Qua hình 2.6, 2.7 ta thấy, công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 4%/năm, từ năm 2015 đến 2017 đã giảm được 1.530 hộ nghèo. Đạt được kết quả này là sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền và cộng đồng trong công tác giảm nghèo. Thực trạng nghèo đói ở các xã được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thực trạng nghèo đói theo địa bàn hành chính
STT Đơn vị
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ % 1 An Bá 887 397 44,76 936 553 59,08 946 516 54,55 956 460 48,12 2 An Châu 1.120 294 26,25 1.187 409 34,46 1.200 352 29,33 1.203 300 24,94 3 An Lạc 872 391 44,84 883 521 59,00 949 511 53,85 959 468 48,80 4 An Lập 1.405 405 28,83 1.429 733 51,29 1.442 673 46,67 1.436 600 41,78 5 Bồng Am 265 69 26,04 264 106 40,15 272 101 37,13 274 96 35,04 6 Cẩm Đàn 903 367 40,64 932 539 57,83 952 508 53,36 958 461 48,12 7 Chiên Sơn 595 222 37,31 611 359 58,76 619 339 54,77 633 304 48,03 8 Dương Hưu 1.183 464 39,22 1.225 729 59,51 1.279 681 53,24 1.296 619 47,76 9 Giáo Liêm 713 311 43,62 732 436 59,56 740 407 55,00 754 364 48,28 10 Hữu Sản 536 223 41,60 555 311 56,04 568 297 52,29 577 275 47,66 11 Lệ Viễn 866 404 46,65 922 555 60,20 946 517 54,65 974 477 48,97 12 Long Sơn 1.149 322 28,02 1.202 577 48,00 1.244 527 42,36 1.252 478 38,18 13 Phúc Thắng 333 146 43,84 348 192 55,17 357 184 51,54 365 170 46,58 14 Quế Sơn 732 268 36,61 749 442 59,01 781 428 54,80 778 376 48,33 15 Thạch Sơn 118 64 54,24 129 91 70,54 127 84 66,14 131 77 58,78 16 Thanh Luận 708 318 44,92 752 417 55,45 752 390 51,86 790 363 45,95 17 TT. An Châu 1.151 146 12,68 1.185 321 27,09 1.206 278 23,05 1.236 243 19,66 18 TT. Thanh Sơn 860 246 28,60 921 448 48,64 966 426 44,10 985 394 40,00 19 Tuấn Đạo 1.083 98 9,05 1.148 342 29,79 1.150 292 25,39 1.164 245 21,05 20 Tuấn Mậu 555 258 46,49 575 343 59,65 596 331 55,54 612 298 48,69 21 Vân Sơn 688 308 44,77 730 414 56,71 754 394 52,25 758 365 48,15 22 Vĩnh Khương 550 247 44,91 565 311 55,04 573 290 50,61 583 267 45,80 23 Yên Định 1.001 244 24,38 1.043 516 49,47 1.051 473 45,00 1.063 435 40,92 Tổng cộng 18.273 6.212 34,00 19.023 9.665 50,81 19.470 8.999 46,22 19.737 8.135 41,22
Cũng theo kết quả rà soát năm 2017, trong 41,22% số hộ nghèo được chia thành các nhóm nguyên nhân chủ quan chính sau:
- Tư tưởng chịu khổ, không chịu khó, trông chờ ỷ lại: 36,1%; - Thiếu vốn và tư liệu sản xuất: 15,7%; - Thiếu kinh nghiệm, kiến thức hạch toán làm ăn: 29,3%; - Đông con hoặc thiếu lao động: 7,8%;
- Mắc các tệ nạn xã hội: 11,1%.
Về nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói cũng do nhiều yếu tố như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới Quốc gia, thông tin tuyên truyền, cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế,… tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Trình độ dân trí đang rất thấp, tinh thần ý chí tự chủ, khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu còn hạn chế, chưa tạo được động lực ganh đua trong cộng đồng dân cư.
Nhận thức của nhân dân về việc tổ chức cuộc sống, tổ chức sản xuất còn hạn chế, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn chậm, hầu hết chưa có ý thức về kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Phong tục tập quán sinh hoạt cũ lạc hậu còn nặng nề, tác phong sinh hoạt theo nếp sống cũ. Phong cách sống giản đơn, tùy tiện đang in sâu trong nhiều cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa.
Một số tập quán mới nảy sinh trong kinh tế, đời sống văn hóa hiện nay đang theo chiều hướng có giảm bớt thủ tục nhưng nặng ăn uống linh đình (đám ma, cưới xin,…). Tập quán sản xuất cũ chủ yếu độc canh cây lúa, hình thức canh tác còn lạc hậu chậm đổi mới như: Sản xuất lúa nước chủ yếu dùng sức trâu, bò và người dẫm thay cho cày, bừa; lượng phân bón có nhiều từ các nguồn như phân chuồng, phân xanh nhưng không có ý thức đầu tư mà chủ yếu cấy chay.
Chăn nuôi gia súc thì chủ yếu thả rông nên dễ mất trộm, khó kiểm soát dịch bệnh và phá hoại cây trồng. Trong những năm vừa qua có nhiều hộ dân vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng bị chết do dịch bệnh, do rét,.. dẫn đến không phát huy được đồng vốn, không thoát nghèo được, thậm chí nghèo thêm.
Tiềm năng đất đai, lao động dồi dào nhưng phát triển đa sản phẩm còn hạn chế, các loại cây màu phát triển chậm, điều kiện sản xuất 3 vụ trên 1 đơn vị diện tích lớn và nhiều vùng thuận lợi nhưng không thực hiện được, dẫn đến lãng phí tiềm năng, lợi nhuận trên đơn vị diện tích thấp; mặt khác người dân chưa có ý thức hạch toán và tính hiệu quả trong sản xuất.
2.2.2. Các chương trình giảm nghèo của Chính phủ đã và đang được triển khaitrên địa bàn huyện trên địa bàn huyện
Sơn Động là huyện nằm trong 61 huyện nghèo nhất cả nước được chính phủ tập trung đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh tế để giảm nghèo nhanh và bền vững. Hiện nay huyện Sơn Động cũng là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Bắc Giang. Do đó, hầu hết các chương trình đầu tư công cho giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh đều được thực hiện ở Sơn Động. Có thể kể đến một số chương trình trọng tâm sau đây:
2.2.2.1. Dự án Giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (WB)
Dự án Giảm nghèo huyện Sơn Động nằm trong hệ thống dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc với khoản tín dụng vay ODA trên 100 triệu USD, đồng tài trợ Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID). Dự án được WB xem xét ý tưởng ngày 16/11/1999, thẩm định ngày 4/2/2000. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/5/2001 và WB phê duyệt ngày 25/10/2001. Dự án Giảm nghèo tỉnh Bắc Giang được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ngày 25/4/2002.
Mục tiêu của chương trình: Hướng đến vùng có đông người nghèo, tăng
cường khả năng tiếp cận của người dân nghèo với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế, xã hội cũng như tăng cường năng lực sản xuất, thể chế của chính quyền địa phương và cộng đồng. Các giải pháp chủ yếu bao gồm đầu tư công xây dựng công trình giao thông, xây dựng chợ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đầu tư cho giáo dục-y tế, đào tạo nghề. Huy động vốn: Nguồn vốn bao gồm: Vốn của tín dụng IDA và vốn đồng tài trợ DFID; vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Vốn tự có của người dân góp (chủ yếu bằng hiện vật và công lao động).
Công tác chỉ đạo: Ở mỗi cấp từ Trung ương tới cấp thôn bản đều có Ban Chỉ
đạo, Ban Quản lý dự án. Ở cấp huyện, Ban chỉ đạo bao gồm trưởng ban là chủ tịch UBND huyện, thành viên là đại diện các phòng ban, đoàn thể; ban quản lý dự án bao gồm Giám đốc là phó chủ tịch UBND huyện, phụ trách chuyên môn là các cán bộ chuyên môn và nhân viên hợp đồng do huyện điều động. Cấp xã và thôn bản:
trưởng BCĐ là chủ tịch xã, trưởng thôn; ban quản lý là ban giám sát cấp xã, thôn.
Công tác thanh tra, giám sát: WB tiến hành giám sát và đánh giá hoạt động;
trong 5 năm, đã có 13 đoàn giám sát của WB làm việc ở Sơn Động. Hệ thống quản lý dự án có bộ máy cán bộ chuyên môn theo các cấp giám sát chuyên môn định kỳ. Dự án chịu sự thanh tra giám sát của thanh tra tỉnh, đoàn thanh tra liên ngành và ủy ban kiểm tra của huyện. Ban giám sát ở xã, thôn thực hiện nhiệm vụ giám sát cộng đồng. Dự án có sổ tay hướng dẫn giám sát cho người hưởng lợi. Người dân thường xuyên giám sát trực tiếp và phản ánh tâm tư nguyện vọng trực tiếp với chủ đầu tư.
2.2.2.2. Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (Chương trình 134)
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004, quyết định số 198/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT- KHĐT-TC-NNPTNT ngày 10/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 134/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch số 1836/KH-CT ngày 22/10/2004, UBND huyện Sơn Động đã cụ thể hóa bởi kế hoạch 532 KH/UB ngày 6/12/2004 về việc triển khai quyết định 134 trên địa bàn huyện. Trong khuôn khổ chương trình 134, UBND huyện đã ra các quyết định chủ yếu như quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 15/3/2006, quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 1/3/2007, quyết định số 480/QĐ-UBND về việc phân bổ và giao kế hoạch vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện.
Mục tiêu của chương trình: Hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt;
giải pháp chủ yếu để thực hiện hỗ trợ giảm nghèo là: Hỗ trợ bằng tiền để xây dựng
các công trình nhà ở, cấp nước sạch tập trung và phân tán, Hỗ trợ xây dựng nhà ở đất sản xuất cho các hộ nghèo là các dân tộc thiểu số. Nguồn vốn: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, sau 4 năm thực hiện (2004 – 2008), đạt 13.752,86 triệu đồng. Vốn tự có của đối tượng thụ hưởng chính sách và hỗ trợ của cộng đồng 14.902,08 triệu đồng.
Công tác chỉ đạo: Ban chỉ đạo (BCĐ) 134 của huyện do đồng chí Chủ tịch
làm trưởng ban. Phòng Dân tộc làm cơ quan thường trực BCĐ chương trình, tại các xã có BCĐ, Ban giám sát. Các đoàn kiểm tra: Cơ quan thường trực các chính sách của tỉnh kiểm tra định kỳ và đột xuất. Ban giám sát xã do chủ tịch Hội đồng nhân dân xã làm trưởng ban, trực tiếp giám sát ở cơ sở.
Quá trình thực hiện: BCĐ huyện tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu cần hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; lập đề án trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, BCĐ huyện xây dựng kế hoạch chi tiêu định kỳ đầu tư hàng năm theo hạng mục làm cơ sở để UBND tỉnh giao kế hoạch thực hiện. Căn cứ kết quả rà soát, các trưởng thôn bản tổ chức họp dân xét lựa chọn các đối tượng thụ hưởng; lập danh sách đề nghị lên UBND xã; BCĐ chương trình của xã lập tờ trình đề nghị lên huyện; BCĐ huyện rà soát các đối tượng theo hướng dẫn rồi đề nghị tỉnh cấp kinh phí thực hiện.
2.2.2.3. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135)
Chương trình 135 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 1999 theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998. Giai đoạn II của chương trình này được triển khai từ năm 2006 đến 2010 theo quyết định số 07/2006/QD- TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10/01/2006. Sau khi tiếp nhận các văn bản hướng dẫn về Chương trình 135 giai đoạn II, UBND huyện Sơn Động đã xây dựng kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 29/12/2006 về việc triển khai thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 27/6/2007 về thực hiện các hợp phần dự án, ban hành Quyết định số 2543/QĐ-BCĐ ngày
6/11/2006 nêu rõ quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban chỉ đạo dự án 134-135.
Sơn Động đã thực hiện là tập trung đầu tư công cho: Xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, giao thông nông thôn, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa, chợ); Hỗ trợ phát triển sản xuất (cung cấp tín dụng, khuyến nông, vật tư kỹ thuật, mô hình giảm nghèo); Hỗ trợ cải thiện dịch vụ, trợ giúp pháp lý; Nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng. Vốn chủ yếu do ngân sách cấp, ngoài ra còn có vốn do dân đóng góp bằng hiện vật hoặc ngày công. Tính đến cuối năm 2013 với tổng kinh phí thực hiện chương trình là 19,1 tỷ đồng, đầu tư cho 43 công trình; vốn duy tu bảo dưỡng là 900 triệu đồng; vốn hỗ trợ trực tiếp cho người dân hộ nghèo ở thôn bản đặc biệt khó khăn là 2,909 tỷ đồng. Kết quả thực hiện đã được đầu tư cho các hạng mục công trình và hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân trên địa bàn huyện xong về khối lượng và công tác thanh quyết toán; chất lượng tốt được nhân dân tiếp nhận và đánh giá cao.
2.2.2.4. Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
Mục tiêu của chương trình: Được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-
CP. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống dưới 40% vào năm 2013, xuống bằng mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, và xuống bằng mức trung bình của khu vực vào năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến năm 2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; điện sinh hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư; điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được cơ bản đảm bảo.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho lao động
(bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài); Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác; Đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện. Nguồn vốn của
Chương trình gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh nghiệp và dân cư, vốn thực hiện các chương trình, dự án hiện hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
Để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, ngày 25/5/2009, UBND tỉnh Bắc Giang ký quyết định số 37/QĐ-UBND phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sơn Động giai đoạn 2009 – 2020. Huyện đã ban hành Quyết định số 318- QĐ/HU ngày 25/8/2009 thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án thực hiện Nghị quyết 30a. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo (gồm 19 đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp), UBND huyện đã phối hợp các tổ chức đoàn thể khảo sát nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và căn cứ vào nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể. Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho huyện suốt cả giai đoạn là 2715,264 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ Trung ương là 2577,685 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 119,464 tỷ đồng; vốn huy động cộng đồng đạt 18,115 tỷ đồng. Nguồn vốn này dự kiến phân bổ vào các lĩnh vực cụ thể theo dự toán đề án. Tính đến ngày 31/12/2013,