Nhằm sử dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế vào công cuộc đấu tranh phản phản yêu sách “đường lưỡi bò”, bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau:
i) Chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ sẵn sàng tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó lưu ý tới vấn đề cử người đại diện và thẩm phán của Việt Nam tại Tòa nhằm nâng cao thế chủ động của Việt Nam trên
ii) Tiến hành hệ thống hóa một cách chi tiết và bài bản các bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc và bảo vệ quần đảo Trường Sa, việc hệ thống hóa các bằng chứng để chứng minh rằng “quần đảo này là vô chủ vào thời điểm Việt Nam xác lập chủ quyền” và “Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục” là hai vấn đề mấu chốt [17].
iii) Tích cực thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp Biển Đông là một trong số những việc cần thiết. Đó là cần công khai hiện trạng tranh chấp Biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết. Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.
iv) Nâng cao nhận thức và quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
v) Tăng cường củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đồng thời thực hiện hợp tác quốc tế với các quốc gia bị yêu sách “đường lưỡi bò” xâm phạm trên cơ sở phân tích, đánh giá mọi các thuận lợi và thách thức phải đối mặt.
vi) Tăng cường tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc sức manh phòng an ninh biển đảo, phát huy vai trò của các lực lượng chấp pháp trên biển, thường xuyên tuần tra kiểm soát để nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
KẾT LUẬN
Với công hàm ngày 07/05/2009, Trung Quốc đã chính thức công bố với cộng đồng quốc tế yêu sách đường lưỡi bò của mình. Trong khi chính phủ Trung Quốc duy trì một chính sách mơ hồ về yêu sách “đường lưỡi bò” thì giới nghiên cứu nước này, từ các chuyên gia pháp lý, chuyên gia lịch sử cho tới các chuyên gia bản đồ học, lại tích cực nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về thời điểm xuất hiện và bản chất pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò”. Mặc dù không có sự thống nhất về thời điểm xuất hiện của bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò”, song giới nghiên cứu Trung Quốc và Đài Loan đều có điểm chung trong việc: i) Nhận định năm 1947 là thời điểm bản đồ “đường lưỡi bò” được Trung Quốc chính thức xuất bản; ii) Chứng minh rằng bản đồ “đường lưỡi bò” có nguồn gốc tư nhân; iii) Khẳng định các quốc gia hữu quan và cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tồn tại của yêu sách này. Để giải thích về bản chất pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò”, giới nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra bốn trường phái giải thích, đó là đường biên giới quốc gia trên biển, đường quy thuộc đảo, đường vùng nước lịch sử và đường quyền lợi lịch sử.
Tuy nhiên, dù giải thích theo khía cạnh nào thì “đường lưỡi bò” vẫn là một yêu sách phi lý, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei trên Biển Đông. Yêu sách và hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế; các nguyên tắc đặc thù của luật biển quốc tế hiện đại và nguyên tắc đặc thù trong xác lập chủ quyền lãnh thổ, đi ngược lại với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 và Tuyên Bố ứng xử trên Biển Đông của cộng đồng các nước ASEAN mà Trung Quốc cũng là một trong những nước tham gia phê chuẩn. Yêu sách ấy đã thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, biến Biển Đông thành ao nhà của mình.
Theo quy định của pháp luật quốc tế, hiện nay các tổ chức và thiết chế tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp biển đảo bảo gồm: ICJ, ITLOS, PCA, Tòa trọng tài
đươc thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 và Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII UNCLOS 1982. Mỗi cơ quan, mỗi tổ chức này đều có triển vọng cho Việt Nam phản bác yêu sách đường lưỡi bò trên những khía cạnh nhất định. Trong đó, Tòa trong tài được thành lập theo Phụ lục VII được đánh giá là cơ quan có nhiều triển vọng hơn cả cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Bởi lẽ, Trung Quốc với tuyên bố năm 2006, bảo lưu điều 298 của Công ước luật biển năm 1982, đã loại trừ phần lớn các tranh chấp trên biển như tranh chấp liên quan đến việc phân định biển, tranh chấp liên quan đến vịnh, danh nghĩa lịch sử, tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự và tranh chấp liên quan đến thẩm quyền mà hiến chương liên hợp quốc trao cho hội đồng bảo an. Điều đó dẫn tới hệ quả là Việt Nam sẽ rất khó để đạt được đồng thuận với Trung Quốc về việc đưa tranh chấp “đường lưỡi bò” ra trước các cơ quan tài phán quốc tế; ii) Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Luật Biển năm 1982 là cơ quan chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước, và, không yêu cầu cơ chế đồng thuận; iii) Hiện nay Philippines đang khởi kiện Trung Quốc tại Tòa này, Tòa đã chấp nhận thẩm quyền với 07 nội dung khởi kiện của Philippines, 7 nội dung khác đang xem xét và chỉ bảo lưu một nội dung; iv) Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia vụ kiện Phi-Trung với vai trò là quan sát viên và sẵn sang tham gia vụ kiện khi cần thiết.
Hiện nay, Việt Nam và các nước trong khu vực đang chung tay để đấu tranh phản bác lại yêu sách ấy. Bằng cách vận dụng các quy định của Hiến chương Liên hợp Quốc, Công ước Luật Biển 1982, và cơ chế giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để đấu tranh pháp lý, bảo vệ sự toàn vẹn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Quá trình đó sẽ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, lòng yêu nước của nhân dân cững như sự chung tay nỗ lực của các quốc gia và thiện chí của Trung Quốc. Tà không thể thắng chánh, công lý không bao giờ chỉ thuộc về kẻ mạnh, do đó, mặc dù Trung Quốc có gây hấn hay sử dụng vụ lực đe dọa các nước yếu đi chăng nữa thì chúng ta vẵn tin chắc rằng không bao lâu nữa nhất định yêu sách ấy sẽ bị xóa bỏ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Yêu sách dựa trên quyền lịch sử hay yêu sách
theo kiểu tự hành xử, Trang nghiên cứu Biển Đông – Học viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.vn, (ngày 28/09/2012).
2. Bách khoa tri thức (2014), Hải đồ - Chỉ nam trên biển, http://khoahoc.tv/doisong/ung- dung/3549_hai-do-chi-nam-tren-bien.aspx, (ngày 20/02/2014).
3. Trần Bông (2009), Biển Đông: địa chiến lược và tiềm năng kinh tế,
http://nghiencuubiendong.vn, (ngày 29/12/2009).
4. Brice M.Clayet (1996), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Hồng Chuyên (2014), Thực trạng đóng quân trên Hoàng Sa, Trường Sa,
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tranh-chap/6774/thuc- trang-dong-quan-tren-hoang-sa-truong-sa, (28/04/2014).
6. Coqiua J.R (1990), “Những vấn đề ranh giới ở Biển Đông”, Tạp chí Luật- Trường Đại học Bristish Colombia, tr.117-120.
7. Nguyễn Hùng Cường (2014), “Nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển trong Luật Quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học ÐHQGHN: Luật học, tập 30, (4), tr.47-57.
8. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1970), Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970
về Tuyên bố về những nguyên tắc của luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc.
9. Vũ Hải Đăng (2015), Hành vi “đảo hóa” của Trung Quốc đang hủy hoại nghiêm trọng môi trường Biển Đông, Trang nghiên cứu Biển Đông – Học
viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.vn, (ngày 11/05/2015). 10. Nguyễn Bá Diến (2009), “Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và
những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa”, T ạp chí Khoa học
11. Nguyễn Bá Diến (2010), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước
Luật Biển 1982, trang Nghiên cứu biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn, (ngày
25/02/2010).
12. Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, tr.83, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật
quốc tế, NXB Thông tin –Truyền Thông, Hà Nội.
14. Druzek.D (1985), “Các cuộc tranh chấp về biên giới và tài nguyên Biển Đông”, Niên giám biển, tr.254-271.
15. Gerardo M.C. Valero (1994), Những tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, 18 Marine Policy, 314 – 315.
16. Hoàng Ngọc Giao (2002), Sổ tay pháp lý cho người đi biển, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
17. Hải Hà (2011), Đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng cách nào,
http://giaoduc.net.vn, (ngày 30/11/2011).
18. Vũ Hoàng (2015), Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-phan-doi-trung-quoc- cam-danh-bat-ca-o-bien-dong-3219449.html, (ngày 16/05/2015).
19. Vũ Dương Huân (2012), Phân tích một số lập luận của Trung Quốc về “Chủ quyền lịch sử” của họ tại Biển Đông, Trang Nghiên cứu Biển Đông- Học viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.vn, (ngày 08/01/2012).
20. Dương Danh Huy (2015), Việc Trung Quốc xây đảo ồ ạt và UNCLOS, Trang nghiên
cứu Biển Đông - Học viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.
21. Kiều Thị Huyền (2014), Giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế, tr.56, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt-Trung trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam, tr.75-76, NXB Công an Nhân Dân, Hà Nội.
24. Matthias Fueracker (2009), “Giải quyết tranh chấp biển quốc tế thông qua biện pháp tài phán”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, (ngày 26-27/11). 25. Michael Bennett (1992-1993), “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và việc sử
dụng luật pháp quốc tế trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa”, tr.425, 430. Tài liệu dịch của Bộ Ngoại giao 1997.
26. Lý Kim Minh (2013), “Đường đứt đoạn Nam Hải: Bối cảnh mới và luận điểm pháp luật”, Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại, (tháng 9).
27. Quang Minh (2014), Động cơ của Trung Quốc sau việc phát hành bản đồ khổ dọc?, http://news.zing.vn/Dong-co-cua-Trung-Quoc-sau-viec-phat-hanh-ban-do-
kho-doc-post433638.html, (ngày 05/07/2014).
28. Monique Chemillier – Gendreau (2011), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr.144, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Hải Nam (2011), “Biển Đông trong sự phát triển của Đông Nam Á”, Tạp chí
Mặt trận, (92).
30. Hoàng Nam (2010), Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông , Trang Nghiên cứu Biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn, (ngày 11/1/2010). 31. Nguyễn Nhã (2009), Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt
Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- Nguyên nhân và giải pháp,
http;//sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenNha1_1.php, (ngày 17/07/2009).
32. Peter Dutton (2010), “Ba tranh chấp và ba mục tiêu của Trung Quốc đối với biển Đông”, Tham luận tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần 2, Trang
nghiên cứu Biển Đông- học viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.vn.
33. Peter Kien - Hong Vu (2009), "Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc (Việt Nam gọi 1à đường lưỡi bò) trên Biển Đông: Các điểm, đường và khu vực", Tạp chí Thời đại mới, (15), tr.15.
34. Phạm Hoàng Quân (2014), “Đường chữ U” và những toan tính của học giới Trung Quốc “Đường chữ U” và những toan tính của học giới Trung Quốc, Quỹ
35. Robert C. Beckman & Leonardo Bernard (2011), “Các khu vực tranh chấp ở Biển Đông: Triển vọng giải quyết bằng trọng tài hoặc ý kiến tư vấn”, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, Hà Nội.
36. Sống Mới (2013), Đường lưỡi bò Trung Quốc 'liếm' cả Biển Đông lẫn Hoa Đông?, Tin nhanh Việt Nam ra thế giới, http://vietbao.vn, (tháng 01/2013).
37. Phan Văn Song & Lê Vĩnh Trương (2012), “Đường „lưỡi bò‟ là cơ sở cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc?”, Tạp chí Tia Sáng – Bộ Khoa học và
Công Nghệ, http://www.tiasang.com.vn, (ngày 06/02/2012).
38. Symmons (2008), Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re- Appraisal, Martinus Nijhoff Publishers, p.4.
39. Tao Cheng (1975), “Tranh chấp về các quần đảo ở Biển Đông”, Tạp chí Luật
quốc tế, tr.267.
40. Nguyễn Toàn Thắng (2014), Quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bị xâm phạm bởi hành vi hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc, http://www.vanhoanghean.com.vn, (ngày 13/12/2014).
41. Tôn Sinh Thành (2010), Quan hệ biện chứng giữa công tác biên giới và phát
triển kinh tế-xã hội: Một số vấn đề lý luận, Trang nghiên cứu Biển Đông-
Học viện Ngoại giao Việt Nam, http://nghiencuubiendong.vn.
42. Vũ Phương Thanh (2011), Pháp luật Trung Quốc về biển đảo, tr.64-65, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Nguyễn Hồng Thao (2000), Tòa án Công Lý Quốc Tế, tr.57, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
44. Nguyễn Hồng Thao (2009), “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (tháng 12).
45. Nguyễn Hồng Thao (2010), Yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế, Trang Thông tin điện tử Nghiên cứu
biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn.
47. Nguyễn Hồng Thao (2011), Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 16: “Đường lưỡi bò” phi lý, Báo Thanh Niên online - Diễn dàn
của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, http://www.thanhnien.com.vn.
48. Nguyễn Hồng Thao (2011), Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa - Kỳ 16: “Đường lưỡi bò” phi lý, http://www.thanhnien.com.vn, (ngày
18/08/2011).
49. Nguyễn Hữu Thống (2010), Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc sử, http://nguyenhuuthong.blogspot.com, (ngày 10/06/2010).
50. Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), Liên Hợp Quốc và việc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, khóa luận tốt
nghiệp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
51. Trần Công Trục - Lê Phúc - Minh Hiển - Lê Bình - Thu Lan (2012), “Đường