Sớm ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 87 - 93)

Đây có thể coi là giải pháp cơ bản nhất về hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về hòa giải.

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của cơng tác hịa giải đối với đời sống xã hội, từ tình hình tổ chức và hoạt động hịa giải trong thời gian qua và thực trạng pháp luật hiện hành về lĩnh vực này cho thấy, cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hịa giải ở cơ sở hiện nay. Trong

cơng tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, cần kịp thời xây dựng các thể chế để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hịa giải, phát huy tính năng động của cơ quan tư pháp địa phương; tạo lập cơ chế để nhân dân chủ động tham gia hoạt động hòa giải, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hòa giải, đồng thời định hướng phát triển cơng tác hịa giải trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa quy tụ, điều chỉnh nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn hịa giải. Vì vậy, cần ban hành một văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn điều chỉnh lĩnh vực hịa giải ở cơ sở, việc sớm ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở - một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là hết sức cần thiết.

Việc ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm mục đích và đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện và thống nhất điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải và các tổ chức hòa giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư;

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và mọi cơng dân đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở;

- Từng bước kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở;

- Tăng cường tình đồn kết tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để nhân dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phát huy dân chủ ở cơ sở;

- Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động truyền thống, mang bản sắc tốt đẹp của dân tộc ta cần được khuyến khích và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội theo hướng xã hội hóa cơng tác hịa giải.

Về phạm vi điều chỉnh: Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở điều chỉnh một cách tổng thể về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nâng cấp, pháp điển hóa các quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về hòa giải ở cơ sở, cụ thể gồm những vấn đề sau:

- Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; - Các mơ hình tổ chức hịa giải và hòa giải viên;

- Phương thức hòa giải;

- Quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở;

- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Về đối tượng áp dụng: Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hòa giải ở cơ sở, người được hòa giải và tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở phải thể hiện những quan điểm chủ đạo sau:

- Thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992, đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho cơng tác hịa giải ở cơ sở phát triển là nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời cũng là trách nhiệm

chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện xã hội hóa cơng tác hịa giải ở cơ sở;

- Phân định rõ và hợp lý giữa công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và sự tham gia phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác…trong cơng tác hịa giải ở cơ sở;

- Điều chỉnh toàn diện cơng tác hịa giải ở cơ sở, quy định cụ thể về nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở, tổ chức và người thực hiện hòa giải ở cơ sở, phương thức hòa giải ở cơ sở, các điều kiện bảo đảm hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác hịa giải ở cơ sở;

- Bên cạnh đó phải kế thừa những quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, các quy định pháp luật khác có liên quan, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm hòa giải ở cơ sở của các nước trong khu vực và trên thế giới, với những sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Nội dung của Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở điều chỉnh một cách tổng thể, toàn diện và thống nhất các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, cần quy định những vấn đề sau:

- Về nguyên tắc hòa giải ở cơ sở: hòa giải ở cơ sở phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải; khách quan, cơng minh, có lý, có tình, giữ bí mật thơng tin đời tư của các bên tranh chấp, tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, khơng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng; kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn

chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải.

- Về phạm vi hòa giải: quy định rõ những vụ việc được tiến hành hòa giải ở cơ sở và những vụ việc khơng được tiến hành hịa giải.

- Về tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở: quy định thống nhất mơ hình tổ chức thực hiện hịa giải ở cơ sở. Hiện nay, nhất là từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì ở nhiều địa phương trong cả nước có mơ hình Ban hịa giải (Hội đồng hòa giải) được thành lập ở xã, phường, thị trấn. Ban hòa giải (Hội đồng hòa giải) cấp xã có trách nhiệm giải quyết những vụ việc mà Tổ hịa giải hịa giải khơng thành hoặc đối với những vụ việc phức tạp thì Ban hịa giải phối hợp cùng Tổ hòa giải để giải quyết. Và thực tế cho thấy, mơ hình Ban hịa giải cấp xã thực tế đã phát huy tác dụng rất tốt trong việc giải quyết những vụ việc phức tạp, liên quan nhiều đến pháp luật, đặc biệt là các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai hoặc tranh chấp trong sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của Ban hòa giải (Hội đồng hòa giải) cấp xã chưa được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể, thống nhất. Chính vì vậy, trong Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở cần xem xét quy định mối quan hệ giữa mơ hình Tổ hịa giải ở thơn, tổ dân phố, cụm dân cư với mơ hình Ban hịa giải (Hội đồng hịa giải) cấp xã.

- Về người thực hiện hòa giải ở cơ sở: quy định rõ tiêu chuẩn tổ viên Tổ hòa giải, quyền và nghĩa vụ của tổ viên Tổ hòa giải, tổ trưởng Tổ hòa giải, những hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ viên Tổ hòa giải, bầu, miễn nhiệm tổ viên Tổ hòa giải, người được mời tham gia hòa giải, các trường hợp tổ viên Tổ hịa giải khơng được tham gia hịa giải, chế độ đối với người thực hiện hòa giải ở cơ sở.

- Về hoạt động hòa giải: quy định cụ thể căn cứ tiến hành hòa giải, phương thức hòa giải, kết thúc hòa giải, vận dụng pháp luật, phong tục, tập

quán trong hòa giải, biên bản hòa giải, hồ sơ hòa giải, chế độ báo cáo, thống kê hoạt động hòa giải.

- Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơng tác hịa giải ở cơ sở: quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân trong xây dựng, củng cố, kiện tồn tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, tham gia hòa giải theo quy định của pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận với cơ quan tư pháp các cấp trong quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở. Việc phân công rõ trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên theo hướng quy định cụ thể như sau:

+ Phối hợp trong việc kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở;

+ Cử cán bộ phối hợp thực hiện cơng tác rà sốt, củng cố, kiện toàn tổ chức, theo dõi, kiểm tra tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

+ Giới thiệu những người có thành tích trong cơng tác hòa giải để đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp khen thưởng;

+ Phối hợp tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở;

+ Tạo điều kiện cho các thành viên của mình tham gia tích cực vào cơng tác hịa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác hòa giải ở cơ sở;

+ Động viên nhân dân tích cực tham gia xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

+ Gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với việc xây dựng và thực hiện các phong trào quần chúng ở địa phương như phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)