2.1. Quá trình thực hiện Tuyên bố DOC của Việt Nam và Trung Quốc
2.1.1.1. và hành động của Trung Quốc trước khi ký kết Tuyên bố DOC
Có thể nói Trung Quốc chấp nhận là một bên ký kết Tuyên bố DOC thể hiện một bước điều chỉnh trong cách tiếp cận về tranh chấp ở Biển Đông của Trung Quốc. Bởi vì trước đây, Trung Quốc chủ trương chỉ giải quyết tranh chấp tại Biển Đông song phương nhằm phát huy lợi thế nước lớn của mình trong quan hệ song phương không đối xứng và lo ngại khả năng hình thành một mặt trận thống nhất trong ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Thông qua Tuyên bố DOC, Trung Quốc muốn đạt được ý đồ về chính trị, kinh tế thương mại và xóa bỏ mối lo ngại của ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc. Do đó, để đối trọng với thuyết về ―mối đe dọa Trung Quốc‖ và giải tỏa lo ngại của các nước láng giềng, Trung Quốc đã đưa ra học thuyết về sự ―Trỗi dậy hòa bình‖ và ―Phát triển hòa bình‖, coi đây là phương châm phát triển quốc gia
của mình. Hành động này đã tạo được lòng tin với các nước ASEAN, làm cơ sở cho Trung Quốc phát triển các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trung Quốc mở rộng thị trường tiêu thụ và dễ dàng tạo ảnh hướng đến các nước ASEAN hơn Tháng 8 năm 2002, trước khi ký kết Tuyên bố DOC, Trung quốc đã đưa học thuyết ―an ninh mới‖ tại hội nghị ASEAN.
Quan niệm về an ninh mới vượt ra khỏi an ninh đơn phương, tìm kiếm an ninh chung thông qua việc hợp tác các bên cùng có lợi. Quan niệm này được đặt trên nền tảng vì lợi ích chung và phục vụ cho sự tiến bộ xã hội… Theo quan điểm của Trung Quốc, điểm cốt lõi của khái niệm an ninh mới này bao gồm sự tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng và hợp tác [40].
Bên cạnh đó, để phân hóa các nước ASEAN, Trung Quốc tận dụng quá trình đàm phán COC/DOC. Cụ thể như trong quá trình soạn thảo DOC, khi nội bộ ASEAN còn lúng túng về vấn đề phạm vi áp dụng, thì Trung Quốc luôn thúc giục ASEAN sớm giải quyết vấn đề và tuyên bố sẵn sàng chấp nhận phạm vi áp dụng là ―Biển Đông‖ hoặc ―Trường Sa‖, tùy thuộc nội bộ ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra thời gian hoàn thành COC/DOC trước cuối năm 2000 để thúc ép các nước ASEAN với hàm ý chính sự thiếu thống nhất trong nội bộ ASEAN đã cản trở việc COC/DOC được ký kết. Nếu ASEAN giải quyết được vấn đề này, Trung Quốc sẵn sàng nhân nhượng các vấn đề khác như chiếm đóng mới, tập trận quân sự và đối xử nhân đạo với các nước ở các khu vực tranh chấp [41].
Bối cảnh an ninh khu vực sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2011 cũng góp phần tạo đà cho sự ra đợi của Tuyên bố DOC vào năm 2002. Dreyer nhận định vị thế địa chính trị của Trung Quốc đã bị xáo động sau vụ khủng bố 11/9 liên quan đến việc Mỹ tuyên bố khu vực Đông Nam Á là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu [45].
Thông qua Tuyên bố DOC, với tư cách là một bên trong tranh chấp và bên kia là tất cả các nước ASEAN, Trung Quốc cũng đạt được ý đồ của mình là gạt được sự dính líu từ bên ngoài vì cho rằng đây là vấn đề của khu vực và phải được giải quyết trong khu vực. Điều này được thể hiện rất rõ tại cuộc họp SOM ASEAN – Trung Quốc về triển khai DOC ngày 07 tháng 12 năm 2004 tại Malaysia. Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận ghi vào Quy chế làm việc của Nhóm công tác chung về việc mời các chuyên gia và những người có uy tín từ các nước ngoài khu vực [28].
Việc chấp nhận là một bên trong Tuyên bố DOC đã phần nào giúp nâng cao vị thế và vai trò của Trung Quốc với các nước bên ngoài về thiện chí giải quyết hòa bình các tranh chấp của Trung Quốc. Do tính chất ràng buộc của các cam kết không cao nên quy định của DOC không ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc từ trước đến nay. Đồng thời, việc ký kết Tuyên bố DOC cũng không gây ra những tác động bất lợi trong nội bộ của Trung Quốc vốn từ trước tới nay coi Biển Đông là một vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Một vấn đề quan trọng khác khi Trung Quốc ký kết Tuyên bố DOC là bối cảnh lúc ký kết phù hợp với chính sách và chiến lược chung của Trung Quốc về Biển Đông. Trung Quốc đang chịu áp lực của nhu cầu khai thác nguồn lợi biển, đặc biệt là năng lượng phục vụ nền kinh tế đang phát triển rất nhanh của Trung Quốc. Từ năm 1996, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu khí và việc đảm bảo ổn định các nguồn cung và đường vận chuyển là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Để minh chứng cho chủ trương ―gác tranh chấp, cùng khai thác‖ dưới danh nghĩa thực thi Tuyên bố DOC, Trung Quốc và Philippin đã ký thỏa thuận về thăm dò địa chấn chung khu vực giữ Biển Đông vào năm 2004 [28].
Ngược lại, về phía các quốc gia thành viên ASEAN, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN ngày 05 tháng 11 năm 2002 tạo tiền đề cho việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc vào năm 2010, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc [36].