3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ
3.4.1. Các giải pháp chung
Thứ nhất, xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin, đầu mối thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin; Đồng thời, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong hoạt động kiểm soát săn bắt và buôn bán ĐVHD. Phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các ngành có liên quan đến hoạt động quản lý bảo tồn ĐVHD là ngành tài nguyên môi trường và nông nghiệp phát triển nông thôn. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm và cách thức phối hợp liên ngành giữa các cơ quan thực thi gồm kiểm lâm, hải quan, quản lý thị trường, cảnh sát môi trường, viện kiểm sát, tòa án.
Thứ hai, tiến hành hoạt động tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận
thức về bảo tồn động thực vật hoang dã, phòng chống vi phạm về ĐVHD cho cán bộ thực thi pháp luật và toàn thể cộng đồng thông qua việc thực hiện các
chiến dịch không tiêu thụ ĐVHD và sản phẩm của chúng. Đồng thời, phát huy việc ủng hộ, hợp tác của người dân cộng đồng với cơ quan chức năng trong quá trình thực thi pháp luật với các hình thức kêu gọi và khen thưởng phù hợp. Xây dựng chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với tổ chức cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ;
Thứ ba, tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kiến thức cho
đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo tồn ĐVHD nguy cấp quý hiếm;
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế cung cấp tài chính rõ ràng, bền vững cho
các hoạt động liên quan đến việc quản lý bảo tồn ĐVHD nguy cấp quý hiếm. Nguồn tài chính này có thể được xây dựng dựa trên huy động đóng góp của cộng đồng, từ nguồn ngân sách Nhà nước và tịch thu phương tiện, tang vật trong các vụ việc vi phạm.
Thứ năm, xây dựng cẩm nang xác định và nhận diện các loài ĐVHD
nguy cấp, quý hiếm và các bộ phận, sản phẩm của chúng.