1.2 Lƣợc sử phát triển tƣ tƣởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực
1.2.1 Các tư tưởng thời kỳ cổ đại
Mặc dù tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước hình thành một cách có hệ thống và được thừa nhận rộng rãi từ sau cách mạng tư sản, nhưng ngay từ thời cổ đại đã manh nha xuất hiện những quan điểm về việc cần hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước ở cả nhà nước phương Tây và nhà nước phương Đông.
* Phương Tây
Trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phương Tây cổ đại, mà điển hình là nhà nước Athens- hình thức nhà nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trên thế giới, đã cho thấy phần nào sự hạn chế quyền lực nhà nước của giai cấp quý tộc chủ nô thời bấy giờ. Trước khi có cải cách của Solon và Clisthenes, bộ máy nhà nước Athens bao gồm Hội đồng trưởng lão, quan chấp chính và Hội nghị cơng dân, quyền lực nhà nước tập trung hầu hết trong tay Hội đồng trưởng lão- thành phần chỉ bao gồm các quý tộc giàu có trong nhà nước Athens. Sau cải cách củaSolon và Clisthenes thì bộ máy nhà nước hình thành thêm những cơ quan mới như Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội đồng mười tướng lĩnh, những cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, tuy nhiên quyền lực nhà nước vẫn chủ yếu thuộc về Hội đồng trưởng lão. Phải đến cải cách của Ephialtes và Pericles, thì quyền lực của Hội đồng trưởng lão đã bị đánh đổ, quyền lực nhà nước được phân chia cho Đại hội nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội đồng mười tướng lĩnh, Hội đồng nhân dân với những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực tối cao của Athens bao gồm các công dân từ 18 tuổi
trở lên, có quyền thảo luận và giải quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước. Hội đồng mười tướng lĩnh là cơ quan chỉ huy quân đội Athens. Tòa án nhân dân gồm 6000 người do tất cả các bộ lạc bầu ra hàng năm, vừa làm Thẩm phán vừa làm bồi thẩm. Hội đồng nhân dân- cơ quan giải quyết những công việc thông thường, gồm 500 người ( nên còn được gọi là Hội đồng 500 người) là công dân Athens từ 18 tuổi trở lên khơng phân biệt dịng họ, giàu nghèo, sang hèn. Như vậy, bất cứ cơng dân Athens nào cũng có thể giữ một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước. Việc trao cho những cơ quan trên các chức năng, nhiệm vụ khác nhau trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp là nhằm tránh sự tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một chủ thể là Hội đồng trưởng lão. Ngoài ra, để nhằm hạn chế sự lạm quyền và sự lựa chọn người không xứng đáng vào các cơ quan nhà nước, pháp luật Athens quy định, trước khi giữ chức vụ, những người được chọn thông qua rút thăm phải thực hiện một cuộc kiểm tra về tài năng và lịng trung thành. Sau đó, trong q trình làm việc, tại các phiên họp của Đại hội nhân dân, họ sẽ được dân chúng biểu quyết chấp thuận hay khiển trách, nếu bị khiển trách thì sẽ bị xét xử tại Tịa án. Đến cuối năm, họ phải tường trình về việc sử dụng tiền cơng quỹ trước một ủy ban đặc biệt. Điều này đã cho thấy sự kiểm soát của nhân dân cũng như cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm tránh xu hướng lạm quyền xảy ra.
Bên cạnh đó, khi nói đến những tư tưởng nổi bật của thời kỳ cổ đại không thể không nhắc đến tư tưởng của Aristotle - nhà triết gia vĩ đại của Hy Lạp và thế giới phương Tây, một trong ba cột trụ của Hy Lạp cổ đại. Aristotle là nhà tư tưởng vĩ đại có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị. Tác phẩm "Chính trị luận" của ơng được xem là căn bản của chính trị học phương Tây, đặt nền móng cho khoa học chính trị hiện đại. Trong tác phẩm này ơng so sánh các hình thức chính quyền với nhau để tìm ra đâu là
mơ hình nhà nước tốt nhất cho con người ( điều này khác với quan điểm " tìm ra mơ hình nhà nước lý tưởng cho con người" của Plato- thầy dạy của ông), bằng cách so sánh giữa mơ hình nhà nước lý tưởng với mô hình nhà nước trong thực tế để "xem xét, không phải chỉ những cơ cấu nào là tốt nhất, mà còn phải xem loại nào là loại có thể thực hiện được và nước nào cũng xây dựng được một cách dễ dàng" [94].Khi phân tích về chính quyền ( nhà nước)
ơng cho rằng:" Khi một nhà nước được thiết lập trên nguyên tắc mọi công dân
đều bình đẳng, thì họ coi việc luân phiên giữ chức vụ trong chính quyền là việc làm tự nhiên và đúng đắn. Trước đây, ai cũng xem đó là một bổn phận tự nhiên khi thay nhau tham gia chính sự, vì khi mình nắm quyền và lo cho phúc lợi của người khác, thì khi họ nắm quyền cũng lo lại cho mình như vậy. Nhưng ngày nay khơng cịn như thế nữa vì những lợi lộc do chức vụ mang lại, người ta cứ muốn ngồi mãi trên chiếc ghế quyền lực. Ta có thể ví những kẻ cai trị đó như những kẻ bệnh hoạn mà chiếc ghế quyền lực là phương thức giữ cho họ được khỏe mạnh" [95]. Ở đây ơngchỉ ra ngun nhân tha hóa của
chính quyền đó chính là lợi lộc do quyền lực nhà nước đem lại khi một người được ngồi vào một vị trí nào đó của bộ máy nhà nước(chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, ngun nhân này khơng chỉ đúng trong nhà nước cổ đại mà trong nhà nước hiện đại ngày nay, một trong những nguyên nhân làm suy yếu bộ máy nhà nước chính là nạn tham ơ, tham nhũng, hối lộ của những người có chức, quyền, sử dụng quyền lực nhà nước để tư lợi ). Từ đó ơng kết luận: "
những chính quyền nào mà quan tâm đến phúc lợi chung của mọi người là những chính quyền được thiết lập theo cơng lý, hiểu theo nghĩa nghiêm ngặt nhất, và đó là những chính quyền đúng đắn; cịn những loại chính quyền nào mà chỉ lo cho quyền lợi của kẻ cai trị là những loại chính quyền đầy rẫy khuyết điểm và bại hoại, chính quyền của bạo quân và thần dân, [tương phản với] nhà nước là một cộng đồng của những người tự do" [95]. Vậy làm cách
nào để xây dựng và duy trì một chính quyền tốt, tránh sự suy đồi xảy ra? Aristotle đã đề nghị dùng luật pháp đúng đắn để tổ chức chính quyền và tất nhiên luật pháp này đương nhiên phù hợp với hiến pháp. Quan điểm Pháp trị của Aristotle cũng giống với quan điểm Pháp trị của Hàn Phi- một triết gia cuối thời Chiến Quốc ở Trung Hoa cổ đại, đồng thời nó cũng gần với quan điểm xây dựng một nhà nước pháp quyền trong nhà nước hiện đại ngày nay. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền là mục tiêu trọng tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay, vì nó là một trong những phương thức chủ yếu và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền con người, nói cách khác đây là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
* Phương Đông
Nếu tư tưởng hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước thể hiện rõ nhất trong cách thức tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước phương Tây cổ đại, thì ở phương Đông chúng ta sẽ bắt gặp tư tưởng này trong học thuyết Pháp trị của nhà nước Trung Hoa cổ đại. Học thuyết Pháp trị có rất nhiều đại biểu như Phạm Lãi, Quản Trọng, Tử Sản thời Xuân Thu, thời Chiến Quốc có Thân Bất Bại, Thận Đáo, Thương Ưởng Hàn Phi. Trong số này nổi bật nhất là Hàn Phi, ông là công tử nước Hàn sống cuối thời Chiến Quốc, lúc Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Trong lời tự bản dịch tác phẩm Hàn Phi Tử của giáo sư Phan Ngọc, ông nhận xét về Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Đạo Đức kinh của Lão Tử để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống. Lý luận của Hàn Phi tàn nhẫn, vì ơng chứng kiến đầy đủ sự thối nát, lừa dối, gian xảo
trong triều đình đương thời và ơng thẳng tay vạch trần toàn bộ những thối nát đó, khơng bị mê hoặc bởi sự hào nhống bên ngồi. Vì vậy, các tác phẩm của Hàn Phi là bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Tác phẩm Hàn Phi Tử của ông được học giả Nguyễn Hiến Lê đánh giá cao hơn cả " Quân Vương" của Machiavelli thời kỳ Phục hưng ở Ý, cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Tuy là công tử nước Hàn (là con vua Hàn nhưng không phải là người thừa kế ngai vàng) nhưng ơng rất thương xót tầng lớp dân nghèo, với trí tuệ un bác và lịng dũng cảm ông đã viết nên bộ sách Hàn Phi Tử, tác phẩm hướng đến việc xây dựng một đất nước mà ở đó dân đen cũng có thể có cuộc sống no đủ và yên ổn. Ông đã tổng hợp, thống nhất các tư tưởng về "Pháp" của Thương Ưởng, "Thế" của Thận Đáo, "Thuật" của Thân Bất Bại trong tác phẩm Hàn Phi Tử, đồng thời đưa các tư tưởng về Pháp trị của các nhà tư tưởng trước đó trở thành học thuyết Pháp trị hồn chỉnh, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu - Chiến Quốc- một giai đoạn lịch sử hỗn loạn của các trận chiến liên miên giữa bảy nước lớn thời bấy giờ là: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần (Thất hùng). Học thuyết Pháp trị có vai trị rất lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tuy chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn, nhưng giá trị của nó vẫn cịn tồn tại đến ngày nay.
Nội dung cơ bản của Học thuyết Pháp trị đề cao vai trò của pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Nội dung này thể hiện ở ba quan điểm về Pháp, Thế, Thuật. Trong đó:
- Pháp: là pháp luật của vua, thể hiện ý chí của vua, được ban bố rộng rãi cho dân biết, làm theo pháp lệnh và giám sát lẫn nhau. Pháp luật khiến người hư trở nên tốt "Nay có đứa con hư hỏng... Lấy tình u của cha mẹ, lấy
đức hạnh của những người trong làng, lấy cái khôn ngoan của ông thầy học, cả ba cái tốt đều thi hành, nhưng rốt cuộc nó vẫn khơng lay chuyển. Quan lại
trong châu sai binh lính thi hành phép cơng tìm bắt kẻ gian. Lúc đó nó mới hoảng sợ, thay đổi tính nết, tính hạnh của mình... Dân chúng nếu được yêu thương thì sinh kiêu căng, nhưng nghe theo uy quyền" [64, tr.546-547]. Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật, Pháp luật là cao nhất trong nhà nước và Pháp luật phải minh bạch "Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi
hành pháp luật thì kẻ khơng cũng khơng thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng khơng bỏ sót kẻ thất phu" [64, tr.13]. Pháp luật phải thay đổi theo tình hình thực tế " thời biến, pháp biến""Thời thế thay đổi mà cách cai trị khơng thay đổi thì sinh loạn. Biết cai trị dân chúng nhưng lệnh cấm khơng thay đổi thì nước bị cắt theo. Cho nên bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi và sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi" [64, tr.588]. Nhưng pháp luật
phải ổn định, nếu thường xuyên thay đổi thì sẽ gây hại cho dân " Nấu cá nhỏ
mà quấy trộn nhiều sẽ làm hư nát cá. Trị nước lớn mà thay đổi pháp lệnh nhiều thì dân bị tổn hai. Do vậy, Vua nắm quyền thống trị tôn sùng sự ổn định, không tán thành việc thường xuyên thay đổi pháp lệnh" [64, tr.182].
- Thế: là quyền lực của Vua để chế ngự bề tơi. Nếu Vua khơng có cái thế mạnh thì khơng thể hành Pháp, cịn Thuật là để bảo vệ cái Thế của Vua không mất vào tay của bề tơi " Vua nắm quyền bính đồng thời có uy thế, nhờ
vậy mà mệnh lệnh ban ra mới quán triết chấp hành, lệnh cấm ban ra ngăn chặn được hành vi tà ác" [64, tr.524]. Nếu Vua mất quyền thế sẽ bị người ta
chế ngự, đối mặt với nguy cơ mất nước mạng vong " nói chung bậc vua sáng
cai trị nước là nhờ vào cái thế. Cái thế khơng thể bị hại thì dù có sức cả thiên hạ cũng khơng thể làm gì được. Cái thế có thể bị hại thì những kẻ kém cỏi như Như Nhĩ, Ngụy Tề và các nước Hàn Ngụy cũng có thể làm hại" [64.
- Thuật: là thuật dùng người, là phương pháp, thủ đoạn của vua để quản lý bề tôi "Thuật là nhân trách nhiệm mà giao chức quan, theo tên gọi mà yêu
cầu sự thực. Nắm lấy cái quyền cho sống và giết chết, hiểu rõ năng lực của bầy tơi, đó là điều nhà vua nắm lấy" [64, tr.478]. Thuật dùng người của Vua
có ảnh hưởng lớn tới sự hưng vong của quốc gia vì "Đem chính sự quốc gia
trao cho người như thế nào sẽ quyết định sự tồn vong, trị loạn của quốc gia. Nếu vua khơng có thuật dùng người thì vơ luận dùng người thế nào đều làm hỏng việc" [64, tr.528]. Thuật phải luôn gắn liền với Pháp " Nhà vua khơng có thuật trị nước thì ở trên bị che đậy, bầy tơi mà khơng có pháp luật thì cái loạn sinh ra ở dưới. Hai cái khơng thể thiếu cái nào. Đó đều là những cơng cụ của bậc đế vương"[64, tr.479].
Tóm lại, Hàn Phi cho rằng pháp luật là cơng cụ hữu hiệu nhất để đem lại hịa bình, ổn định và cơng bằng cho tất cả mọi người, thậm chí ơng cho rằng, nhà vua cũng chỉ là người bình thường như bao người khác, nên cái làm cho đất nước bình hay loạn khơng phải do ơng vua của nước đó như thế nào mà là nền pháp trị của nước đó ra sao. Nói như thế khơng có nghĩa là Hàn Phi không tôn quân mà ông tôn quân khác với Nho gia, học giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét về điều này như sau: " Nho gia tuy tôn quân nhưng coi vua là người chỉ nhận sứ mạng của trời, mà ý dân là ý trời, nên địi vua phải có đạo đức, ơng vua nào khơng có tư cách đều bị Khổng Tử, Mạnh Tử chê hoặc mạt sát; mà Nho gia lại chính là những chính trị gia chỉ có ý niệm về đạo đức ( nhân) về bổn phận ( nghĩa) chứ chưa có ý niệm về pháp luật. Trái lại Pháp gia tơn qn hơn Nho gia nhiều thì lại có ý niệm rất rõ về pháp luật và địi các vua chúa phải luôn áp dụng đúng pháp luật. Cơ hồ họ cảm thấy rằng phải có pháp luật để giảm bớt uy quyền của ơng vua. Họ khơng nói đến mệnh trời, ý dân nữa, khơng đề cao nhân nghĩa nữa mà chỉ nói đến pháp luật, đề cao pháp luật"[32, tr.274]. Điều này cho thấy, mặc dù trong nhà nước Trung
Hoa cổ đại với tính chất quân chủ chuyên chế tuyệt đối, luôn tồn tại những suy nghĩ đương nhiên như "vua là tối cao", "mệnh vua là mệnh trời" bám sâu trong tư tưởng con người thì vẫn xuất hiện những tư tưởng tiến bộ như tư tưởng Pháp trị , coi việc áp dụng pháp luật là bình đẳng khơng phân biệt là dân đen hay quan lại, thậm chí vua cũng phải chấp hành đúng luật mà mình đã ban hành.
Như vậy, học thuyết Pháp trị Trung Hoa cổ đại đã thể hiện một phần nào của tư tưởng hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, tuy rằng tư tưởng này vẫn còn bị giới hạn bởi bản chất giai cấp trong nhà nước thời kỳ cổ đại. Nhưng không thể phủ nhận những điểm tiến bộ của học thuyết Pháp trị mang