Trong tình hình gia tăng tội phạm về ĐVHD như hiện nay, Việt Nam cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa để chung tay với thế giới ngăn chặn hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng này. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở Việt Nam còn chưa mang tính hệ thống và do đó chưa đáp ứng được yêu cầu này. Không chỉ gây khó khăn trong quá trình thực thi, số lượng văn bản lớn và tình trạng các quy phạm pháp luật nằm rải rác còn dẫn đến nguy cơ chồng chéo khi các quy phạm pháp luật tại các văn bản khác nhau được tiến hành sửa đổi. Mặt khác, nếu để tình trạng các quy phạm pháp luật còn rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, việc đảm bảo hoàn thiện khung pháp chế về bảo vệ ĐVHD sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí của các cơ quan, tổ chức nhằm đối chiếu, so sánh và sửa đổi từng văn bản khác nhau.
Thêm vào đó, trong quá trình nghiên cứu pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới, tác giả nhận thấy hầu hết các quốc gia này đều có đạo luật thống nhất về bảo vệ ĐVHD như Endangered Wildlife Act (1973) của Mỹ, Law of the People's Republic of China on the Protection of Wildlife (1988) của Trung Quốc, Wildlife Protection and Hunting Law (1972) của Nhật Bản.
Học tập kinh nghiệm các quốc gia phát triển trên thế giới, đồng thời xét tới những điểm bất cập trong số lượng lớn các văn bản quy phạm về bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam như phân tích ở trên, tác giả cho rằng Việt Nam cần phải xây dựng một đạo luật chuyên biệt về bảo vệ ĐVHD với mô hình như sau:
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng, Luật bảo vệ ĐVHD quy định về tiêu chí
xác định, quy chế quản lý các loài ĐVHD; hành vi vi phạm; hình thức xử phạt; mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp xử lý tang vật đối
với hành vi vi phạm và thẩm quyền xử lý các vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ ĐVHD.
Thứ hai, về bố cục, Luật này có thể bao gồm 5 phần cơ bản trong đó:
- Phần thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh, các điều khoản giải thích thuật ngữ và các điều khoản khung.
- Phần thứ hai: Tiêu chí xác định và phân cấp các loài theo mức độ nguy cấp
- Phần thứ ba: Chế độ quản lý các loài theo mức độ nguy cấp
+ Quy định quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu ĐVHD;
+ Quy định về quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD, gồm: Nuôi bảo tồn; nuôi thương mại
+ Các hành vi bị cấm.
- Phần thứ tư: Hình thức xử phạt và hình thức xử lý tang vật; - Phần thứ năm: Hiệu lực và Điều khoản thi hành
Thứ ba, về mặt nội dung, các vấn đề cơ bản luật này cần điều chỉnh
bao gồm:
Đối với phần thứ nhất, Luật này quy định về tiêu chí xác định, chế độ
quản lý và chế độ bảo vệ đối với tất cả các loài ĐVHD tại Việt Nam.
Đối với phần thứ hai, các loài ĐVHD ở Việt Nam được chia làm 3
nhóm theo các mức độ nguy cấp (có danh sách ban hành kèm theo Luật). - Nhóm I: Nhóm loài nguy cấp cần đặc biệt bảo vệ.
- Nhóm II: Nhóm loài đe dọa nguy cấp nếu không có biện pháp bảo vệ. - Nhóm III: Các loài ĐVHD thông thường (tất cả các loài ĐVHD còn lại).
Đối với phần thứ ba, chế độ quản lý các loài sẽ được quy định dựa theo
mức độ nguy cấp, trong đó cụ thể như sau:
- Hoạt động khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu ĐVHD
Các loài thuộc nhóm I, nhóm II chỉ được phép khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu không vì mục đích thương mại. Việc khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu phải được cấp phép trước bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu các loài ĐVHD thông thường thuộc nhóm III phải được cấp phép trước và được thực hiện với số lượng, tại địa điểm và thời gian ghi trong giấy phép.
- Quy định quản lý hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD + Hoạt động nuôi bảo tồn
Các loài ĐVHD được phép gây nuôi bảo tồn trong các trung tâm cứu hộ, trung tâm bảo tồn, vườn thú, trung tâm nghiên cứu khoa học do Nhà nước trực tiếp quản lý. Trong đó, các điều kiện về giấy phép, nguồn gốc hợp pháp của động vật trong cơ sở và tính khoa học và tính bảo tồn của các phương pháp gây nuôi nhân giống phải được đảm bảo.
Các cơ sở này không được phép buôn bán ĐVHD vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, ĐVHD có thể được chuyển giao giữa các trung tâm cứu hộ, trung tâm bảo tồn, vườn thú, trung tâm nghiên cứu khoa học;
Các cơ sở này phải lập hồ sơ quản lý các cá thể ĐVHD có trong cơ sở ghi nhận sự gia tăng, sụt giảm số lượng cá thể, chuyển đổi địa điểm của các cá thể này.
Trong trường hợp có vi phạm xảy ra, giám đốc, chủ trung tâm chịu trách nhiệm cá nhân.
+ Hoạt động gây nuôi thương mại
Chỉ áp dụng đối với những loài thuộc nhóm III của Luật này. Không áp dụng đối với những loài thuộc nhóm I và nhóm II.
Nếu các loài có thể sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt, sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được phép gây nuôi trong
các trại nuôi thương mại (nuôi lấy thịt hoặc rạp xiếc) và được phép kinh doanh thương mại tại các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, địa điểm vui chơi…
Các cơ sở này phải lập hồ sơ quản lý các cá thể ĐVHD có trong cơ sở và ghi nhận sự gia tăng, sụt giảm số lượng cá thể, chuyển đổi địa điểm của các cá thể này.
Cơ quan quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kì theo chu kỳ sinh sản hoặc vòng đời của loài, lưu giữ, quản lý sổ sách.
- Các hành vi bị cấm
Mọi hành vi khai thác vì mục đích thương mại các loài thuộc nhóm I và nhóm II; săn bắn, bẫy, chế biến, giết mổ, mua, bán, buôn lậu, tàng trữ, tiêu thụ, quảng cáo và các loài/ bộ phận/ dẫn xuất của các loài thuộc nhóm III với nguồn gốc không hợp pháp hoặc khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu các loài ĐVHD bất kể phân loại trái với các quy định của luật này đều bị nghiêm cấm.
Đối với phần thứ tưvề hình thức xử lý vi phạm và xử lý tang vật
Mọi hành vi vi phạm đối với loài thuộc nhóm I đều bị xem xét xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 15 năm xác định trên số lượng tang vật. Trong một số vi phạm đặc biệt áp dụng hình phạt tù bắt buộc. Tang vật thu được không tiến hành bán đấu giá hay chuyển giao cho các cơ sở kinh doanh thương mại.
Các hành vi vi phạm đối với loài thuộc nhóm II chỉ bị xem xét xử lý hành chính. Chỉ trường hợp vi phạm với số lượng tang vật lớn hoặc đã từng có tiền án vi phạm các tội về ĐVHD mới bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tối đa 15 năm xác định trên số lượng tang vật. Tang vật thu được không tiến hành bán đấu giá hay chuyển giao cho các cơ sở kinh doanh thương mại.
dựa theo số lượng tang vật. Chỉ trong trường hợp vi phạm với số lượng tang vật lớn hoặc đã từng có tiền án vi phạm các tội về ĐVHD mới bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Tang vật tịch thu có thể (nhưng không khuyến khích) tiến hành bán đấu giá hay chuyển giao cho các cơ sở kinh doanh thương mại.
Trong trường hợp phát hiện vi phạm tại các cơ sở gây nuôi ĐVHD, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm, hình thức xử lý hành chính hoặc hình sự sẽ được áp dụng. Trong một số trường hợp cần áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép gây nuôi bảo tồn/ nuôi thương mại các loài ĐVHD của các cơ sở vi phạm.