Bệ thử thực hiện theo sơ đồ vòng lực khép kín

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 39 - 43)

Cấu tạo của bệ thử bao gồm (Hình 2.29): Khung kết cấu thép để bắt chặt hộp số cần thử (2) và hộp sỗ làm mẫu (4). Các hộp số (2) và (4) được động cơ điện (6) dẫn động, chúng được nối với nhau bằng trục các đăng (3). Để phân bố mô men xoắn, người ta dùng 2 hộp số giảm tốc: hộp bên trái (1) và hộp bên phải (5), hai hộp giảm tốc này có cùng tỷ số truyền (tỷ số truyền 1:1). Trục ra của hộp gố giảm tốc trái được nối với trục xoắn (7) và cơ cấu xoắn (9) có đĩa chia độ (8), đĩa này sẽ báo mức độ xoắn của trục xoắn. Đầu thứ hai của trục xoắn được liên kết chặt với hộp giảm tốc bên phải.

Hình 2.29. Sơ đồ bệ thử để chạy rà và chạy thử hộp số (thử có tải) theo vòng lực khép kín 1- Hộp giảm tốc trái; 2- Hộp số để thử; 3- Trục các đăng; 4- Hộp số của bệ thử (làm mẫu); 5- Hộp giảm tốc phải; 6- Động cơ điện; 7- Trục xoắn; 8- Đĩa chia độ; 9- Truyền động bánh vít - trục vít của cơ cấu xoắn; 10- Tay đòn điều khiển cơ cấu xoắn.

Khi tác dụng lực vào tay đòn (10) có trục vít tự hãm, tải sẽ được truyền dẫn cho cả hai hộp số do sự tăng góc xoắn của trục xoắn (7). Mô men xoắn lớn nhất mà các bánh răng của hộp số phải chịu thường ở trong khoảng 30 ữ35 kG.m, tương ứng với góc quay của trục xoắn là 8 ữ 100.

Công suất động cơ điện của hệ thử được xác định theo công thức:

)] 1 ( ) 1 [( 2 7162 n M N ñ s g ñ = −η + −η (2.10) Trong đó:

Nđ- Công suất động cơ, kW;

Mđ- Mô men xoắn lớn nhất trên trục động cơ, N.m; n- Số vòng quay trục xoắn, v/phút;

ηs- Hiệu suất của 2 hộp số;

ηg- Hiệu suất của 2 hộp số giảm tốc và bộ truyền các đăng.

2.7.4. Chạy rà và chạy thử bơm dầu

Sau khi lắp ráp các bơm dầu đã sửa chữa, người ta tiến hành chạy rà chạy thử trên các bệ thử vạn năng. Để cho điều kiện làm việc của bơm trên bệ thử gần tương đương với điều kiện làm việc của bơm trên động cơ, người ta tiến hành chạy thử bơm với hỗn hợp có độ nhớt ở 200C tương ứng với dầu trong cácte của động cơ đang làm việc. Để nhận được hỗn hợp như

vậy, có thể trộn dầu bôi trơn Diezel M-10B với nhiên liệu Diezel theo tỷ lệ 1:1 (không phân biệt chủng loại khác nhau của bơm

thử).

Chạy rà bơm dầu trong vòng 10 ữ 15 phút ở các chế độ như sau:

của bệ thử tăng dần đến trị số định mức.

Từ 3 ữ 5 phút ở áp lực trung bình và cho số vòng quay tăng dần từ 400 ữ 500 v/phút đến trị số định mức.

Từ 3 ữ 5 phút ở số vòng quay và áp lực trung bình và cho giảm đến trị số tối thiểu, sau đó lại cho tăng đến trị số tối đa cho phép, tức là đến lúc van an toàn làm việc.

Trong quá trình chạy thử bơm, cần kiểm tra các hiện tượng rò rỉ dầu qua các chỗ nối của bơm và đường ống, bơm không được nóng quá mức và làm việc không có tiếng ồn lạ.

Cuối cùng cần phải kiểm tra năng suất làm việc của bơm dầu. Muốn vậy cần cho bơm làm việc ở chế độ áp suất và số vòng quay bình thường. Năng suất của bơm không được nhỏ hơn trị số qui định trong hồ sơ kỹ thuật.

2.7.5. Chạy rà và chạy thử máy

Tất cả các xe-máy sau khi sửa chữa xong, cần phải được nạp nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, nước làm mát và tiến hành chạy rà và chạy thử máy.

Trong các nhà máy sửa chữa, cần phải sử dụng các bệ thử chuyên dùng để chạy rà máy và có thể chạy thử bằng cơ cấu di chuyển của chính bản thân xe-máy đó. Để chạy rà các máy bánh lốp có thể sử dụng các bệ thử kiểu tang trống. Trên bệ thử để chạy rà các xe-máy bánh xích người ta dùng dải xích di chuyển có dẫn động từ bên ngoài (Hình 2.30).

Hình 2.30. Bệ chạy rà và chạy thử máy bánh xích sau khi sửa chữa 1- Cầu nghiêng; 2- Cột đứng của bệ thử;

3- Thiết bị dẫn động cho cơ cấu di chuyển của máy kéo; 4- Cầu đỡ.

Tất cả các qui định về chạy rà, chạy thử các loại máy xây dựng - xếp dỡ đều được qui định cụ thể trong tài liệu [5]. Trong giáo trình này chỉ trình bày một số qui định cơ bản cho chế độ chạy rà và chạy thử máy cơ sở (máy kéo).

Chạy rà và chạy thử máy kéo cơ sở được kéo dài trong khoảng 1,5 ữ 2 giờ. Trong đó người ta chạy rà máy cho tất cả các tốc độ di chuyển trong vòng 15 ữ 20 phút. Trong thời gian này

cần kiểm tra sự làm việc của các bộ ly hợp biên, các đồng hồ đo, sự làm việc của động cơ đốt trong (mở máy, tắt máy), các thiết bị điện, thiết bị thủy lực v.v…

Tất cả các khuyết tật nhỏ có thể khắc phục ngay tại bệ thử, những khuyết tật lớn cần đưa về các bộ phận chuyên môn hóa để sửa chữa.

Sau khi khắc phục xong các khuyết tật, người ta lại tiến hành chạy rà bổ sung trong vòng 15 ữ 20 phút.

Đối với máy kéo cơ sở, cần kiểm tra quá trình tự di chuyển của máy, bằng cách cho máy di chuyển trên tất cả các tốc độ khác nhau. Kiểm tra sự quay vòng của máy sang phải, sang trái v.v… Quá trình làm việc trên đây của máy phải bảo đảm những điều cơ bản sau:

• Máy bắt đầu khởi hành không cần phải tăng số vòng quay của động cơ lên quá cao. • Động cơ không được có tiếng nổ bất thường (thỉnh thoảng có tiếng nổ to khác thường). • Nước làm mát và dầu bôi trơn trong động cơ không được nóng quá nhiệt độ qui định. Cuối cùng, cần khắc phục tất cả các khuyết tật phát hiện được trong quá trình chạy rà và chạy thử máy, sau đó chuyển máy sang bộ phận sơn.

2.8. CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH SƠN MÁY 2.8.1. Giới thiệu chung 2.8.1. Giới thiệu chung

Công việc sơn máy rất cần thiết để bảo vệ bề mặt chi tiết khỏi bị gỉ và đồng thời cũng làm tăng thêm vẻ đẹp hình dáng bên ngoài cho máy. Đặc biệt đối với một số máy thi công chuyên dùng có quá trình làm việc mang tính đặc thù, thì màu sơn bên ngoài của một số bộ phận máy phải theo đúng qui định (ví dụ như những bộ phận dễ nổ, dễ cháy thì sơn màu đỏ, những bộ

phận mang vật nặng lên cao thì sơn màu đen xen kẽ màu vàng, như hệ palăng của cần trục, đỉnh cần của cần trục v.v…)

Chất lượng sơn máy phụ thuộc vào tính chất của vật liệu sơn, vào mức độ thực hiện quá trình công nghệ chuẩn bị bề mặt sơn và quá trình sơn.

Vật liệu sơn dùng cho các máy thi công cần phải đạt một số yêu cầu cao (vì thông thường máy phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của mưa nắng và sự xâm thực của môi trường), các yêu cầu đó là: Độ bám với bề mặt kim loại phải lớn, nhanh hòa tan trong dung môi, độ bền của lớp sơn trên bề mặt chi tiết phải cao.

Thành phần của dung dịch sơn bao gồm: Chất tạo màng, bột màu, dung môi, chất pha loãng và chất làm khô.

* Chất tạo màng: Khi sơn, chất này có tác dụng tạo nên một màng mỏng mịn, có độ bền chống gỉ cao. Chất tạo màng có thể được chế tạo từ các loại dầu thực vật, các loại sản phẩm của chưng cất dầu mỏ. Phụ thuộc vào thành phần của chất tạo màng, dung dịch sơn có thể là loại sơn dầu, sơn nhựa, sơn este v.v...

Dung dịch của chất tạo màng trong các dung môi hữu cơ nhẹ được gọi là vecni (sơn bóng). Người ta chế tạo vécni dầu bằng cách hòa tan ở nhiệt độ cao nhựa hắc ín tự nhiên hoặc

nhựa hắc ín tổng hợp vào trong dầu sơn (dầu trùng hợp) có cho thêm chất dung môi.

Vécni rượu được chế tạo bằng cách cho nhựa hắc ín tự nhiên hoặc nhựa hắc ín tổng hợp tan vào trong cồn. Lượng hắc ín chiếm khoảng 35 - 45%. Vécni rượu chóng khô nhưng tạo thành màng không bền, do vậy chúng chỉ được dùng để sơn phủ đồ mộc.

* Bột màu: Bột này cho vào trong thành phần của dung dịch sơn nhằm mục đích tăng độ bền của màng vécni, tạo cho lớp màng này có màu sắc cần thiết theo yêu cầu và làm tăng tính chất chống thấm nước của lớp màng.

Bột màu là một chất dạng bột của ôxít hoặc muối (có màu) của kim loại, loại chất bột này không tan trong nước, trong dung môi và cả trong chất tạo màng. Màu sắc của các loại bột màu được dùng để tạo thành dung dịch sơn dùng trong công nghiệp bao gồm: Trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh thẫm và đen.

* Dung môi: Dung môi được sử dụng để hòa tan các chất tạo thành dung dịch sơn. Các chất dung môi thường dùng là: Dầu thông, benzen (C6H6), tolyon, axeton v.v…

* Chất làm loãng: Chất làm loãng được cho vào trong dung dịch sơn với mục đích làm cho sơn loãng ra sau một thời gian sơn bị đông lại do phải bảo quản trong kho, đồng thời để đạt được độ nhớt yêu cầu của sơn.

* Chất làm khô: Chất làm khô được cho vào trong sơn hoặc vécni để tăng tốc độ khô của chúng. Chất này chính là các loại muối mănggan, chì, coban. Chất làm khô pha vào trong dung dịch phải đúng tỷ lệ. Sự thừa hoặc thiếu chất làm khô đều tạo nên chất lượng không tốt cho sơn.

2.8.2. Quá trình công nghệ sơn

Chất sơn phủ được sử dụng trong công nghiệp bao gồm các lớp như sau: Lớp thứ nhất phủ lên bề mặt kim loại đã được làm sạch nhằm mục đích chống gỉ, lớp thứ hai làm phẳng và làm nhẵn bề mặt chi tiết sơn, lớp thứ ba để tạo màu sắc theo yêu cầu.

Qui trình công nghệ sơn đối với máy sửa chữa bao gồm các công đoạn sau đây: * Chuẩn bị bề mặt cần sơn.

* Sơn chống gỉ (sơn lót). * Trát ma-tít.

* Sơn tạo màu lớp ngoài. * Sấy khô bề mặt sơn.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 39 - 43)