Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước (Trang 65 - 74)

2.1 Những phƣơng thức cơ bản để hạn chế sự lạm dụng quyền

2.1.3 Nhà nước pháp quyền

Ngay từ thời Cổ đại, khi nhà nước ra đời, tư tưởng cai trị xã hội bằng pháp luật đã được đề cao "chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo

nên sự thống nhất" [59, tr.220]. Mặc dù trong nhà nước thời kỳ Cổ đại và

Trung đại đã có những tư tưởng tiến bộ cho rằng: pháp luật phải đứng về phía nhân dân, là "chốn nương thân của nhân dân" (Heraclit) (Thời Cổ đại) [ Theo70, tr.16]; quyền lực nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ nếu không sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước (Augustino) và tư tưởng pháp luật phải bảo vệ quyền tự nhiên của con ngƣời: quyền sống, quyền hôn nhân, quyền sinh đẻ (Thomas Aquino) (Thời Trung cổ) [Xem 19, tr.81-85]… (Những tư tưởng này đã được kế thừa, phát triển và hoàn thiện trong các học thuyết về nhà nước pháp quyền sau này). Nhưng đây chưa phải là những tư tưởng về nhà nước pháp quyền bởi các nhà tư tưởng thời kỳ này đều đứng trên lập trường của giai cấp thống trị để lập luận cho các vấn đề về nhà nước nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của thiểu số - những người đang nắm giữ quyền lực nhà nước trong xã hội Cổ - Trung đại. Phải đến thời kỳ cận đại, học thuyết về nhà nước pháp quyền mới có sự tiến bộ vượt bậc. Với những đại diện tiêu biểu là Spinoda (1632 - 1677) - một trong những ngƣời đầu tiên đưa ra nền tảng lý luận cho nhà nước dân chủ, liên kết với luật pháp, đảm bảo cho quyền lợi và tự do thực sự của con người. Xuất phát từ quan niệm, con người sinh ra đã có quyền tự do và luật pháp ra đời là để bảo vệ tự do mà tự do đó được thoả thuận trong luật pháp, Spinoda khẳng định, nhà nước chỉ có

thể hùng mạnh khi nó bảo đảm cho mỗi cơng dân khơng chỉ sống mà cịn thoả mãn các lợi ích của họ và ngăn chặn những người cầm quyền khỏi sự xâm phạm đến sở hữu, an toàn, danh dự, tự do và các quyền lợi khác của nhân dân. Tiếp theo là John Locke, ông cho rằng nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ các quyền tự nhiên của con người: quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Trong nhà nước đó, luật pháp giữ vị trí tối thượng và phải phù hợp với quyền tự nhiên.Locke còn chỉ ra rằng: Quyền lực nhà nước về bản chất là thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy nhiệm. Theo ông nhân dân được xem như một lực lượng để tiết chế sự lạm dụng quyền lực của nhà nước và có thể thiết lập chính quyền khác thay thế cho chính quyền hiện tại một khi nhà nước hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của các cơng dân. Bên cạnh đó, John Locke cịn là người khởi thảo lý thuyết phân quyền, một nội dung quan trọng trong lý thuyết sự hạn chế lạm dụng quyền lực nhà nước. Có thể nói, lý thuyết trên của Locke đã đặt nền móng cho sự ra đời của học thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản. Montesquieu và Rousseou tiếp tục phát triển học thuyết phân quyền, làm cơ sở cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại. Đến cuối thời kỳ Cận đại, vào thế kỷ XIX, kế thừa tư tưởng tiến bộ của những nhà khai sáng Pháp, các nhà tư tưởng cổ điển Đức đã luận giải cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Kant cho rằng: nhà nước là sự liên kết mọi người trong khuôn khổ của pháp luật nhằm giám sát và đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi cơng dân; nhà nước pháp quyền khơng là gì khác như một cộng đồng pháp lý, do vậy nó phải đảm đương trách nhiệm ngăn chặn sự chun quyền, độc đốn. Từ đó, Kant khẳng định: "Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước cộng hịa thuần túy chân chính, nơi mà luật pháp ngự trị không phụ thuộc vào cá nhân nào trong đó hoạt động lập pháp là quan trọng nhất. Mục đích của quyền lập pháp là đảm bảo quyền tự do" [82, tr.29]. Hegel kế thừa tư tưởng về nhà

lĩnh vực đạo đức, "nhà nước là tính hiện thực của ý niệm đạo đức" [26, tr.127]. Sang cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Mohn và Valker là những người đầu tiên dùng thuật ngữ nhà nước pháp quyền. Hai ông đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền: "tính tối cao của pháp luật là

nguyên tắc hàng đầu của nhà nước pháp quyền. Tính tối cao đó thể hiện chủ quyền của nhân dân dưới hình thức quyền lực của nghị viện. Tiêu chuẩn tiếp theo là sự bình đẳng của cơng dân trước pháp luật, cịn pháp luật chỉ là cơng cụ bảo vệ quyền tự do của con người khỏi sự can thiệp từ bên ngoài" [70,

tr.45]. Theo đó, "nhà nước pháp quyền là một kiểu nhà nước trong đó nhà lập

pháp cũng phải tuân thủ pháp luật như mọi công dân khác" [79, tr.60].

Hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền sau này tiếp tục được bổ sung và phát triển song hành với q trình hiện thực hóa nhà nước pháp quyền trong thực tế. Năm 1992, Hội nghị quốc tế về nhà nước pháp quyền được tổ chức tại Benin nhằm làm rõ về nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền trong xã hội đương đại. Tại đây, các nhà nghiên cứu của hơn 40 quốc gia đã thống nhất đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền: "Nhà nước

pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ; các quy trình và quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tơn trọng giá trị của con người và đảm bảo cho cơng dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tùy tiện của cơ quan nhà nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho cơng dân khơng bị địi hỏi bởi những cái ngoài Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự do và quyền công dân" [Theo 73, tr.19]. Ở Việt Nam, trong quá

trình nghiên cứu vấn đề này, các học giả cũng đã đưa ra nhiều quan niệm và cách hiểu về nhà nước pháp quyền. Giáo trình Triết học dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không chuyên Triết của Bộ Giáo dục và Đào tạo định nghĩa: "Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc

biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân" [2, tr.497]. Những định nghĩa này tập trung khẳng

định vai trò của luật pháp trong nhà nước pháp quyền và coi nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó luật pháp thống trị. GS.Lê Cảm cho rằng: "Nhà

nước pháp quyền là tổ chức quyền lực cơng khai trong hệ thống chính trị của xã hội cơng dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt xã hội, tính tối cao của luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền của nhân dân" [79, tr.81]. GS.TS Nguyễn Đăng

Dung khẳng định: "Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật. Nhà nước pháp quyền thể hiện tính dân chủ của nhân loại" [3, tr.65]. Tất cả những quan điểm

trên đều chỉ ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền, bao gồm: - Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân được tập trung đầy đủ nhất thông qua Hiến pháp. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng duy trì quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ

của nhân dân, là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của nhà nước và của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân. Nhà nước pháp quyền là nhà nước đư ợc xây dựng trên cơ sở ý chí chung c ủa nhân dân và là nhà nước h ợp hiến. Trong Nhà nước pháp quyền, tất cả công chức nhà nước ch ỉ được làm những gì pháp luâ ̣t cho phép , cịn cơng dân được làm t ất cả những gì pháp luâ ̣t không c ấm. Nhà nước và công dân đều bình đẳng trước pháp luâ ̣t . Để đảm bảo tính tối cao của pháp luật phải thực hiện được hai yếu tố: một là, bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; hai là, tính bắt buộc của pháp luật đối với bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Pháp luật là tiêu chuẩn, là căn cứ cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội.

- Tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát, cân bằng quyền lực và quyền lực phải bị giới hạn bởi pháp luật. Để đa ̣t được mu ̣c tiêu đó quyền l ực nhà nước đư ợc tổ chức theo nguyên t ắc dùng quyền l ực để kiểm tra , giám sát quyền l ực. Trong Nhà nước pháp quyền , quyền lực nhà nước thường được tổ chức theo hướng phân quyền thành quyền lâ ̣p pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp . Các quyền l ực này đư ợc giao cho các cơ quan nhà nước tương ứng, nhằm tạo ra sự đối tro ̣ng và kìm chế lẫn nhau, tránh lạm quyền , bảo đảm cho nhà nước hoa ̣t đ ộng trong khuôn khổ định sẵn, đảm bảo và duy trì nền dân ch ủ. Trong Nhà nước pháp quyền vi ệc phân quyền không vì mu ̣c đích tho ả hiệp hay chia quyền giữa các l ực lượng đối lâ ̣p trong xã h ội mà nó b ắt ng̀n từ u cầu nội ta ̣i của sự ra đời, tồn ta ̣i và phát tri ển của chính quyền l ực nhà nước . Sự phân quyền với nghĩa phân công chức năng và ki ểm soát quyền l ực trở thành phương thức tờn ta ̣i c ủa chính nó , phân qùn càng rõ ràng thì ki ểm soát quyền l ực càng ch ặt chẽ.

Nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu mọi thiết chế quyền lực nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, khơng ai có thể lạm dụng quyền lực, và vì lẽ đó, cần phải sắp xếp quyền lực sao cho khơng có sự lạm quyền.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân, quyền và trách nhiệm luôn song hành cùng với nhau, quyền của bên này đồng thời là trách nhiệm của bên kia và ngược lại. Vì thế quyền công dân là trách nhiệm của nhà nước và ngược lại quyền của nhà nước là trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình, cịn cơng dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật.

- Quyền cá nhân, quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền , quyền con ngư ời, quyền công dân đư ợc ghi nhâ ̣n trong Hi ến pháp và pháp luâ ̣t , tạo cơ s ở cho việc xây dựng một xã h ội bình đẳng và cơng bằng . Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luâ ̣t , đều có quyền ngang nhau trong vi ệc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đây là mục đích hàng đầu của Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền quyền lực của nhà nước đư ợc tổ chức theo nguyên t ắc dùng quyền l ực để hạn chế quyền l ực, tránh la ̣m quyền, vượt quyền, xâm ha ̣i quyền tự do hợp pháp của cá nhân. Các cơ quan nhà nước đư ợc hành động nếu được nhân dân uỷ quyền và ho ̣ không được tự cho mình quyền đó ; thẩm quyền đó ph ải do luâ ̣t hay Hi ến pháp quy định. Các quyền c ủa công dân được mở rộng bao nhiêu thì thẩm quyền nhà nước bị giới ha ̣n và b ị kiểm soát ch ặt chẽ bấy nhiêu. Vì vậy, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là phương tiện ghi nhận quyền dân chủ, tự do và lợi ích chính đáng của con người, đồng thời cũng quy định cả những biện pháp hữu

hiệu để ngăn chặn và trừng trị những hành vi xâm hại đến các quyền và lợi ích đó.

- Cơ chế bảo hiến là một bộ phận không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền. Bảo hiến là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà nước pháp quyền. Bởi vậy, có người đã xem hoạt động bảo hiến như một đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền, cũng như họ coi tòa án Hiến pháp (ở một số nước là hội đồng bảo hiến hay Viện bảo hiến) là biểu tượng hay "vương miện" dành riêng cho nhà nước pháp quyền. Nhắc đến nhà nước pháp quyền, người ta sẽ nói ngay đến vấn đề bảo hiến, chính vì thế, khi xem xét, đánh giá một quốc gia đã xây dựng được nhà nước pháp quyền hay chưa, người ta thường dựa trên tiêu chí Hiến pháp của quốc gia đó được bảo vệ ở mức độ nào. Mức độ được bảo vệ và tôn trọng của Hiến pháp cho phép chúng ta sơ bộ nhận định được về tình trạng bảo vệ và thực thi các quyền con người, quyền công dân của một quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ quốc gia nào muốn tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền phải chú trọng và không được coi nhẹ vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở đất nước mình.

Trên cơ sở phân tích, kế thừa, tiếp thu những lý luận về mơ hình nhà nước pháp quyền trên thế giới, vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, tại Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" [23].

Ngoài những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng phù hợp với tình hình chính trị - xã hội của đất nước. Đó là:

- Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng, bảo vệ lợi ích của nhân dân và chi phối trong mọi hoạt động của các tổ chức và các cá nhân, kể cả trong hoạt động của các tổ chức Đảng và các cơ quan bộ máy nhà nước.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất trong đó có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tổ chức và hoạt động của nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta được thực hiện với mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)