2.2. Sự cần thiết của COC
2.2.1. Sự ra đời của Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC
Sau 9 năm đàm phán, ngày 21 tháng 7 năm 2011, tại Bali – Indonesia, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều hoặc hoài nghi về khả năng kiềm chế những căng thẳng trên Biển Đông, Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC vẫn được xem là một bước tiến quan trọng trong tiến trình quản lý tranh chấp, gợi mở các hướng về COC trong tương lai.
Ngày 21 tháng 7 năm 2011, tại Bali – Indonesia, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao AMM 44, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc hướng dẫn Tuyên bố DOC).
Trợ lý Bộ trưởng Nhà ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Quang Vinh cho rằng "đây là một khởi đầu tốt và có ý nghĩa để chúng ta tiếp tục cùng nhau
đối thoại và hợp tác để thúc đẩy hơn nữa sự ổn định, lòng tin trong khu vực".
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định, bản hướng dẫn là "một bước đi đầu tiên quan trọng" tiến tới một giải pháp ngoại giao cuối cùng [21].
Bản quy tắc hướng dẫn là một văn bản đạt được đúng lúc, góp phần làm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông trong những tháng qua. Bản quy tắc là sự kéo dài của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) trên con đường khó khăn đi đến một thoả thuận mang tính ràng buộc pháp lý – Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) nhưng cũng
có thể là một sự trì hoãn kéo dài tình thế hiện hữu trên Biển Đông. Tất cả tùy thuộc vào sự chủ động, kiên quyết đấu tranh và thiện chí hợp tác của các bên có quyền lợi ở Biển Đông [22].