Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông – Xây dựng lực lượng tuần tra chung ở Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam và trung quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển đông (DOC) (Trang 77 - 80)

chung ở Biển Đông

Các nước hoàn toàn có thể hợp tác với nhau để bảo đảm được vấn đề an ninh trên biển mà vẫn tôn trọng chủ quyền và vùng duyên hải của các quốc gia khác.

Ví dụ rõ nhất về tính khả thi của ý tưởng này từ Chiến dịch chống cướp biển của EU xuất phát từ sáng kiến của Pháp và Tây Ban Nha. Chiến dịch này mang tên Eunavfor Atlanta. Đây là chiến dịch chống cướp biển lớn đầu tiên của EU kể từ trước tới nay.

Quan trọng hơn là ý tưởng này được thực hiện trong hoàn cảnh Bắc Kinh càng lúc càng gia tăng sức ép trên các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc bằng cách tăng tốc độ và cường độ bồi đắp các bãi ngầm hay rạn san hô mà họ đã lấn chiếm, thậm chí đánh chiếm của Việt Nam và Philippines, biến các nơi này thành các hòn đảo nhân tạo, có thể được dùng làm bàn đạp quân sự giúp Bắc Kinh thao túng toàn vùng Biển Đông.

Biển Đông là một vùng biển quốc tế có ý nghĩa quan trọng với tất cả các nước trên thế giới. Nếu phải thể hiện trách nhiệm, sẽ không chỉ các nước ven Biển Đông có trách nhiệm với an ninh và an toàn trên Biển Đông mà còn tất cả những bên có liên quan cũng phải có vai trò. Dĩ nhiên, vấn đề ―cộng đồng quốc tế thể hiện trách nhiệm‖ sẽ bị Trung Quốc xem là sự can thiệp và có thể là cả một vài quốc gia ASEAN.

Đầu tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas, phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói rằng ―nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ‖.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất ủng hộ các hoạt động tuần tra đa phương cùng một lực lượng hải quân chung tại Biển Đông. Nhật Bản gần đây cũng đã để ngỏ khả năng tham gia vào các hoạt động tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông.

Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cũng đã cho phép Tokyo hỗ trợ Washington tại những điểm nóng toàn cầu dưới danh nghĩa phòng vệ tập thể. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đang thúc đẩy chính sách hướng Đông. Đây chính là yếu tố bên ngoài thuận lợi, giúp tạo dựng một dạng ―liên minh bên trong liên minh‖ vốn là sự tập hợp của các quốc gia có cùng lợi ích.

Tính đa phương của hợp tác biển cũng đã được một số nước ASEAN lưu ý. Ý tưởng về một ―lực lượng gìn giữ hoà bình chung‖ của ASEAN đã được Malaysia đề xuất cách đây 2 tháng. Sáng kiến này được Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đưa ra trước chuyến thăm tới Việt Nam.

Indonesia vào năm 2011 đã đề xuất với Trung Quốc về một khả năng tuần tra chung tại Biển Đông để ngăn chặn đánh bắt cá trái phép. Đối với

Việt Nam và Philippines, bản dự thảo đối tác chiến lược được thông tin gần đây cho thấy hai nước sẽ bắt đầu tiến hành tuần tra chung và tập trận chung ở Biển Đông.

Các yếu tố thúc đẩy hợp tác biển đa phương đã xuất hiện, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức độ song phương ban đầu giữa các quốc gia có lợi ích chung. Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Indonesia vì thế nên xem xét hợp tác với nhau để thúc đẩy ý tưởng đa phương hoá về mặt hợp tác biển, ví dụ như hiện thực hoá sáng kiến tuần tra chung.

Philippines và Nhật Bản đã ủng hộ ý tưởng này. Với Manila, đây là một cách để bù đắp sự thiếu hụt năng lực của họ trong khí tài tuần tra trên biển, trong khi Nhật Bản coi sáng kiến đó là một phần trong ―chủ nghĩa hòa bình chủ động‖ được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra, theo đó Lực lượng Phòng vệ sẽ có vai trò an ninh lớn hơn ở nước ngoài.

Ở khía cạnh thực tế hơn, sáng kiến tuần tra chung cũng vấp phải những rào cản về mặt hoạt động quân sự, đơn giản là bởi để tuần tra chung, sẽ cần đến hai điều. Trước tiên, ―chung‖ có nghĩa quân đội của nước này nằm dưới sự chỉ huy của nước khác hoặc thậm chí một bộ chỉ huy hợp nhất, và ý tưởng này là quá xúc phạm với nhiều quân đội trong khu vực, vốn không thể tưởng tượng việc trao quyền chỉ huy cho nước khác. ―Phối hợp‖ tuần tra là một thỏa thuận linh hoạt hơn, với cơ cấu chỉ huy và kiểm soát song song, chứ không phải hợp nhất quyền chỉ huy. Điều này có nghĩa quân đội các nước vẫn chỉ huy hoạt động của mình tại những khu vực được chỉ định khác nhau, thông qua tần số radio chung để điều phối hành động. Thậm chí nếu hoạt động tuần tra ―chung‖ này thực sự được điều phối theo đúng tính chất của nó, các chính phủ ASEAN cần phải đóng góp khí tài bởi đây là một trách nhiệm mà các bên phải thực hiện. Điều này sẽ trở nên rất khó cho một vài chính phủ ASEAN bởi bản thân họ cũng thiếu khí tài, đó là chưa kể đến năng lực thực chất mà họ

có. Ngoài ra, không phải tất cả các nước ASEAN đều coi Biển Đông là khu vực ưu tiên và họ muốn giữ khí tài của mình để sử dụng cho những khu vực ưu tiên cao hơn Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam và trung quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển đông (DOC) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)