Tiến hành cân bằng động chi tiết

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 30 - 31)

Việc cân bằng động phức tạp hơn cân bằng tĩnh.

Giả sử khối lượng m sau khi cân bằng tĩnh được cân bằng bởi vật nặng Q (Hình 2.24) thì khi trục quay sẽ xuất hiện lực kích động ly tâm F1 và F2 tạo nên mô men F1L, mô men này có xu hướng xoay trục quay đi một góc xung quanh trọng tâm của nó, tức là xảy ra hiện tượng mất cân bằng động lực học. Lúc này trục và các ổ đỡ sẽ chịu thêm các tải trọng phụ có vai trò gây ra rung động cho các cụm máy khi làm việc. Mô men của cặp lực F1, F2 có thể được cân bằng bởi một cặp lực khác đặt vào trục và tác dụng trong cùng mặt phẳng với cặp lực F1, F2, đồng thời tạo ra một mô men ngược chiều với mô men trên.

Đối với ví dụ nêu trên đây, chúng ta cần

phải đặt hai khối lượng m1 = m2 trên một khoảng cách bằng nhau kể từ tâm quay, khi trục quay, các lực này sẽ tạo ra một mô men ngược chiều với mô men F1L và cân bằng với mô men đó.

Trong thực tế người ta thường tiến hành cân bằng động các chi tiết và các cụm máy trên bệ chuyên dùng. Nguyên lý hoạt động của nó như sau: Khi chi tiết hoặc cụm máy quay trên các gối đỡ đàn hồi của bệ, thì dưới tác dụng của các lực quán tính ly tâm các gối đỡ sẽ bắt đầu dao động. Người ta đo biên độ dao động lớn nhất của một ở đỡ, sau đó người ta lần lượt đính thêm các vật nặng vào chi tiết cho đến khi triệt tiêu

hết dao động tại ổ đỡ. Công việc được tiến hành tương tự cho các ổ đỡ khác. Việc cân bằng

Hình 2.23. Sơ đồ cân bằng tĩnh chi tiết a và b) Chi tiết không cân bằng;

c- Chi tiết cân bằng. 1- Chi tiết; 2- Trục đỡ; 3- Gối đỡ;

4- Vật nặng.

động được coi là kết thúc nếu tại các ổ đỡ không còn dao động nữa.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 2 docx (Trang 30 - 31)