Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam002 (Trang 27 - 28)

1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá pháp luật về bảo vệ

động vật hoang dã ở Việt Nam

Theo cách hiểu của tác giả, pháp luật về bảo vệ ĐVHD là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải tiến hành trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD và các hậu quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu nếu không thực hiện/thực hiện không đúng các hoạt động này.

Pháp luật về bảo vệ ĐVHD mang những đặc điểm chung của pháp luật đó là có tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung), tính xác định chặt chẽ về hình thức và tính được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Trong đó, tính quy phạm phổ biến thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các đối tượng có hoạt động liên quan đến ĐVHD; tính xác định chặt chẽ về hình thức thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD được quy định rõ ràng để đảm bảo mọi đối tượng đặt trong hoàn cảnh tương tự đều phải ứng xử tương tự; tính được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước thể hiện ở việc các đối tượng có liên quan bị buộc phải thực hiện quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD và sẽ phải chịu những chế tài/biện pháp cưỡng chế nhất định do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nếu không thực hiện/thực hiện không đúng các quy phạm này.

Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ ĐVHD còn mang những đặc điểm riêng biệt, có thể kể đến như sau:

quan hệ pháp luật liên quan đến việc bảo vệ ĐVHD – là một lĩnh vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên có tính cụ thể. Các nguyên tắc bảo vệ ĐVHD được quy định khá chi tiết trong các quy phạm pháp luật có liên quan.

Thứ hai là tính phân tán: Các quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD không nằm tập trung trong một văn bản luật nhất định mà nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật của các lĩnh vực chuyên ngành như lĩnh vực môi trường, lâm nghiệp và thủy sản.

Một số tiêu chí có thể được xem xét khi đánh giá pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở Việt Nam là:

Thứ nhất, tính chất phù hợp về mặt nội dung. Trong đó, cần đánh giá quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã có phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, phù hợp với năng lực thực thi của cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế hay không.

Thứ hai, tiêu chuẩn về mặt hình thức. Trong đó, cần đánh giá được các yếu tố như tính toàn diện của hệ thống pháp luật về bảo vệ ĐVHD, tính thống nhất, tính đồng bộ và hình thức thể hiện, kỹ thuật lập pháp của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam002 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)