2.1 Những phƣơng thức cơ bản để hạn chế sự lạm dụng quyền
2.1.2 Chủ nghĩa hợp hiến
Chủ nghĩa hợp hiến không phải là một khái niệm mới trên thế giới, nó đã được biết đến từ thế kỷ 17, 18 ở châu Âu. Nhưng ở Việt Nam thuật ngữ này mới được đề cập đến trong vài năm gần đây vàđược nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học pháp lý của Việt Nam. Thuật ngữ "constitutionalism" được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau như: chủ nghĩa hợp hiến, chủ nghĩa hiến pháp, chủ nghĩa lập hiến.
Việc lựa chọn cách dịch thế nào cho đúng không phải là vấn đề đơn giản, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân mà họ chọn cho mình cách hiểu riêng. Louis Henkin ( 1917-2010) một chuyên gia về Luật Quốc tế thuộc đại học Columbia của Mỹ đã từng viết: "chủ nghĩa hợp hiến không được định nghĩa ở
đâu cả" [87].Vì vậy, cách dịch thế nào cho đúng là rất quan trọng, để từ đó
người đọc có thể tiếp cận được khái niệm ban đầu về thuật ngữ
"constitutionalism". Trong luận văn này, tác giả chọn cách dịch "chủ nghĩa hợp hiến" để nói về chủ thuyết chính trị đang mang tính thời sự hiện nay trên
thế giới. Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng Việt hóa thuật ngữ này thành "chủ nghĩa hợp hiến" trong tài liệu "Chủ nghĩa hợp hiến và các nền
dân chủ đang nổi lên" (nguyên tác "Constitutionalism anh Emerging Democracies"). Trong lý thuyết chính trị, chủ nghĩa hợp hiến là một khái
niệm giải thích rằng một chính quyền khơng thể có được quyền lực từ chính bản thân mình, mà quyền lực của chính quyền là kết quả của việc có được một văn bản pháp luật trao cho thể chế cai trị những quyền lực nhất định. Khái niệm này cho thấy sự đối lập với chế độ quân chủ, chế độ thần quyền, và chế độ độc tài, trong đó quyền lực khơng xuất phát từ một văn bản pháp luật đã được soạn ra trước. Trong chế độ quân chủ, quyền lực bắt nguồn như là quyền bất khả xâm phạm của quân vương hoặc nữ hoàng. Trong một chế độ thần quyền, tất cả sức mạnh của một đảng cầm quyền có nguồn gốc từ một tập hợp các niềm tin tôn giáo, được cho là tồn tại do ý muốn của Thượng đế, và trong một chế độ độc tài, quyền lực được bắt nguồn từ ý chí của một người hoặc một nhóm người và ý thức hệ của họ, mà không không nhất thiết phải đại diện cho ý chí của nhân dân.Do đó chủ nghĩa hợp hiến tất nhiên quy định một hệ thống của chính quyền, trong đó quyền lực của chính phủ được giới hạn. Các viên chức chính phủ, dù do dân cử hay khơng, đều không được hành động chống lại hiến pháp của chính họ nếu hiến pháp ấy phù hợp. Hiến pháp
là thể thức luật pháp cao nhất của một đất nước, trong đó mọi cơng dân, kể cả chính phủ, đều phải tn thủ. Khá nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các hình thức của chủ nghĩa hợp hiến trong chính phủ của họ.
Chủ nghĩa hợp hiến khơng có mục đích làm yếu hay làm mạnh quyền lực. Chủ nghĩa hợp hiến không hướng đến quyền lực mạnh hay quyền lực yếu mà là quyền lực chính đáng. Bản chất của chủ nghĩa hợp hiến là một trật tự chính trị - pháp lý bảo đảm một nền quy chuẩn và cấu trúc được xác lập theo lý tính mà dựa trên đó chính quyền có thể quan hệ một cách chính đáng với dân chúng. Tính chính đáng của quan hệ được xác định bởi việc nhà cầm quyền có trách nhiệm đối với các tiêu chuẩn cơng cộng thay vì tự do theo đuổi những mục đích riêng tư: "Bất kể một chính quyền nào thực sự cam kết
về mặt lý thuyết cũng như thực hành đối với chủ nghĩa hợp hiến dưới bất cứ hình thức nào - đặc biệt là hình thức dân chủ - đều phải gắn kết với nguyên tắc trách nhiệm theo tất cả các nghĩa của nó" [88, tr.12].
Chủ nghĩa hợp hiến có nghĩa là quyền lực của những người lãnh đạo và của các cơ quan chính quyền phải được hạn chế. Một chính quyền cam kết hợp hiến nghĩa là chính quyền ấy có nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cho toàn thể mọi người và bảo vệ quyền cá nhân. Đây là chế độ quản lý nhà nước theo Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền sống và quyền tư hữu của cá nhân cũng như quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngơn luận. Như vậy, chủ nghĩa hợp hiến nói đến mức độ tối cao của bản Hiến pháp, các cơ quan chính quyền khơng được đơn phương thay đổi các giới hạn quyền lực do Hiến pháp đặt ra. Ở đây, chúng ta cần phân biệt "chủ nghĩa hợp hiến" khác với Hiến pháp. Một quốc
gia có Hiến pháp thành văn khơng hẳn sẽ có chủ nghĩa hợp hiến. Chính quyền hợp hiến là chính quyền bị hạn chế quyền lực, trong khi đa số các Hiến pháp thành văn ở nhiều quốc gia lại khơng đặt giới hạn cho những gì chính quyền có thể làm. Ngược lại, có quốc gia khơng có Hiến pháp thành văn nhưng lại là
khn mẫu cho một chính quyền hợp hiến, đó chính là nước Anh. Vương quốc Anh tuy khơng có Hiến pháp thành văn nhưng họ lại có những văn kiện với sức mạnh như Hiến pháp đó là: Đại Hiến chương (1215), Đạo luật về quyền (1689), Đạo luật định cư (1701)..., những văn bản này cùng với truyền thống chính trị và pháp lý đã tạo thành nền móng vững chắc của một chính quyền hợp hiến ở Anh.
Hay như ở Hoa Kỳ, chỉ có một văn kiện duy nhất là Hiến pháp, dựa trên bản Hiến pháp thành văn duy nhất đó, các cơ quan tư pháp diễn giải và triển khai các quy định của Hiến pháp, từ đó tạo thành nền móng cho chính quyền hợp hiến Hoa Kỳ. Trong cuốn "Chính trị đối chiếu" của Gregory S.Mahler đã phân tích rõ hơn về vấn đề này: "Khi thảo luận về chính quyền hợp hiến, kỳ thực chúng ta khơng nói tới có văn kiện độc nhất và cụ thể hay không, mà chúng ta chú ý đến một loại thái độ chính trị, văn hóa chính trị, truyền thống chính trị, hoặc lịch sử chính trị... Hình thức có thể biến đổi nhưng kết quả về cung cách ln giống nhau: chính quyền chỉ có thể làm những gì trong giới hạn được cho phép." [90, tr.28].
Như vậy, chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với việc có một bản hiến pháp. Mà vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa hợp hiến là quyền lực có được kiểm sốt một cách hiệu quả và thực tế hay khơng. Trong một quốc gia khơng có một Hiến pháp thành văn, nhưng nếu chính quyền được giới hạn bởi các quy định bất thành văn phản ánh các giá trị tự do, bình đẳng và cơng lý, chính quyền đó vẫn có thể được coi là chính quyền hợp hiến. Ngược lại, sự tồn tại về mặt hình thức của một bản hiến pháp thành văn khơng bảo đảm chắc chắn rằng chính quyền sẽ được giới hạn hiệu quả và thực tế. Craham Walker, một học giả về tư tưởng hiến pháp, cho rằng: "mọi chính thể đều có hiến pháp, thành văn hoặc bất thành văn… Nhưng rõ ràng là khơng phải mọi chính thể đều thực thi chủ nghĩa hợp hiến. Chủ nghĩa hợp hiến cần một loại hiến pháp
nhất định" [92, tr.164-165]. Còn Hiến pháp thành văn mà gia tăng, củng cố
thêm quyền lực cho chính quyền thì khơng phải là Hiến pháp mà chủ nghĩa hợp hiến đòi hỏi.
Tuy nhiên, việc cho rằng chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với Hiến pháp khơng có nghĩa coi thường tầm quan trọng của Hiến pháp thành văn trong một trật tự hợp hiến. Nếu chủ nghĩa hợp hiến là những giới hạn thực tế và hiệu quả đối với quyền lực, thì một bản Hiến pháp thành văn có bản chất giới hạn quyền lực của chính quyền lại cần thiết đối với chính quyền hợp hiến. Thực tế cho thấy, các quốc gia khi nỗ lực xây dựng chế độ hợp hiến đều quan tâm đến việc ban hành Hiến pháp thành văn. Hiến pháp là một trong những yếu tố cấu thành chủ nghĩa hợp hiến. Louis Henkin đã định nghĩa chủ nghĩa hợp hiến được cấu tạo bởi những bộ phận sau: "1. Chính quyền phù hợp
với Hiến pháp; 2. Phân chia quyền lực; 3. Chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ; 4. Giám sát pháp lý; 5. Cơ quan tư pháp độc lập; 6. Chính quyền bị hạn chế bởi Đạo luật về quyền; 7. Kiểm soát cảnh sát; 8. Quân đội nằm dưới sự điều khiển của dân sự; 9. Không quyền lực nào của Nhà nước hoặc quyền lực nào của Nhà nước dù rất hạn chế, có thể đình chỉ hoạt động của một phần hoặc toàn thể Hiến pháp" [88, tr.203]. Chín yếu tố trên có thể
chia thành hai nhóm, tương ứng với hai chức năng cơ bản của chủ nghĩa hợp hiến là chức năng liên quan đến việc xây dựng quyền lực và cung cấp quyền lực; và chức năng bảo vệ dân quyền. Hai nhóm trong định chế này hỗ trợ nhau để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp. Để thực hiện chức năng thứ nhất là xây dựng và cung cấp quyền lực thì tồn bộ hệ thống chính quyền phải được tạo lập bởi Hiến pháp. Hiến pháp định nghĩa, phân phối, chỉnh đốn quyền hạn chính quyền. Trong quốc gia hợp hiến, thường có các cuộc bầu cử định kỳ để duy trì chủ quyền của quần chúng nhân dân. Đồng thời, trong hoạt động của cơ quan chính quyền thực hiện theo nguyên tắc phân chia quyền lực,
có sự kiềm chế, đối trọng quyền lực. Chủ nghĩa hợp hiến xác định pháp trị là quy tắc tiêu chuẩn trong việc thực thi quyền lực của chính quyền. Cuối cùng, chủ nghĩa hợp hiến đặt giới hạn lên quyền tùy nghi và khẩn cấp của nhà nước. Đối với chức năng thứ hai là bảo vệ quyền, đồng nghĩa với việc quốc gia hợp hiến phải đảm bảo các quyền tự do hiến định về ngôn luận, nhân thân và tài sản. Ngồi ra, dưới chủ nghĩa hợp hiến phải có cơ quan tư pháp độc lập làm nhiệm vụ giám sát pháp lý nhằm xem xét tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp và các nghị định của cơ quan hành pháp ban hành, đây cũng là yếu tố quan trọng cho việc duy trì nguyên tắc phân chia quyền lực, kiềm chế và đối trọng quyền lực giữa ba nhánh quyền của quyền lực nhà nước.
Đến đây có thể kết luận rằng, bản chất của chủ nghĩa hợp hiến nằm ở sự phù hợp một cách thực tế và hiệu quả trong hành vi của chính quyền đối với những giới hạn được xác định. Hình thức của những giới hạn đó khơng quyết định bản chất của chủ nghĩa hợp hiến: những giới hạn đó có thể có hình thức chính thức là các luật được ban hành theo một quy trình chủ động do con người đặt ra, hoặc có thể là những quy tắc bất thành văn, những truyền thống, những nhận thức được thừa nhận chung của một cộng đồng về công lý, lẽ phải.
Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa hợp hiến khơng đồng nghĩa với có Hiến pháp thành văn, chính vì thế tuy Việt Nam đã trải qua 5 bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013) nhưng ở Việt Nam vẫn chưa thể có chủ nghĩa hợp hiến. Nếu theo định nghĩa về chủ nghĩa hợp hiến của Louis Henkin thì chúng ta chưa đủ các yếu tố để hình thành như: phân chia quyền lực; quân đội nằm dưới sự điều khiển của dân sự; chính quyền bị hạn chế bởi Đạo luật về quyền..., thậm chí cả trong nhận thức của người dân và nhiều cơ quan nhà nước thì thuật ngữ
"constitutionalism" vẫn cịn rất xa lạ. Để thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi
trong quy định của pháp luật là một quá trình lâu dài và kiên nhẫn, nhưng vẫn phải thực hiện. Vì khi xây dựng được chủ nghĩa hợp hiến thì sự hạn chế quyền lực nhà nước mới triệt để, từ đó mới xây dựng được một xã hội vì con người đúng nghĩa.