2.2. Sự phi lý của yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” dƣới góc độ là
2.2.5. Dựa trên quy chế pháp lý của vùng nước bên trong “đường biên
nước phụ cận, đường vùng nước lịch sử và đường quyền lợi lịch sử.
iii) Phạm vi yêu sách của Trung Quốc theo “đường lưỡi bò” cũng không rõ ràng: Trong hai Công hàm CML 17/2009 và CML 18/2009, Trung Quốc khẳng định họ có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng
nước liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển” [85], [86] song lại không hề nêu rõ các đảo đó bao gồm những thực thể nào.
Như vậy, theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, "đường lưỡi bò” không thể được coi là "đường biên giới quốc gia” của Trung Quốc trên Biển Đông vì con đường này không ổn định, chưa được xác định dứt khoát, không chính xác (do không được đánh dấu bằng các toạ độ địa lý), không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu của một đường biên giới quốc gia, và đặc biệt là không minh bạch về mục đích cũng như về bản chất pháp lý của nó.
Nói như Du Khoan Tứ, GS Luật của Đại học Quốc lập, Đài Loan:
Đường ranh giới chữ U không những được xác định trước khi Công ước Geneva 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 xuất hiện, mà còn không có điểm cơ sở, cũng không có mốc kinh độ, vĩ độ, vì thế nó khó mà biểu thị là một đường biên giới được [55].
2.2.5. Dựa trên quy chế pháp lý của vùng nước bên trong “đường biên giới quốc gia trên biển” quốc gia trên biển”
“đường lưỡi bò” nên được xem là vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, tùy theo đo đạc đầy đủ của cơ quan chức năng, Chính phủ có thể gọi là nội thủy hoặc lãnh hải. Ví dụ, một nhóm các nhà phân tích quốc phòng cấp cao Trung Quốc đã mô tả các lợi ích ngoài khơi của Trung Quốc như “khu vực mở rộng ra ngoài đường bờ biển lục địa của Trung Quốc nằm trong khoảng 200 hải lý (về phía đông) và 1600 hải lý (về phía nam)” [107] hoặc xấp xỉ đến 4 độ vĩ bắc được công bố trong báo cáo năm 1935. Họ xem những “vùng biển trong phạm vi quyền tài phán này của Trung Quốc... là khu vực mở rộng thuộc chủ quyền quốc gia của Trung Quốc” [107].
2.2.5.1. Yêu sách “đường lưỡi bò” dưới cái nhìn là nội thủy
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Công ước luật biển năm 1982 định nghĩa, nội thủy (Internal waters) là “các vùng nước nằm ở phía bên trong đường cơ sở để
tính chiều dài lãnh hải”. Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ gắn bó mật thiết với phần lục địa của quốc gia ven biển, các vùng nước nội thủy được coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời phía trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước nội thủy. Theo chế độ pháp lý của các vùng nội thủy, một quốc gia ven biển thực thi chủ quyền đầy đủ đối với vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tàu nước ngoài không có quyền đi qua không gây hại trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển, trừ khi được sự đồng ý của quốc gia đó [103].
Vận dụng các quy định về phạm vi và quy chế pháp lý của vùng nước nội thủy vào phân tích vùng nước bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” có thể khẳng định vùng nước nằm bên trong “đường lưỡi bò” không thể được coi là vùng nội thủy. Bởi lẽ:
Thứ nhất, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa chưa bao giờ yêu sách vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” như là vùng nội thủy [109]. Trong các Công hàm của mình, Trung Quốc chỉ tuyên bố một cách chung chung rằng họ có “chủ quyền
không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng nước liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển” [85].
Thứ hai, tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu chiến vẫn thực hiện quyền đi lại trên vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” này từ khi “đường lưỡi bò” này xuất hiện trên bản đồ do Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948, và chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa đã không có một hành động nào ngăn cản các tàu nước ngoài qua lại vùng này.
Thứ ba, trong khu vực “đường lưỡi bò”, từ trước tới nay, các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei cũng như các cường quốc hàng hải khác trên thế giới như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản vẫn tiến hành các hoạt động đánh bắt hải sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học biển, cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế khác một cách thường xuyên, phù hợp với quyền lợi chính đáng của họ theo quy định của luật pháp quốc tế mà không cần phải xin phép trước, hay phân chia lợi nhuận với Trung Quốc. Thậm chí, sau khi Trung Quốc thực hiện các hoạt động gây rối, cản trở nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, các hoạt động này vẫn tiếp tục được tiến hành và ngày càng phát triển, đa dạng hóa về phạm vi và phương thức thực hiện.
2.2.5.2. Yêu sách “đường lưỡi bò” dưới cái nhìn là lãnh hải
Lãnh hải (Territorial sea) là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Điều 3 Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Về quy chế pháp lý, quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy vì có “quyền đi qua không gây hại (right of innocent passage)” của các tàu thuyền nước ngoài [103].
Vùng nước bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” không phải là lãnh hải, bởi lẽ:
Thứ nhất, Phạm vi lãnh hải theo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phù hợp với các văn bản pháp luật về biển đảo của quốc gia này, cụ thể: Trong Tuyên bố về lãnh hải năm 1958, Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã khẳng định rằng: Chiều rộng lãnh hải nước CHND Trung Hoa là 12 hải lý, được vạch theo
phương pháp lấy các đoạn thẳng nối các điểm cơ sở trên bờ lục địa và trên bờ các đảo ven biển làm đường cơ sở. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm đại lục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo xung quanh của nó bao gồm đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc. Theo đó, chỉ có vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lý mới là lãnh hải của Trung Quốc, mọi vùng nước rộng lớn khác trong phạm vi “đường lưỡi bò” đều không phải lãnh hải của Trung Quốc.
Thứ hai, Phạm vi “đường lưỡi bò” vượt quá chiều rộng tối đa của lãnh hải
được quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982. Theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, phạm vi tối đa của lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở, trong khi đó, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc lại chiếm tới khoảng 80% diện tích Biển Đông, bao quanh khu vực biển rộng khoảng 2.000.000km2, tương đương khoảng 22% diện tích đất liền của Trung Quốc [103, tr.4]. Với phạm yêu sách lớn như vậy, vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không thể được coi là lãnh hải mà chỉ là một biểu hiện cụ thể của tham vọng biến khoảng 80% diện tích Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc và sau đó “độc chiếm” toàn bộ vùng biển này.
Thứ ba, Phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phù hợp
với pháp luật quốc tế đương đại (vào thời điểm yêu sách “đừng lưỡi bò” được xác lập khi chưa có Công ước Luật biển 1982): Nghiên cứu về lịch sử ra đời của yêu sách “đường lưỡi bò” có thể thấy yêu sách này xuất hiện vào những năm 1940. Khi đó, luật pháp quốc tế còn tồn tại dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 03 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả, mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển cả. Các văn bản pháp luật về biển đảo của Trung Quốc trong các thời kỳ trước năm 1958 cũng đều công nhận lãnh hải Trung Quốc là 03 hải lý [70]. Như vậy, việc Trung Quốc tuyên bố “được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài
phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển đó” [85] hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. “Không thể
chấp nhận được rằng vào năm 1947, khi luật quốc tế nói chung chỉ ghi nhận lãnh hải 03 hải lý, Trung Quốc lại có thể yêu sách toàn bộ Biển Đông” [64].
Thứ tư, Quy chế pháp lý của vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không
thỏa mãn quy chế pháp lý của lãnh hải. Bởi lẽ, theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, tàu thuyền nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua không gây hại cho trong vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển, trừ khi có các điều khoản, điều ước chuyên môn khác. Đối với vùng trời phía trên lãnh hải, các máy bay nước ngoài được quyền bay qua không gây hại. Song trên thực tế, máy bay nước ngoài đã bay qua vùng trời phía trên của vùng nước bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” từ năm 1948 khi bản đồ được xuất bản. Tàu thuyền nước ngoài vẫn thực hiện các quyền tự do hàng hải trên vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò”, ngoại trừ những vùng biển nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở của các đảo do Đài Loan chiếm đóng [109].
2.3. Sự phi lý của yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” dƣới góc độ là “đƣờng quy thuộc đảo” thuộc đảo”
Theo nghiên cứu của các học giả Trung Quốc và Đài Loan, thuyết “đường quy thuộc đảo” hay còn gọi là “đường phạm vi đảo” cho rằng “các đảo và vùng biển phụ cận chúng là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, do Trung Quốc quản lý” [121]. Đại diện tiêu biểu cho cho nhóm chủ trương thuyết này là Triệu Lý Hải (Zhao Lihai), Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo) và Lưu Nam Lai (Liu Nanlai).
Vận dụng các quy định về đảo trong Công ước Geneva về lãnh hải và vùng tiếp giáp và các quy định về đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, bãi cạn nửa chìm nửa nổi… trong Công ước Luật Biển năm 1982 vào việc phân tích, đánh giá các lập luận biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc dưới góc độ là “đường quy thuộc đảo”, có thể rút ra một số nhận định sau:
2.3.1. Hoàng Sa, Trường Sa trong yêu sách “đường lưỡi bò” không phải là “quần đảo” hay “quốc gia quần đảo” theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982
là “một nhóm đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử” [103]. Trong khi đó, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lại là hai vùng đảo hoàn tách biệt với lạnh thổ Trung Quốc. Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 156 hải lý; Trường Sa cách Hòn Hải của Việt Nam 210 hải lý, cách đảo Hải Nam 520 hải lý... Chúng lại bao gồm những đảo đá ngoài khơi, xa đất liền. Mỗi đảo của Hoàng Sa và Trường Sa hầu như độc lập với nhau. Do vậy, không thể coi hai vùng đảo này như là “quần đảo” như theo quy định tại Điều 46 Công ước Luật Biển 1982) [10, tr.159]. Thuật ngữ “quần đảo” trong trường hợp này chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ cách gọi theo thói quen của Việt Nam không phải là “quần đảo” theo đúng nghĩa về mặt pháp lý. Cũng không thể xác lập đường cơ sở cho hai quần đảo này như xác lập đường cơ sở cho quần đảo theo quy định tại Điều 47 Công ước Luật biển 1982.
Bên cạnh đó, hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng không phải là “quốc gia quần đảo”. Bởi lẽ, cũng theo quy định tại Điều 46 Công ước Luật Biển năm 1982, “quốc gia quần đảo” phải “hoàn toàn” được cấu thành từ “ một hay nhiều
quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa” [103]. Như vậy, trở thành “quốc
gia quần đảo”, một trong những điều kiện tiên quyết không thể thiếu là phải có sự hiện diện của “quần đảo” - tổ hợp các nhóm đảo có sự liên quan chặt chẽ với nhau về mặt địa lý, kinh tế, chính trị và lịch sử như một thể thống nhất. Trong khi đó, là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng không thể được coi là “quần đảo” theo đúng nghĩa về mặt pháp lý, việc sử dụng các khái niệm "đảo, đảo đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm" thuộc "quần đảo" Hoàng Sa và Trường Sa chỉ mang tính tương đối, không theo nghĩa của Công ước Luật Biển năm 1982 mà theo cách sử dụng ngôn ngữ thông thường [40]. Do không phải là “quốc gia quần đảo” nên Trung Quốc không thể áp dụng phương pháp “vạch đường cơ sở quần đảo” cũng như thiết lập chế độ quản lý các vùng biển bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” theo quy chế pháp lý của “vùng nước quần đảo”.
Tóm lại, xét về mặt pháp lý , Hoàng Sa và Trường Sa không đáp ứng đủ các tiêu chí của “quần đảo” hay "quốc gia quần đảo" theo quy định tại Điều 46 Công ước Luật Biển năm 1982.
2.3.2. Vùng biển của đảo trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” không phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982
Trung Quốc, thông qua lời văn trong hai Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 07/05/2009 và bản đồ “đường lưỡi bò” đã khẳng định tất cả các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Trung Sa đều có đầy đủ các vùng biển, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa do thỏa mãn các điều kiện của đảo theo quy định tại Khoản 2 Điều 121 Công ước Luật Biển năm 1982.
Xem xét về đặc điểm tự nhiên và cấu tạo địa chất, địa mạo hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể thấy hai vùng đảo này nằm ở khu vực trung tâm Biển Đông, phần lớn là những bãi cát không thể trồng trọt; vào khoảng một chục đảo khác là do những mỏm đá tạo thành. Trong vùng đảo Hoàng Sa chỉ có 8 hòn đảo là luôn nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên [28]. Còn vùng đảo Trường Sa có từ 25 đến 35 vị trí (trong tổng số khoảng 80 đến 90 vị trí) nằm trên mặt nước biển lúc thủy triều lên cao. Mặc dù có những kết quả thăm dò khác nhau song những đảo nổi trên mặt nước khi thủy triều lên chắc chắn sẽ có nội thuỷ, lãnh hải theo Điều 121 Công ước Luật biển 1982. Theo khoản 3 Điều 121 của Công ước Luật biển 1982, một đảo thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì sẽ được hưởng quy chế đầy đủ của đảo. Tuy nhiên, Công ước không giải thích rõ ràng thế nào là "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" [103]. Cho đến nay vẫn còn các lập luận khác nhau tập trung xoay quanh việc xem xét liệu