,36 694,112 21,95 120,00 388,96 111,45 206,80 II. Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/khẩu/năm (Trđ) 25,370 28,617 38,179 42,914 2. GTSX/LĐ/năm (Trđ) 50,982 57,816 77,847 89,822 3. GTSX/hộ/năm (Trđ) 99,523 108,715 143,060 160,203 4. GTSX NN/ha đất NN (Trđ) 57,600 58,800 59,200 62,000 5. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 34,00 50,81 46,22 41,22

a) Về ngân sách hỗ trợ

Tổng nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp đến năm 2017 là 771,265/2.689,030 tỷ đồng, đạt 28,7% so với đề án giảm nghèo được phê duyệt tại

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w