Việc xác minh các điều kiện kết hôn thông qua thủ tục đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 57 - 87)

Đăng ký kết hôn đƣợc quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014.Việc kết hôn không vi phạm điều kiện về nội dung thì sẽ đƣợc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn cũng đƣợc quy định rõ theo Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chắnh phủ: UBND cấp xã, nơi cƣ trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Nếu các bên nam, nữ, đủ điều kiện kết hôn nhƣng không đăng ký kết hôn thì không bị coi là vi phạm pháp luật, song không đƣợc thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý. Về mặt quản lý nhà nƣớc thì đăng ký kết hôn là biện pháp Nhà nƣớc kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc kết hôn và ngăn chặn các hiện tƣợng vi phạm điều kiện kết hôn, đồng thời bảo hộ hôn nhân hợp pháp. Thông qua thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền công nhận hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp thông qua kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ. Đăng ký kết hôn là hình thức duy nhất làm phát sinh quan hệ vợ chồng, việc kết hôn không đƣợc đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Trên nguyên tắc này, nam nữ chung sống nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không đƣợc pháp luật thừa nhận là vợ, chồng. Chung sống nhƣ vợ chồng có thể chia làm hai dạng cơ bản: chung sống nhƣ vợ chồng không trái pháp luật và chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật. Chung sống nhƣ vợ chồng không trái pháp luật là việc nam nữ chung sống nhƣ vợ chồng không đăng ký kết hôn mặc dù có đủ điều kiện kết hôn, còn chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật là việc nam nữ chung sống nhƣ vợ chồng không đăng ký kết hôn và vi phạm điều kiện kết hôn hoặc vi phạm các hành vi bị cấm chung sống nhƣ vợ chồng theo luật định. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chung sống nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, trong đó chủ yếu là do trình độ dân trắ còn thấp, không đồng đều nên chƣa nhận thức đƣợc các quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý của việc chung sống nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, và do ảnh hƣởng của yếu tố tập quán, tắn ngƣỡng, tôn giáo về kết hôn của cộng đồng.

Đối với dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, việc kết hôn chủ yếu đƣợc thực hiện theo phong tục, tập quán (kết hôn có sự chứng kiến của gia đình, cộng đồng dân cƣ và đƣợc những ngƣời này thừa nhận). Vì vậy, tình trạng chung sống nhƣ vợ chồng không có đăng ký kết hôn còn khá phổ biến ở một số địa phƣơng có đồng bào dân tộc ắt ngƣời, vùng xa. Khảo sát tại 15 xã của tỉnh Yên Bái (thuộc 4 huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải) đƣợc tham gia Dự án can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống cho thấy: trong ba năm (2012, 2013, 2014) cho thấy, trong tổng số 1.550 cặp kết hôn vẫn còn có tới gần 700 trƣờng hợp không đăng ký

kết hôn, có trên 360 trƣờng hợp tảo hôn, kéo theo gần 1.000 trẻ em sinh ra không có đăng ký khai sinh. Huyện Trạm Tấu cả năm 2013 có 62 trƣờng hợp tảo hôn, 90 đám cƣới không đăng ký kết hôn thì quý I năm 2014, số cặp tảo hôn ở địa phƣơng này đã gia tăng đáng lo ngại với 81 trƣờng hợp (nhiều hơn của cả năm 2013) và 88 đám cƣới không đăng ký kết hôn. Trong đó: xã Pá Hu 21 trƣờng hợp tảo hôn, Bản Công 6 trƣờng hợp tảo hôn, 8 đám cƣới không đăng ký kết hôn...[71].

Thông qua thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền xác minh đƣợc các bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn hay không, từ đó có thể ngăn chặn các trƣờng hợp vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan đăng ký có thẩm quyền thƣờng chỉ ngăn chặn đƣợc các hành vi vi phạm thông qua việc không đăng ký kết hôn nếu phát hiện hai bên nam nữ không đủ điều kiện kết hôn, nhƣng lại không thể xử lý triệt để các trƣờng hợp vi phạm đấy. Vắ dụ trƣờng hợp em Lò Văn Triển và Lò Thị Trang (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La) đều 18 tuổi nhƣng đã thắch và yêu nhau ngay từ khi học ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú huyện. Đầu năm 2014, Triển về nói với bố là ông Lò Văn Thuẩn là sẽ bỏ học xin cƣới Trang.Ông Thuẩn đi khắp nơi hỏi han tìm cách đăng ký để làm đám cƣới cho đôi trẻ. Qua xác minh, cán bộ xã Chiềng Bằng không chấp nhận vì đôi bạn trẻ chƣa đủ tuổi kết hôn. Ông Thuẩn buộc phải đáp ứng đòi hỏi của con trai là đón Trang về ở với gia đình mình, bởi không cho ở thì đôi trẻ dọa tự tử. Vì vậy gia đình ông Thuẩn chấp nhận xấu hổ, chƣa cần đăng ký mà cứ để đôi trẻ về ở với nhau[36].

Nhƣ vậy, việc xác minh các điều kiện kết hôn thông qua thủ tục đăng ký kết hôn bị hạn chế đối với trƣờng hợp chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật. Bởi khi đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký mới xác minh đƣợc các điều kiện nhân thân ngƣời kết hôn, còn các trƣờng hợp chung sống nhƣ vợ chồng thì rất khó phát hiện trƣờng hợp nào vi phạm, trƣờng hợp nào không vi phạm. Trong khi trên thực tế, nhiều trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn mặc nhiên chung sống nhƣ vợ

chồng trái pháp luật sau khi thực hiện nghi lễ cƣới hỏi theo tập quán. Việc quản lý đăng ký kết hôn ở các địa phƣơng vùng cao, vùng đồng bào thiểu số đang trở nên khó khăn hơn khi số cặp vợ chồng chung sống trái pháp luật vẫn khá phổ biến, các gia đình thƣờng giấu diếm, không báo cáo chắnh quyền, không coi trọng vấn đề đăng ký kết hôn, khiến việc xác minh vi phạm các trƣờng hợp cấm chung sống nhƣ vợ chồng càng trở nên phức tạp, khó quản lý và xử lý. Thực tế này tồn tại không ắt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm điều kiện kết hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam

Nhƣ đã phân tắch, vi phạm điều kiện kết hôn về cơ bản có hai trƣờng hợp chắnh: Trƣờng hợp thứ nhất là kết hôn trái pháp luật; Trƣờng hợp thứ hai là chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật. Tùy từng trƣờng hợp mà pháp luật có cần đƣa ra đƣờng lối xử lý phù hợp.

Đối với trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật, sau khi có yêu cầu của ngƣời có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014), Tòa án xem xét và xử lý theo pháp luật tố tụng dân sự. Trong trƣờng hợp Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải đƣợc gửi cho quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch, hai bên kết hôn trái pháp luật, cá nhân, tổ chức liên quan. Cần lƣu ý trong trƣờng hợp việc đăng ký kết hôn không theo đúng nghi thức và thẩm quyền thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên cần lƣu ý một trƣờng hợp đặc biệt, đó là hiện tƣợng một chồng hai vợ hoặc một vợ hai chồng của những cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc. Đây không phải là sự cố tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mà là

trƣờng hợp những cán bộ, bộ đội Miền Nam đã có vợ hoặc có chồng ở Miền Nam, tập kết ra Bắc (1954) lại lấy vợ, lấy chồng khác. Hoặc trƣờng hợp các cán bộ Ộnằm vùngỢ tại long địch, vì những nguyên nhân khách quan buộc phải lấy vợ khác để thực hiện hoạt động cách mạng. Sau khi thống nhất đất nƣớc, hòa bình lập lại (30/04/1975), họ trở về đoàn tụ với gia đình, dẫn đến thực tế tồn tại một ngƣời có hai vợ hoặc hai chồng.Những trƣờng hợp này, việc kết hôn của họ không bị coi là kết hôn trái pháp luật. Theo hƣớng dẫn của thông tƣ 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ đã nhận định đây là những trƣờng

hợp đặc biệt, Ộlà hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạpỢ. Vì

vậy, Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn nhƣ sau: ỘKhi giải quyết phải xem xét

một cách thận trọng, thấu tình đạt lýẦmỗi người phải suy nghĩ tìm lấy một giải pháp tốt nhất, ắt tổn thất và hợp tình, hợp lý nhấtẦNếu cả hai người vợ vẫn tha thiết mong muốn gia đình sum họp thì khuyên họ nên bàn bạc, thu xếp sao cho ổn thỏaỢ. Cách giải quyết của Tòa án tối cao có hai trƣờng hợp: loại việc có bản án ly hôn và loại việc không có bản án ly hôn. Có thể thấy, đối với trƣờng hợp này, Nhà nƣớc có chủ trƣơng quan tâm, giải quyết theo tình cảm để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ắch hợp pháp của các bên cũng nhƣ của các con.

Đối với trƣờng hợp chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật, do không đăng ký kết hôn nên khi có yêu cầu Tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Đây là hành vi vi phạm khá phổ biến đối với đồng bào thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đã là hành vi vi phạm pháp luật thì không tránh khỏi sự xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với cả hai trƣờng hợp, tùy vào tình hình thực tế vi phạm mà tiến hành xử phạt vi phạm hành chắnh hoặc xử lý hình sự.

Theo quy định mới nhất của Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chắnh tƣ pháp, HN&GĐ, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quy định cụ thể hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn tại Điều 47, Điều 48, trong đó, Điều 48 sẽ đƣợc sửa đổi bổ sung theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/08/2015 (chắnh thức có hiệu lực ngày 01/10/2015), theo đó quy định cụ thể các mức xử phạt đối với các hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm các trƣờng hợp cấm chung sống nhƣ vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp xử lý về hình sự

Một số hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (từ Điều 146 đến Điều 152) và Thông tƣ liên tịch của Bộ Tƣ pháp Ờ Bộ Công an Ờ Tòa án Nhân dân Tối cao Ờ Viện Kiểm sát Nhân dân

Tối cao số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày

25/09/2001 về việc hƣớng dẫn áp dụng các quy định tại Chƣơng XV ỘCác tội xâm phạm chế độ HN&GĐỢ của Bộ Luật Hình sự năm 1999 (Điều 2 đến Điều 8), cụ thểcác hành vi vi phạm điều kiện kết hôn có thể bị xử lý hình sự bao gồm:Tội cƣỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn; Tội loạn luân.

Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực HN&GĐ nhằm mục đắch chủ yếu giáo dục cá nhân vi phạm nhận thức đƣợc sai phạm, tự nguyện sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời để răn đe, phòng ngừa chung. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm điều kiện kết hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số có một số vấn đề sau:

Thứ nhất là hạn chế trong nhận thức pháp luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng dẫn đến tâm lý xem nhẹ pháp luật của đồng bào thiểu số, khiếnviệc áp dụngpháp luật xử lý các vi phạm về điều kiện kết hôn chƣa đƣợc thực thi triệt để và chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn trên thực tế. Mặc dù pháp luật đã có hƣớng dẫn cụ thể về các hình thức xử phạt đối với các đối tƣợng vi phạm điều kiện kết hôn, tuy nhiên tình hình vi phạm vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc.Đồng bào dân tộc thiểu số có một số hành vi, việc làm vi phạm pháp luật mà họ không hay biết (một phần do thói quen - tập quán).Chắnh vì nhận thức ngƣời dân hạn chế nên việc xem xét xử lý hành chắnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số lại càng khó khăn, bởi phạt cảnh cáo thì không đủ răn đe, còn phạt tiền thì dân nghèo làm sao có tiền nộp phạt? Trƣờng hợp nghiêm trọng có thể xử lý hình sự nhƣng làm sao xử lý hết khi thực trạng vi phạm đó khá phổ biến? Vì vậy, việc áp dụng các quy định của pháp luật nhiều khi thiếu tắnh khả thi.

Vắ dụ: Điển hình của sự vi phạm điều kiện kết hôn ở đồng bào thiểu số Tây Bắc là tình trạng tảo hôn. Thực tế xử lý cho thấy hầu hết các cặp vợ chồng tảo hôn ở Thuận Châu, Sơn La, chắnh quyền xã đều có các hình thức tuyên truyền vận động, phòng ngừa có, cảnh cáo có, song một số gia đình có điều kiện thì chấp nhận nộp phạt hành chắnh từ năm trăm nghìn đồng đến ba triệu đồng, một số gia đình nghèo không có điều kiện thì không thể nộp phạt, hoặc nộp một, hai trăm nghìn cho có lệ, cơ quan chức năng cũng chƣa có biện pháp xử lý[58]. Tình trạng Ộđa thêỢ ở xã Xa Dung A, Xa Dung B (Điện Biên) không phải là chuyện hiếm, vắ dụ trƣờng hợp ông Chà Giá Lử có hai vợ và 10 ngƣời con thì không chỉ ngƣời dân mà chắnh quyền đều biết, tuy nhiên ông Lầu A Xá Ờ cán bộ tƣ pháp xã cho biết: biết rõ trƣờng hợp này là vi phạm pháp luật nhƣng không xử lý đƣợc, ông Lử vẫn sống cùng hai ngƣời vợ, sổ hộ

khẩu của ông Chà Giá Lử vẫn ghi rõ vợ một là bà Mùa Thị Tùng, vợ hai là bà Vừa Thị Khua[59].

Pháp luật cũng quy định rõ những trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn bị xử lý hình sự, nhƣng hầu nhƣ các trƣờng hợp vi phạm ở đồng bào thiểu số đang Ộnằm ngoài vòng pháp luậtỢ, chỉ khi có tố cáo của bên liên quan lên cơ quan có thẩm quyền thì mới xử lý, vắ dụ ngƣời vợ tố cáo chồng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; Gia đình tố cáo tội tảo hôn, tội loạn luânẦthì Tòa án mới có cơ sở xử lý hình sự. Còn trên thực tế, các vụ việc vi phạm điều kiện kết hôn ở đồng bào thiểu số xử lý thiếu kiên quyết. Lấy vắ dụ một trƣờng hợp bi kịch xuất phát từ Ộkiếp chồng chungỢ ở Lai Châu: Anh Châu A Vàng có ba ngƣời vợ: Sùng Thị Mùa, Sùng Thị Vang và Sùng Thị Mai. Chiều tối 28-1-2015, ngƣời dân trong bản Hô So đƣợc tin cháu Châu Đại Dƣơng, 1 tuổi, con trai anh Châu A Vàng và chị Mai bị Ộđột tửỢ khi ngủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 57 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)