Nâng cao việc tuyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 96 - 103)

trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở

Thực tiễn đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong đời sống xã hội, truyền thống đoàn kết, "thương người như thể thương thân"; "lá lành đùm lá rách",... tồn tại từ lâu trong nhân dân ta, hoạt động hịa giải đã góp phần giữ gìn truyền thống đoàn kết trong cộng đồng, tiết kiệm được kinh phí, thời gian, cơng sức của các đương sự, cơ quan nhà nước; khắc phục tình trạng khiếu kiện và bất đồng trong nhân dân, tạo dựng lòng tin, thúc đẩy quan hệ xã hội phát triển. Đồng thời, hòa giải cịn góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Để cơng tác hịa giải ngày một phát triển, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hòa giải trong đời

sống xã hội. Hịa giải khơng chỉ là một biện pháp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp mà còn là một hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị số 30/CT ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chỉ rõ: "Mở rộng các hình thức tự quản của nhân dân,

công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những cơng việc mang tính xã hội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như xây dựng quy ước, hương ước, làng văn hóa, xây dựng Tổ hịa giải…" [4].

Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, hịa giải là một hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở. Thông qua hoạt động của Tổ hòa giải, nhân dân trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội.

3.2.5. Đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp

vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giải

Như đã biết hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật cũng như những quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, hàn gắn tình nghĩa trong gia đình, dân cư, phát huy truyền thống đạo đức và các phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật ở cơ sở. Các mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều đó địi hỏi hịa giải viên khi tham gia vào q trình hịa giải phải trang bị cho mình những kiến thức pháp luật nhất định. Nếu hịa giải viên có kiến thức, trình độ am hiểu pháp luật khơng bằng những đối tượng mà họ tiến hành hịa giải thì việc hịa giải sẽ phản tác dụng, làm cho vụ việc càng thêm phức tạp. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết, những kiến thức về nghiệp vụ hòa giải, kinh nghiệm thực tiễn cho hòa giải viên là một yêu cầu

khách quan. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác hòa giải là việc nâng cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ những người làm cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Thực tế, thời gian qua, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nửa triệu cán bộ làm cơng tác hịa giải là một nhiệm vụ hết sức nặng nề của cơ quan tư pháp các cấp. Do đó cần có sự phối hợp, phân cơng, phân cấp trong việc tổ chức công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Tư pháp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng theo khu vực (theo cụm) hoặc theo từng huyện, nội dung bồi dưỡng có thể theo từng chuyên đề, đồng thời, Sở Tư pháp cũng hướng dẫn để cơ quan tư pháp cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng tại địa bàn huyện, xã, biên soạn các tài liệu theo từng chuyên đề hoặc đề cương, giới thiệu nội dung của các văn bản pháp luật mới ban hành, cung cấp đến từng Tổ hòa giải, giúp cho tổ viên Tổ hòa giải tự nghiên cứu nâng cao trình độ. Định kỳ sơ kết, tổng kết giới thiệu những kinh nghiệm hay, những gương người tốt trong hoạt động hòa giải. Đồng thời tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm về cơng tác hịa giải.

Hòa giải ở cơ sở với bản chất và ý nghĩa cao đẹp của mình trong việc phát huy tình đồn kết, hạn chế khiếu kiện,... để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, những giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải trên đây cần được tiến hành, triển khai một cách đồng bộ, bên cạnh việc đổi mới cơ bản thể chế hòa giải, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong cơng tác hịa giải ở cơ sở, đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giải nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm cơng tác hịa giải ở cơ sở cũng như nâng cao

nhận thức về ý nghĩa vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở.

KẾT LUẬN

Với ý nghĩa là phương thức giúp các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, hịa giải ở cơ sở đã góp phần ngăn ngừa phát sinh những vụ án hình sự, tranh chấp phức tạp trong các lĩnh vực về dân sự, kinh tế...., giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, cơng sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, khơi phục, duy trì, củng cố sự đồn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, duy trì và phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội phát triển, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn tổ chức hoạt động hòa giải thời gian qua đã minh chứng ý nghĩa tích cực của hịa giải trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Những hạn chế đó là do một phần từ việc quy định còn chung chung, chưa cụ thể của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải. Pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải chưa điều chỉnh hết một số vấn đề liên quan đến cơng tác hịa giải phát sinh trong thực tiễn. Mặt khác, những hạn chế đó cịn xuất phát từ yếu tố con người. Các cấp chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác hịa giải ở cơ sở, coi nhẹ cơng tác hịa giải, sự nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội về vai trị của cơng tác hịa giải ở cơ sở chưa thực sự đồng đều. Những tồn tại này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của cơng tác hịa giải đối với đời sống xã hội, từ tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải trong thời gian qua và thực trạng pháp luật hiện hành về lĩnh vực này cho thấy cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng tác hịa giải ở cơ sở, ngày càng khẳng định, phát huy vai trò trong đời sống, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở phần trên đây cần được tiến hành, triển khai một cách đồng bộ. Việc thực hiện những giải pháp đó phải được tiến hành đồng thời và thường xuyên, liên tục trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Việc nghiên cứu một cách khá toàn diện và hệ thống các quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở trên phương diện lý luận và thực tiễn trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng như nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trong đời sống dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)