2.2. Sự phi lý của yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” dƣới góc độ là
2.2.4. Dựa trên đặc điểm của “đường biên giới quốc gia trên biển”
Thứ nhất, Tuyến biên giới “đường lưỡi bò” không có tính ổn định và dứt
khoát mà liên tục thay đổi theo thời gian
Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế trong vụ tranh chấp đền Preah Vihear năm 1962 giữa Campuchia và Thái Lan đã chỉ ra rằng: “Đặc tính quan trọng
nhất của đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát” [97]. Trong một xã
hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế [92]. Trong khi đó, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc lại hoàn toàn khác hẳn, không hề có tính ổn định và dứt khoát mà liên tục thay đổi theo thời gian, điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
i) Khi mới xuất hiện cho đến trước năm 1953, “đường lưỡi bò” được Trung Quốc thể hiện bằng 11 đoạn. Sau đó từ năm 1953 đến trước ngày 07/05/2009, “đường lưỡi bò” lại chỉ còn 09 đoạn, bỏ đi 02 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ mà không rõ nguyên nhân. Từ nửa cuối năm 2013 đến nay, Trung Quốc vẽ thêm một đoạn bao quanh vùng lãnh thổ Đài Loan, nâng “đường lưỡi bò” từ 09 đoạn lên thành 10 đoạn
ii) Không chỉ thay đổi liên tục về số đoạn mà vị trí địa lý các đoạn trong bản đồ của Trung Quốc cũng liên tục thay đổi theo thời gian: Khi so sánh đường đứt đoạn
trong bản đồ “đường lưỡi bò” năm năm 2009 và bản đồ “đường lưỡi bò” năm 1947, có thể thấy các đoạn trong bản đồ 2009 nhìn chung là ngắn hơn và có vị trí gần với bờ biển các quốc gia láng giềng hơn. Cụ thể là, đoạn 2 trong bản đồ 2009 gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần bờ biển Việt Nam nhất trong bản đồ 1947, và con số tương ứng này của đoạn 1 là 15 hải lý. Khoảng cách từ đoạn 4 tới bờ biển của Malaysia cũng ngắn hơn (khoảng 8 hải lý), và tương tự như vậy, khoảng cách từ đoạn 8 tới Đảo Luzon, khu vực phía bắc của Philippines, cũng ngắn hơn (khoảng 19 hải lý). Ngoài ra, trong bản đồ 1947, khoảng cách từ đoạn 5 đến Đảo Pulau Sekatung của Indonesia cũng ngắn hơn 15 hải lý so với khoảng cách này của đoạn 3 trong bản đồ 2009. Mặc dù có độ uốn tương tự với đoạn 5 trong bản đồ 2009, nhưng đoạn 7 trong bản đồ 1947 dài hơn và gần hơn một chút với Đảo Palawan của Philippines, cũng như bờ biển của Malaysia và Brunei trên Đảo Borneo. Khoảng cách giữa các đoạn trong bản đồ 1947 nhìn chung là ngắn hơn so với khoảng cách này trong bản đồ 2009, ngoại trừ trường hợp giữa đoạn 8 và đoạn 9, với độ dài vào khoảng 290 hải lý. Còn lại, khoảng cách giữa mỗi đoạn trong bản đồ 1947 nằm trong khoảng từ 31 hải lý (giữa đoạn 10 và đoạn 11) đến 225 hải lý (giữa đoạn 4 và đoạn 5) [103]. Sau đây là bản đồ minh họa cụ thể cho sự thay đổi này:
Hình 2.2. So sánh các đoạn của bản đồ năm 2009 và bản đồ năm 1947
(Nguồn: United States Department of State -Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affair, Limits in the Seas No. 143 China: Maritime Claims in the South China Sea,
Ngoài ra, bản đồ “đường lưỡi bò” được Trung Quốc đưa ra trước cộng đồng quốc tế vào năm 2009 cũng không nhất quán với các bản đồ khác mà Trung Quốc công bố. Vị trí địa lý của các đoạn trong bản đồ 2009 không giống với các đoạn trong các bản đồ năm 2013-2014 được Sinomaps ấn hành và các bản đồ khác do cơ quan tiền thân của đơn vị này - Nhà xuất bản Bản đồ (Ditu Chubanshe) - xuất bản ít nhất từ năm 1984.
Hình 2.3. Vị trí đoạn số 4 trong bản đồ 2009 (màu đỏ đậm) và bản đồ 1984
(Nguồn: United States Department of State -Bureau of Oceans and International
Environmental and Scientific Affair, Limits in the Seas No. 143 China: Maritime Claims in the South China Sea, http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf, 05/12/2014).
iii) Không chỉ không có sự thống nhất về số đoạn mà cách vẽ cách đoạn của Trung Quốc có sự thay đổi lớn, có bản đồ được vẽ bằng những nét liền mảnh màu đen, có bản đồ được vẽ bằng nét đỏ đậm, có bản đồ lại vẽ bằng nét đứt như trong ký hiệu thường thể hiện trong các đồ về đường biên giới, trong khi đó có bản đồ chỉ toàn nét chấm, thậm chí có bản đồ vẽ bằng nét liền. Sau đây là hình minh họa cụ thể:
Nét về “đường lưỡi bò” trong bản đồ năm 1946
(Nguồn: Chang Wei-I (1994), Nan-Hai Tsu-Yuan K’ai-Fa yu Chu-Ch’uan Wei-Hu (The Resources Exploitation and Sovereignty Protection of the South Sea), Taipei County, Taiwan: P’an Shih Library, December 1994)
Nét về “đường lưỡi bò” trong bản đồ năm 1947
(Nguồn: Trung Hoa dân quốc (biên soạn) (1947), Bản đồ “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” do Sở Phương vực, http://alohas.archives.gov).
Nét về “đường lưỡi bò” trong bản đồ năm 2009
Nguồn: (Nguồn: Permanent Mission of the People’s Republic of China the United Nations, Note Verbale No. CML/17/2009, Official website of United Nations – Ocean and the Law of the Sea, http://www.un.org, 07/05/2009).
Nét về “đường lưỡi bò” trong bản đồ năm 2013-2014
(Nguồn: Sống Mới (2013), Đường lưỡi bò Trung Quốc 'liếm' cả Biển Đông lẫn Hoa Đông?, Tin nhanh Việt Nam ra thế giới, http://vietbao.vn, (tháng 01/2013)).
Hình 2.4. Nét vẽ các đoạn “đường lưỡi bò” trong trong một số bản đồ của Trung Quốc
Giải thích cho vấn đề này, học giải Trung Quốc- Phan Thạch Anh đã khẳng định sự đứt đoạn và thay đổi đó là để phù hợp với “khả năng” và “những điều
chỉnh cần thiết trong tương lai” [82]. Tức là, tuyến biên giới “đường lưỡi bò” có thể tùy ý thu hẹp hoặc mở rộng tại bất kỳ thời điểm nào. Soi chiếu với tiêu chuẩn về tính ổn định của “đường biên giới quốc gia trên biển” có thể thấy “đường lưỡi bò” không đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Thứ hai, Tuyến biên giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có tính
chính xác và dứt khoát
Không chỉ liên tục thay đổi theo thời gian, tuyến biên giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc còn không có tính chính xác và dứt khoát. Thực tế cho thấy, tuyến biên giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc được thể hiện bằng những nét đứt đoạn và cho tới ngày này không ai có thể biết được vị trí, hướng đi hay tọa độ chính xác của con đường đó. Cả tấm bản đồ duy nhất chỉ có một điểm xác định đó là vĩ độ 4 Bắc 4 - Zengmuansha. Có thể nhận thấy rằng tấm bản đồ “đường lưỡi bò” vô cùng phức tạp và xa rời tiêu chuẩn bản đồ quốc tế.
Thứ ba, Tuyến biên giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có tính rõ ràng
Không chỉ thay đổi liên tục theo thời gian và không tính chính xác, dứt khoát, tuyến biên giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc còn không có sự rõ ràng cả về thời điểm xuất hiện, phạm vi và bản chất pháp lý, trong đó:
lại không xác định được thời điểm xuất hiện chính xác của tấm bản đồ này. Trong khi đa phần các học giả đều thừa nhận năm 1947 [76] bản đồ “đường lưỡi bò” chính thức thì một số học giả khác lại cố tình đẩy xa thời thời điểm xuất hiện của bản đồ “đường lưỡi bò”, chẳng hạn: năm 1914, năm 1935, 1946 [80].
ii) Quan điểm biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng hết sức mập mờ và không nhất quán. Chỉ duy nhất một khu vực mà có tới bốn quy chế pháp lý khác nhau được đưa ra để biện minh cho bản chất pháp lý của khu vực