Quan điểm và định hướng quản lý các chương trình giảm nghèo của Chính

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 81 - 82)

phủ trên địa bàn huyện Sơn Động

3.1.1. Quan điểm

Chương trình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Công cuộc giảm nghèo đối với một huyện nghèo miền núi như Sơn Động là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung trong cả nước, huyện Sơn Động cần tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

3.1.2. Định hướng

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo trên địa bàn huyện; hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm của huyện, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch;

xây dựng xã hội nông thôn ổn định, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn.

Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, triển khai và hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công tình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân được tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi nhất, lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

Một phần của tài liệu Mở đầu: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2014 2017 (Trang 81 - 82)