Văn hóa, phong tục tập quán, giáo dục, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 32 - 39)

1.3. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở

1.3.4. Văn hóa, phong tục tập quán, giáo dục, pháp luật

Nếu nhƣ pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành và thừa nhận, đƣợc bảo dảm thực hiện,thể hiện ý chắ của giai cấp hay lực lƣợng cầm quyền trong xã hội, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì phong tục tập quán là hệ thống các quy tắc xử sự do những ngƣời sống trong một cộng đồng tự đặt ra đƣợc áp dụng vào đời sống và phục vụ cho nhu cầu tự quản của cộng đồng.Phong tục tập quán ra đời gần nhƣ gắn liền và phát triển với sự ra đời của con ngƣời, chúng đƣợc coi nhƣ Ộluật dân gianỢ hay Ộluật tự nhiênỢ. Phong tục tập quán không có tắnh xác định về hình thức bởi vì nó tồn tại dƣới dạng bất thành văn, đƣợc lƣu truyền bằng miệng, thể hiện ý chắ của một cộng đồng dân cƣ nhất định và chỉ tác động trong một cộng dân cƣ ấy. Pháp luật và phong tục tập quán có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.Về mặt tắch cực,phong tục tập quán tác động đến quá trình hình thành các quy định của pháp luật.Nó đƣợc coi là một nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà nƣớc ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.Ngoài ra,phong tục tập quán còn góp phần hình thành nhân cách của con ngƣời trong đời sống xã hội.Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp đã đƣợc nâng lên trở thành pháp luật phù hợp với ý chắ nguyện vọng của nhà nƣớc và của nhân dân.Chắnh vì thế những quy định đó sẽ rất gần gũi với đối tƣợng mà nó điều chỉnh,các chủ thể sẽ dễ dàng chấp nhận để thực hiện.Tuy nhiên, phong tục tập quán cũng có những tác động tiêu cực.Những phong tục tập quán trái với ý chắ nhà nƣớc, không phù hợp với đạo đứcthì nhà nƣớc cần có những quy phạm pháp luật để hạn chế hay loại bỏ.Vì những phong tục tập quán đấy đã tồn tại lâu đời và ảnh hƣởng nặng nề trong đời sống xã hội nên thƣờng xảy ra tình trạng Ộphép vua thua lệ làngỢ,tạo tâm lý, thói quen sống theo phong tục tập quán, coi thƣờng pháp luật, ảnh hƣởng đến quá trình thực thi pháp luật.Ngoài ra,việc thực hiện áp dụng phong tục tập quán trong xã hội còn mang tắnh nửa vời,không rõ ràng. Đó có thể là những phong tục tập quán hạn

chế và gây ảnh hƣởng đến việc sử dụng pháp luật nhƣ: tảo hôn, cúng ma, mê tắn dị đoan, trọng nam khinh nữ..

Trong bức tranh chung về các tộc ngƣời vùng Tây Bắc, các sắc thái văn hóa khá đa dạng. Có thể thấy rõ điều này trên các khắa cạnh về nhà cửa, trang phục, ẩm thực; các biểu hiện về quan hệ gia đình và cộng đồng; các hình thức tổ chức xã hộiẦMỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo. Tắn ngƣỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng có điểm khác biệt.Tuy vậy, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ngƣời diễn ra khá mạnh mẽ. Có thể thấy rõ điều này thông qua ngôn ngữ; các hoạt động kinh tếẦ Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ của một bộ phận cƣ dân Môn-Khmer đã chịu ảnh hƣởng đậm ngôn ngữ Thái. Điển hình là ngƣời Xinh Mun, La HaẦTuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở khu vực Tây Bắc là rào cản lớn đối với tiến bộ xã hội. Những tục lệ, nghi lễ ấy ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số và có sức ảnh hƣởng, duy trì nhất định qua nhiều thế hệ, các quan hệ HN&GĐ cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, dẫn đến nhiều trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn do ảnh hƣởng của phong tục tập quán.

Vắ dụ, một số đồng bào dân tộc thiểu số của vùng Tây Bắc có phong tục tập quán lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những ngƣời đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ; quan điểm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết hôn trong họ tộc để lƣu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác, hay nhƣ tục lệ bắt vợ của ngƣời Mông. Tục bắt vợ đã từng đƣợc coi là một nét đẹp văn hóa, nhƣng hiện nay, tục bắt vợ đã kéo theo nhiều hệ lụy, mà điển hình nhất là nạn tảo hôn, chung sống cận huyết thống. Không chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu

đống, thêm lao động cho gia đình. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cƣới vợ sớm để lo toan cuộc sống.

Mặt khác, trình độ dân trắ và ý thức pháp luật của ngƣời dân nơi đây còn hạn chế.Ở nhiều nơi, để vận động đƣợc con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trƣờng là điều hết sức khó khăn. Tuy đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về phổ cập giáo dục tiểu học, nhƣng đối với vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất lƣợng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng, miền. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn tái diễn mà nguyên nhân chắnh là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục, nâng cao dân trắ, không khuyến khắch con em họ đến trƣờng mà muốn con cái ở nhà làm việc giúp đỡ gia đình; Mặt khác, rào cản về ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng cản trở khả năng học tập của học sinh dân tộc thiểu số khiến họ không theo kịp học sinh khác trong lớp dẫn đến tình trạng không thắch học và bỏ học. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Báo cáo Quốc gia năm 2013 về mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ: Một số tỉnh có tỉ lệ biết chữ đặc biệt thấp, nhƣ: Lai Châu (69,3%), Điện Biên (73,5%), Sơn La (77,2%). Trình độ dân trắ thấp kém kéo theo nhiều hậu quả nhƣ các tệ nạn xã hội phát triển và một trong số đó là vấn nạn liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn cũng bùng nổ. Ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tại nhiều địa phƣơng còn chƣa sâu sát. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngƣời dân là một trong những vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đặc biệt là công tác tuyên truyền về vấn đề dân số KHHGĐ. Nhƣng công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, đại bộ phận ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng xuyên sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trắ tƣơng đối thấp,

nhiều hủ tục lạc hậu trong việc kết hôn, ly hôn, chăm sóc, giáo dục, nuôi dƣỡng con hoặc bất bình đẳng nam nữ trong quan hệ hôn nhânẦ vẫn tồn tại, ở nhiều nơi dân tộc thiểu số còn có nhiều dân cƣ không biết tiếng Kinh. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chƣa nhận thức hoặc chƣa nắm vững về chế độ HN&GĐ, quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ, điều đó đã cản trở hôn nhân tiến bộ và hiệu lực, tắnh khả thi của Luật HN&GĐ.

Nhiều quy định áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 và mới đây nhất là Luật HN&GĐ năm 2014 đối với các dân tộc thiểu số còn chung chung, thiếu tắnh khả thi và chậm đƣợc hƣớng dẫn thi hành; quản lý, thực thi pháp luật về HN&GĐ còn nhiều bất cập. Tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chƣa kiên quyết trong quản lý đăng ký kết hôn ở vùng miền núi dân tộc; các chế tài xử phạt vi phạm trong hôn nhân chƣa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng vi phạm điều kiện kết hôn trong vùng dân tộc thiểu số. Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ các hủ tục hôn nhân, cƣới hỏi nói riêng ra khỏi đời sống xã hội đạt đƣợc hiệu quả không nhỏ nếu có sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết từ phắa cơ quan địa phƣơng. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn nhƣ tảo hôn, chung sống cận huyết thống vẫn còn tiếp diễn và một phần lỗi không nhỏ thuộc về chắnh quyền địa phƣơng. Thực tế cho thấy, không chỉ những ngƣời dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã, phƣờng cũng tiếp tay, thậm chắ còn diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống ngay trong gia đình của những ngƣời cán bộ này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VI PHẠM ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc nói riêng, hôn nhân có sự ảnh hƣởng không nhỏ của phong tục, tập quán. Song song với những phong tục, tập quán tốt đẹp đƣợc Nhà nƣớc khuyến khắch lƣu giữ, phát huy, còn tồn tại không ắt những phong tục tập quán lạc hậu đi ngƣợc với nguyên tắc hôn nhân gia đình cần đƣợc loại

bỏ.Luật HN&GĐ năm 2000 quy định Ộvận động nhân dân xóa bỏ phong tục,

tập quán lạc hậu về HN&GĐ, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xây dựng quan hệ HN&GĐ tiến bộỢ, việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho Tòa án khi xét xử các vụ án về HN&GĐ mà phải áp dụng phong tục tập quán. So với Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể

hơn về áp dụng tập quán về hôn nhân gia đình: Ộ1. Trong trường hợp pháp

luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng. 2. Chắnh phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều nàyỢ, nội dung quy định tại Điều 7 thể hiện việc tôn trọng những tập quán tốt đẹp, đồng thời cũng làm rõ điều kiện để tập quán đƣợc áp dụng, nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ

HN&GĐ, bảo đảm tắnh nghiêm minh của pháp luật. Nghị định số

126/2014/NĐ-CP quy định rất rõ về nguyên tắc áp dụng tập quán cũng nhƣ đƣa ra Phụ lục danh mục cụ thể các phong tục tập quán tốt đẹp đƣợc khuyến khắch phát huy và các danh mục tập quán lạc hậu bị nghiêm cấm hoặc cần vận động xóa bỏ. Theo đó, Nghị định này đƣa ra những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ gồm: 1- Kết hôn trƣớc tuổi quy định

của Luật HN&GĐ; 2- Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện; 3- Cƣỡng ép kết hôn do xem Ộlá sốỢ và do mê tắn dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo; 4- Cấm kết hôn giữa những ngƣời có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; 5- Nếu nhà trai không có tiền cƣới và đồ sắnh lễ thì sau khi kết hôn, ngƣời con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ; 6- Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái; 7- Không kết hôn giữa ngƣời thuộc dân tộc này với ngƣời thuộc dân tộc khác và giữa những ngƣời khác tôn giáo. Đặc biệt, cấm áp dụng những tập quán lạc hậu gồm: 1- Chế độ hôn nhân đa thê; 2- Kết hôn giữa những ngƣời có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những ngƣời có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời; 3- Tục cƣớp vợ để cƣỡng ép ngƣời phụ nữ làm vợ; 4- Thách cƣới cao mang tắnh chất gả bán (nhƣ đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cƣới); 5- Phong tục Ộnối dâyỢ (Khi ngƣời chồng chết, ngƣời vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của ngƣời chồng quá cố; khi ngƣời vợ chết, ngƣời chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của ngƣời vợ quá cố); 6- Bắt buộc ngƣời phụ nữ góa chồng hoặc ngƣời đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với ngƣời khác thì phải trả lại tiền cƣới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ; 7- Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.

Song song tồn tại cùng với pháp luật của Nhà nƣớc là luật tục.Luật tục là phong tục tập quán của cộng đồng đã hình thành trong nhiều năm, qua nhiều thế hệ, đƣợc nâng lên thành luật.Luật tục có một trắ quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.Ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trƣng riêng của dân tộc mình. Trong cộng đồng các dân tộc, luật tục đƣợc thành viên trong cộng đồng nghiêm chỉnh tuân theo một cách tự giác. Những

ngƣời vi phạm luật tục cũng đồng nghĩa với việc xúc phạm đến thần linh, đến đức tin của cả cộng đồng.Do ảnh hƣởng của luật tục và do đặc điểm về tự nhiên Ờ kinh tế Ờxã hội của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, có thể nhận thấy thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn của phần lớn đồng bào khu vực này là vi phạm về độ tuổi (tảo hôn), vi phạm sự tự nguyện (thƣờng là cƣỡng ép kết hôn nhƣ tục Ộcƣớp vợỢ, cản trở kết hôn), vi phạm các điều luật cấm kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng (chế độ đa thê, tục Ộnối dâyỢ, kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống). Vì vậy, ở Chƣơng này tác giả sẽ đi sâu phân tắch những vấn đề này. Với số liệu cập nhật về tình hình vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số trƣớc khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời thì vẫn xem xét trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000 trong thời gian có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)