Cân bằng động cơ đốt trong sau khi sửa chữa

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 31 - 32)

Một trong những nguyên nhân gây nên sự mài mòn chi tiết nhanh của nhiều động cơ đốt trong là do hiện tượng không cân bằng động, hiện tượng này gây nên rung động cho động cơ trong quá trình động cơ làm việc.

Nguyên nhân của hiện tượng không cân bằng động của động cơ đốt trong có thể là:

1- Có hiện tượng không đồng trục giữa nắp ly hợp và trục cơ trong quá trình lắp lẫn nắp với thân (tại các nhà máy chế tạo, lỗ để lắp ổ đỡ trục cơ trong blốc xylanh và lỗ trên nắp ly hợp được gia công đồng thời). Hiện tượng không đồng tâm giữa các lỗ này sẽ dẫn tới sự chéo và lệch của trục ly hợp. Vì vậy việc kiểm tra độ đồng tâm, đồng trục của các lỗ trên nắp ly hợp với đường tâm của trục cơ khi lắp ráp động cơ là một việc làm hết sức cần thiết.

2- Sự sai lệch lớn về khối lượng đầu dưới của cụm biên động cơ so với toàn cụm nói chung. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ sai lệch khối lượng của một cụm biên nói chung chưa vượt quá 10 gam, thì độ sai lệch khối lượng đầu dưới của cụm biên đó sẽ lên tới 40-50 gam, điều này sẽ là nguyên nhân của hiện tượng trục cơ bị dao động và gây ra rung động động cơ.

3- Chế độ nhiệt của động cơ bị xâm phạm. Sự cân bằng của động cơ sẽ thay đổi phụ thuộc vào trạng thái nhiệt của nó. Sự cân bằng này sẽ mất đi khi nhiệt độ của động cơ bị giảm và lại được phục hồi lại sau khi động cơ nóng lên đến nhiệt độ mà tại đó đạt được sự cân bằng. Với nguyên nhân này cho nên người ta tiến hành cân bằng động cơ ở chế độ công tác, tức là khi động cơ đã được đốt nóng đến nhiệt độ trung bình của nước làm mát và của dầu.

4- Biên độ rung động của động cơ cũng phụ thuộc vào số vòng quay của trục cơ (ví dụ như khi giảm hoặc tăng số vòng quay lên 400v/phút so với số vòng quay định mức, biên độ rung động của động cơ tăng 1,5 ÷ 2 lần).

Việc tiến hành cân bằng động cơ sau khi sửa chữa có thể được tiến hành trên các bệ phanh điện thông thường, có trang bị giá treo đàn hồi để bắt chặt động cơ, có bộ dẫn động cân bằng chuyên dùng và thiết bị đo rung động. Trước lúc tiến hành cân bằng động cơ người ta làm nóng động cơ và nhiệt độ của dầu của nước và áp suất dầu phải đạt đến một giới hạn công tác nhất định. Trong khi cân bằng cần tăng dần số vòng quay trục cơ đến giá trị lớn nhất.

2.7. CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẠY RÀ, CHẠY THỬ CỤM VÀ MÁY SAU KHI SỬA CHỮA SỬA CHỮA

2.7.1. Giới thiệu chung

Việc chạy rà có ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của máy và độ ổn định về đặc tính làm việc của các cụm. Trong quá trình chạy rà sẽ diễn ra sự mài nghiền các chi tiết máy, tức là diễn ra sự triệt tiêu nhanh độ nhấp nhô trên bề mặt chi tiết.

có chất lượng cao hơn cho sự làm việc ổn định tiếp theo của mối ghép. Vì vậy, chạy rà trong quá trình sửa chữa máy là một công đoạn rất quan trọng và không thể thiếu được. Quá trình chạy rà diễn ra lúc đầu với tốc độ thấp, sau đó với tốc độ tăng dần trong điều kiện có dầu bôi trơn toàn bộ bề mặt các chi tiết mài rà lẫn nhau. Thông thường việc chạy rà các cụm, các bộ phận máy và máy nói chung được tiến hành trên các bệ rà chuyên dùng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chạy rà:

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 31 - 32)