luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải
Những va chạm, xích mích, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, làng xóm là điều khơng tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Có khi đó là những mâu thuẫn đơn giản, chỉ cần một bên nhận ra lỗi lầm của mình, "xin lỗi" bên kia là mâu thuẫn đã được giải quyết. Có thể thấy rằng, cơng tác hịa giải ở cơ sở có tác dụng giảng hòa khi mâu thuẫn mới chớm nở giống như con bệnh được chữa trị sớm, kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những vụ việc phức tạp, "chuyện bé xé ra to" nếu khơng được giải quyết kịp thời, có lý tình thấu đáo thì rất có thể đó lại là nguyên nhân của những vụ án hình sự, "con bệnh" sẽ không được chữa trị sớm, bệnh sẽ càng nặng thêm.
Vì vậy, người làm cơng tác hịa giải cần chủ động, kịp thời tiến hành hòa giải với lịng nhiệt tình, thực hiện tốt phương châm "kiên trì, bám trụ", hạn chế hậu quả xấu, ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm có thể xảy ra, giữ gìn trật tự, tình đồn kết trong nhân dân.
Do đặc điểm pháp luật không quy định thời hạn tiến hành hòa giải tranh chấp do Tổ hòa giải tiến hành như các loại hình hịa giải khác, vì vậy, việc hịa giải chỉ kết thúc khi các bên đạt được kết quả hòa giải và tự nguyện thực
hiện thỏa thuận đó. Thực tế hịa giải đã cho thấy có những mâu thuẫn mới bắt đầu, nhưng cũng có những vụ việc hịa giải mâu thuẫn trong gia đình như về tranh chấp lối đi và rãnh nước chảy qua vườn kéo dài đến 20 năm như lời kể của một tổ trưởng Tổ hịa giải thơn Thường Sơn, xã Thủy Đường, huyện Thủy Ngun - ơng Nguyễn Tất Năm. Do đó, cơng tác hịa giải địi hỏi người hịa giải phải kiên trì, tìm hiểu sự việc một cách kỹ lưỡng để có những phương pháp hịa giải phù hợp nhất, thuyết phục các bên tranh chấp đạt tới thỏa thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, đem lại sự hòa thuận, yên ổn trong gia đình, làng xóm.
Bên cạnh việc đảm bảo khách quan, cơng minh, có lý, có tình, giữ bí mật thơng tin đời tư của các bên tranh chấp, nguyên tắc này còn đòi hỏi người hòa giải trong q trình hịa giải phải tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Nguyên tắc này mang tính pháp lý cao và thường được áp dụng cho mọi loại hình hịa giải các tranh chấp kể cả việc hòa giải được thực hiện bởi Tòa án và tổ chức trọng tài.
Mục đích của hịa giải là giúp các bên tranh chấp giải quyết được tranh chấp bằng sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Điều đó có nghĩa người hịa giải khơng chỉ đảm bảo lợi ích của các bên mà cịn phải đảm bảo lợi ích của những người xung quanh, khơng xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Nếu như thỏa thuận của các bên chỉ đảm bảo được lợi ích của chính các bên thơi mà khơng phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, của cơng cộng, của Nhà nước thì thỏa thuận đó là bất hợp pháp. Do đặc điểm của hòa giải ở cơ sở là giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư như những mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do có sự khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình khơng hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà...., nên thường liên quan đến nhiều
người. Vì vậy, khơng thể vì mục đích đạt được hịa giải thành mà làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hịa giải, bên cạnh việc giúp các bên giải quyết tranh chấp, hịa giải viên đã góp phần nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật của người dân. Hay nói cách khác, hoạt động hịa giải ở cơ sở chính là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả nhằm từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng nhân dân.