Hành động của Trung Quốc sau khi ký kết Tuyên bố DOC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam và trung quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển đông (DOC) (Trang 35 - 57)

2.1. Quá trình thực hiện Tuyên bố DOC của Việt Nam và Trung Quốc

2.1.1.2. Hành động của Trung Quốc sau khi ký kết Tuyên bố DOC

Sự kiện các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông vào năm 2002 đã mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác và sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố DOC về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển cùng những tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Đỉnh cao là việc vấn đề Biển Đông được đưa ra tại Hội nghị ARF lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội, trong đó 11 trong tổng số 28 nước tham dự hội nghị đã thể hiện quan ngại về những diễn biến mới ở Biển Đông, đặc biệt là thái độ cứng rắn và hành động quyết liệt từ phía Trung Quốc. Đây là một sự kiện mang tính lịch sử của Diễn đàn ARF khi vấn đề tranh chấp Biển Đông được đưa ra thảo luận [16].

Tác giả luận văn sẽ nêu ra một số hành động đáng chú ý của Trung Quốc liên quan đến việc thực hiện Tuyên bố DOC từ khi ký kết vào năm 2002 đến tháng 8 năm 2015 và phản ứng của Việt Nam đối với các hành động đó.

Thứ nhất, trong giai đoạn 2007-2009: Các hành động của Trung Quốc đã khiến cho tình hình an ninh khu vực Biển Đông xấu đi và góp phần

làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Học giả về chính trị quốc tế Carl Thayer đã nhận xét rằng, từ năm 2007 đến nay, hành vi của Trung Quốc càng ngày càng hung hãn, mà ông gọi là ―hung hăng‖ (assertiveness) từ năm 2007 đến 2009 cho đến ―hung hăng hiếu chiến‖ (agrressive asertiveness) kể từ năm 2009 đến nay [39].

Trung Quốc gây áp lực trên các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ như ExxonMobil, buộc họ từ bỏ các thỏa thuận khai thác với Việt Nam trong vùng Biển Đông, hăm dọa trả đũa chống lại các lợi ích thương mại của các tập đoàn này ở Trung Quốc nếu họ tiến hành các liên doanh với Việt Nam (năm 2008). Từ giữa năm 2007, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối và gây sức ép về dự án xây dựng đường ống khí đốt do Tâ ̣p đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) của Anh thực hiện . Tháng 6 năm 2007, trước áp lực của Trung Quốc , BP đã phải quyết đi ̣nh ngừng mô ̣t dự án thăm dò dầu khí trong vùng b iển có tranh chấp ngoài khơi Viê ̣t Nam (lô 5.2 nằm giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km).

Bên cạnh đó, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trên vùng Biển Đông đang tranh chấp. Năm 2009, Trung Quốc cử tám chiếc tàu ngư chính hiện đại đến khu vực để thi hành lệnh cấm, họ cũng có nhiều hành động thô bạo hơn trước đây, chẳng hạn như chặn tàu Việt Nam lại, leo lên và tịch thu lượng cá đánh bắt được, hoặc đuổi tàu thuyền Việt Nam ra khỏi khu vực cấm. Trung Quốc cũng nhiều lần bắt giữ và đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam [38]. Tháng 5 năm 2009, Trung Quốc phản đối các đề nghị mở rộng thềm lục địa của nước khác và tái khẳng định chủ quyền trên 80 phần trăm (%) biển Biển Đông (tháng 5 năm 2009) với việc lần đầu tiên công khai yêu sách Đường 9 đoạn [1].

Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp để củng cố cơ sở pháp lý của các yêu sách, và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về chủ quyền ở Biển Đông,

phê phán hành vi của các quốc gia khác cùng với việc nhấn mạnh thái độ kiềm chế và hành vi tự vệ của Trung Quốc. Trung Quốc đã soạn thảo và ban hành một số văn bản pháp quy liên quan đến Biển như: Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992 (Luật này quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)); Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 (chính thức thể hiện quan điểm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng mà họ thường gọi là ―vùng nước phụ cận‖).

Để thiết lập cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo tranh chấp, ngày 03 tháng 7 năm 2007, Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc go ̣i là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa).

Hành vi này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng điểm 1 của Tuyên bố DOC. Theo đó, vi pha ̣m các cam kết về những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Hoàng Sa , Trường Sa thuô ̣c chủ quyền lãnh thổ của Viê ̣t nam.

Việc làm này đã tạo ra nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều nơi, nhiều bên. Các phản ứng và cách thức phản ứng thay đổi theo thòi gian, quan điểm, chủng tộc, cương vị của từng giới, từng cá nhân nhưng nhìn chung các nhóm có chung các quyền lợi tinh thần, vật chất thì có quan điểm gần giống nhau. Nhưng cũng không thể nói rằng có một quy luật để phân định các cách thức phản ứng về việc thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa dựa trên cách phân chia

ra nhóm, giới có cùng quyền lợi hoặc phân chia ra các nhóm dựa trên tiêu chí có cùng sự am hiểu về lịch sử chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiêu chí có cùng sự hiểu biết về luật pháp quốc tế về biển, về cách thức xác định chủ quyền lãnh thổ theo luật pháp quốc tế hoặc tiêu chí đơn thuần dựa trên cách thức đánh giá biện pháp thể hiện lòng yêu nước hoặc dựa trên tiêu chí đánh giá tình hình so sánh tương quan giữa các bên để giải quyết bất đồng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Việt Nam đã phản đối việc làm này của Trung Quốc bằng nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau:

Chính phủ Việt Nam đã phản đối việc thành lập thị xã này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức tuyên bố: "hành động này đã vi

phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên"[19].

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã phản ứng và trên báo điện tử của Đảng đã có một bài báo ngắn bày tỏ thái độ bằng cách trích dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao và tỏ ra đồng tình với sự phản đối đó [15]. Đánh giá đây là vấn đề thời sự nổi bật trong tuần và khẳng định:

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển

giữa hai bên [3].

Đồng thời Việt Nam khẳng định quan điểm:

Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp Quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực [15].

Quốc hội Việt Nam cũng đã phản đối việc lập thị xã cấp huyện Tam Sa, một số đại biểu cũng đã lên tiếng trên phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày 17 tháng 12 năm 2007 trên trang điện tử của Quốc hội có đăng bài "Thủ

tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 2" vào

ngày 15 tháng 1 năm 2007 trong đó có nhấn mạnh kết quả hội nghị cấp cao ASEAN đã đạt được:

Kết quả các hội nghị cấp cao ASEAN với các nước đối thoại đã đem lại những tiến triển đáng chú ý trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN với từng nước. Trước hết là đối với Trung Quốc, hai bên khẳng định quyết tâm thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông để tiến tới sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông vì hòa bình và ổn định ở khu vực;...

Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương của Việt Nam cũng đã lên tiếng về việc phản đối hành động thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc. Đồng thời, hành động này dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Sau khi thành lập thành phố gọi là Tam Sa, Trung Quốc cũng thông qua hàng loạt văn bản pháp lý nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước quản lý về biển,

2010), Kế hoạch xây dựng khu kinh tế Quảng Tây, Chương trình hỗ trợ công dân sử dụng các đảo không người nhằm vào Trường Sa và Hoàng Sa). Đỉnh điểm vào tháng 11 năm 2012, Trung Quốc cho in đường lưỡi bò lên mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân nước này. Ý định ấn hành hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó có in hình tấm bản đồ cố ý muốn mô tả chủ quyền của Trung Quốc trên vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông và vùng biên giới Bắc Ấn đã chọc tức các quốc gia láng giềng.

Hình 3.1: Hộ chiếu mới có in bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đang bị dư luận phản ứng gay gắt

Ảnh: Chinadaily.

(Nguồn:http://www.baomoi.com/Du-luan-phan-ung-gay-gat-ho-chieu-in- duong-luoi-bo/119/9855617.epi).

Qua những động thái trên cho thấy, Trung Quốc từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý.

Tháng 7 năm 2008, giới ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ liên tiếp phản đối Exxon Mobil và công khai đe dọa trả đũa công việc kinh doanh của công ty này ở Trung Quốc đại lục nếu công ty hợp tác với Petro Vietnam trong các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam [43].

Ngày 24 tháng 11 năm 2008, theo hãng tin Bloomberg, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố dự án 30 tỷ USD để khoan tìm dầu khí trong các khu vực nước sâu ở Biển Đông. Từ cuối tháng 5 năm 2010, Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 90 – 116 hải lý. Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này [37]. Tiếp theo, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về ―đường lưỡi bò‖ một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hòa Trung Hoa, sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là chính quyền Trung Quốc)

Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía Nam biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hiệp quốc (CLCS). Ngay ngày hôm sau, 7/5/2009, Trung Quốc đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối, trong đó đính kèm bản đồ đường chữ U, tức đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích biển Đông.

Đến lúc này thì cả thế giới mới biết rõ tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không còn ẩn giấu nữa mà đã công khai. Mặc dù tọa độ và vị

trí chính xác của đường chữ U 11 đoạn trước kia và 9 đoạn sau này không hề có, song không vì thế mà Trung Quốc ngần ngại, xem lại lập trường sai trái của mình.

Thứ hai, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2015: Trung Quốc tiếp tục có những hành động đơn phương nhằm phá hoại tinh thần nội dung của Tuyên bố DOC 2002, cụ thể:

Tháng 3 năm 2010, Trung Quốc đã khiến cho cả thế giới giật mình khi tuyên bố biển Đông là ―lợi ích cốt lõi‖ của Trung Quốc. Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Trần Phá đã phát biểu trên tạp chí Khai Phóng số tháng 7 năm 2011 về vấn đề này như sau: “Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông thể hiện rõ xu hướng ngày càng xấu đi. Bản thân Trung Quốc không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc” [8].

Sau khi công bố đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hợp quốc tháng 5 năm 2009, Trung Quốc tăng cường các hoạt động trấn áp các quốc gia khác, qua đó khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Có thể kể một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra như việc tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam trong tháng 6 và tháng 11 năm 2011:

Giữa năm 2011 tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bi ̣ ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.

Sự viê ̣c xảy ra hôm 26 tháng 5 năm 2011 tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, địa điểm này hoàn toàn trong thềm lu ̣c đi ̣a thuô ̣c chủ quyền của Viê ̣t Nam [6].

tàu đánh cá Trung Quốc đã lao vào phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam. Việc này được đánh giá là hành động có tính toán kỹ từ trước, có hệ thống, nhằm biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp, dần hiện thực hóa yêu sách 9 đoạn của họ [19].

Hình 3.2: Bản đồ “đường mười đoạn” do Nhà sản xuất bản đồ nhà nước Trung Quốc xuất bản, trong đó, vẽ các vạch nối trải dài từ mũi phía bắc

của Trung Quốc tới mũi phía nam đảo Borneo

(Nguồn:http://doanhnghiepvn.vn/chuyen-gia-trung-quoc-chi-trich-duong- luoi-bo-10-doan-cua-bac-kinh-d5510.html).

Lần thứ hai, vào lúc 4h5 ngày 30 tháng 11 năm 2012, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để khảo sát địa chấn đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra khỏi khu vực của tàu Bình Minh 02, tàu kéo dã cào của Trung Quốc ―đã chạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt nam và trung quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển đông (DOC) (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)