Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là điều kiện để ngăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước (Trang 25 - 29)

1.1 Lý do ra đời tƣ tƣởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lựcnhà

1.1.3.2 Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là điều kiện để ngăn

ngăn ngừa, giảm thiểu sự vi phạm quyền con người

Những ý tưởng về quyền con người ( nhân quyền) đã ra đời từ rất sớm cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và hình thành Nhà nước.Ở bất cứ thời kỳ nào, nhân loại cũng luôn dành sự quan tâm tới vấn đề mang cả ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn vấn đề quyền con người. Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người, quyền công dân xuất hiện và được ghi dấu ấn đầu tiên cùng với sự xuất hiện của văn minh cổ đại. Văn kiện được chú ý nhất và được đánh giá là chứa đựng các tư tưởng thành văn rõ nét về quyền con người, quyền công dân là Bộ luật Hammurabi do nhà vua Hammurabi xứ Babylon ban hành (thời điểm vào khoảng năm 1780 TCN). Nhà vua xứ này đã thể hiện tấm lòng thương dân của một vị vua anh minh khi thiết lập ra đạo luật để xác định ranh giới quyền của thần dân vương quốc mình sử dụng nó như một công cụ để"ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ

yếu" [67,tr.226]. Có thể nói đây là văn kiện đầu tiên thể hiện những tư tưởng

về quyền con người, quyền cơng dân phản ánh cái nhìn của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, tuy rằng mới chỉ mang tính sơ khai. Sau bộ luật Hammurabi, nhân loại có thêm những văn bản pháp luật khác đề cập tới những giá trị cơ bản của quyền con người. Tuy nhiên, chỉ có một số ít những

văn kiện pháp lý thời kỳ phong kiến tồn tại được và để lại giá trị nghiên cứu tới thời điểm ngày nay, trong số đó khơng thể khơng nhắc tới Hiến chương Magra Carta do vua John của nước Anh ban hành năm 1215. Bản Hiến Chương được các nhà nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân đánh giá cao về giá trị nhân văn sâu sắc. Hay như ở xã hội phong kiến Việt Nam, tính dân tộc, nhân đạo, tiến bộ cũng được thể hiện rõ nét và xuyên suốt qua nhiều triều đại, nổi bật là Quốc triều Hình Luật của nhà Lê được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tơng vào thế kỷ XV. Khi có những quy định bảo vệ quyền của tầng lớp yếu trong xã hội một cách rõ nét. Dưới sự bóc lột, chèn ép của tầng lớp chuyên chế, giai cấp bị trị một lần nữa đứng dậy đấu tranh giành lại những đặc quyền mà đáng lý ra con người nào cũng được hưởng chứ không phải chỉ dành riêng cho tầng lớp "bề trên" như hiện tại. Đến giai đoạn tiếp theo, giai cấp tư sản với sự khơn khéo của mình đứng lên với khẩu hiệu sẽ đem lại tự do bình đẳng cho mọi người trong xã hội để kêu gọi được người dân trong xã hội phong kiến lật đổ chế độ chuyên chế hiện tại. Với vũ khí là cam kết đem lại là một xã hội dân chủ, tự do, bình đẳng; mọi người được sống, được hưởng những quyền và lợi ích chính đáng, giai cấp tư sản đã giành được niềm tin của người dân. Thời kỳ này, nhiều tư tưởng về quyền con người, quyền công dân được đề cập và nhắc đến như những học thuyết thực sự. Trong các thế kỷ XVII – XVIII, nhiều nhà triết học mà tiêu biểu là Thomas Hobbes (1558 – 1679), John Locke (1632 – 1704), Thomas Paine (1731 – 1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 – 1831), Henry David Thoreau (1817 – 1862)…đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý luận cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý, mà vẫn cịn có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trong thời đại ngày nay, đồng thời đã mở ra một trang mới cho sự

phát triển tư tưởng bảo vệ quyền cá nhân chống lại sự vi phạm từ phía quyền lực.

Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776 khẳng định: "... mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." [6,tr.41]. Những tuyên bố này đã được

tái khẳng định trong Bản Tuyên ngôn Quyền công dân và Quyền con người 1789 của nước Pháp và Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng về quyền con người thực sự trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu và dần được thể chế hóa tồn diện, có tính hệ thống vào pháp luật và đời sống chính trị quốc tế bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi các tổ chức quốc tế lớn ra đời như: Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (năm 1863), Hội Quốc Liên (1919), Tổ chức lao động Quốc tế (1919). Đặc biệt, sau khi Liên Hợp Quốc ra đời năm 1945 và ban hành Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm1948 thì vấn đề quyền con người đã trở thành mục tiêu chung và căn bản của toàn nhân loại, là động lực đấu tranh của tất cả nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới. Lời nói đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 có nhấn mạnh: "Việc thừa nhận

phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và khơng thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, cơng bằng và hịa bình trên thế giới" [9]. Đưa ra khái niệm về quyền con người, Văn phòng Cao ủy Liên

hiệp Quốc về quyền con người đã định nghĩa như sau: "quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người"

cứu ở Việt Nam cũng khơng hồn tồn đồng nhất, nhưng nhìn chung, đa số đều hiểu rằng quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Vấn đề nhân quyền luôn luôn đi kèm và không thế thiếu được vấn đề bảo vệ nhân quyền. Một mặt phải ghi nhận cho rõ và đầy đủ tất cả các quyền con người có thể có, để con người cần phải biết mà có thể thụ hưởng và ngăn chặn ngay sự vi phạm chính những quy định quyền con người đã được ghi nhận ra từ bất kỳ chủ thể nào. Mặt khác phải ngăn ngừa ngay từ trước sự có thể vi phạm đến quyền con người của một chủ thể quan trọng nhất đó là Nhà nước; một khi các quyền con người bị vi phạm thì cần phải có những biện pháp trừng trị những chủ thể vi phạm và cũng cần có những biện pháp khơi phục lại những quyền đó, đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ, trách nhiệm phải bảo vệ quyền con người từ phía Nhà nước. Hai mặt này gắn liền với nhau và cùng cần phải được ghi nhận bằng một bản văn có một hiệu lực pháp lý tối cao trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Đó là Hiến pháp. Vấn đề nhân quyền được quy định dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhân quyền có thể được quy định trong một văn bản riêng gọi là bản Tuyên ngôn nhân quyền hoặc nhân quyền được quy định thành chương điều trong nội dung của Hiến pháp. Đôi khi nhân quyền nằm trong nội dung của bản phụ trương của hiến pháp, như 10 tu chính án của nước Mỹ. Tất cả tựu chung lại đều nhằm làm nổi bật nội dung cơ bản về nhân quyền đó là quy định những quyền thiết yếu nhất của con người: đó là quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc…Khi quyền con người và các cơ chế để bảo đảm quyền con người được quy định cụ thể trong Hiến pháp, nhà nước cũng đồng thời phải tự chế ngự những ước muốn riêng, lợi ích riêng của mình để khơng vi phạm, làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng đã được quy định

trong Hiến pháp.Nói cách khác, bảo đảm nhân quyền vừa là mục đích vừa là cách thức để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)